Trồng “của lồi”

Với người dân xã Thủy Bằng (Hương Thủy), câu nói từ xa xưa “của lồi ngồi không cũng có ăn” được áp dụng với chính cây nứa (lồ ô).

Cứ đầu mùa mưa hàng năm, họ lại vác cuốc tìm đến những vùng đất khe đồi để nhân rộng “của lồi”, bởi nứa chỉ trồng một lần nhưng thu hoạch mãi mãi.

Trồng “của lồi” - ảnh 1

Ông Cư đào cây giống để trồng

Theo chân người trồng nứa

Từ sáng sớm, ông Phạm Văn Bang, trú tại thôn Võ Xá đã vác rìu, cuốc, rựa đi lùng những bụi nứa cũ. Trong khoảng rộng của những “rừng nứa” ven chân đồi, không khó để người đàn ông này tìm “giống” phù hợp cho hành trình phủ trống diện tích đất còn lại. Ông Bang giải thích: “Chọn nứa để trồng phải chọn loại cây một già và một non (hoặc măng) gắn kết vào nhau qua phần rễ. Cây già làm điểm tựa cho cây non sống, từ đó phát triển thành nhiều cây. Không được chọn hai cây già hoặc hai cây non gắn với nhau bởi ở mảnh đất mới, chúng không thể tương trợ cho nhau để sống”.

Giống nứa ăn cạn trên mặt đất, trong vòng chưa tới 5 phút đã được một cây. Cá biệt có những cây rễ khó thì phải đào sâu, tốn hơn 15 phút mới hoàn thành. Công cụ đào giống cây nứa chỉ cần 3 thứ là rìu, cuốc và rựa. Mỗi loại có một công dụng khác nhau, rìu để tách phần rễ của cây nứa ra khỏi đất, rựa để chặt ngang thân nứa khoảng 1,5 - 2m (chặt thấp trồng dễ chết, chặt cao khó vác) còn cuốc để đào lỗ, sâu khoảng 20-30 phân dưới lòng đất trước khi đặt cây giống vào trồng.

Trồng “của lồi” - ảnh 2

Ông Cư vác cây nứa giống vừa đào được đi trồng

Thực hiện cho chúng tôi thấy công việc trồng nứa, người đàn ông sinh năm 1964 này bắt đầu bỏ cây nứa giống xuống lỗ rồi lấp đất và thọc, nén chặt đất ở phía chân; đồng thời bỏ đất lên miệng của đầu 2 cây nứa. Vừa làm, ông vừa chia sẻ kinh nghiệm: “Nén chặt đất để tránh hiện tượng tạo vũng nước mưa gây thối rễ, trên miệng thân nứa cũng phải lấp đất không để nước đọng vào gây hư. Đơn giản vậy thôi chứ không biết sẽ thành công toi”.

Thủy Bằng là vùng đất nổi tiếng với nhiều loại cây, trong đó có nứa. Loại cây này chỉ thích hợp trồng trong khoảng thời gian từ tháng 9-12 âm lịch hàng năm, khi thời tiết bắt đầu có mưa, đất ẩm. Thời điểm này nứa đã ra măng, vì măng và những cây non chính là nguồn giống để phát triển thành bụi nứa.

Khu vực trồng nứa là các vùng khe, chân đồi, hố. Những vùng này khó trồng các loại cây khác nên được tận dụng hiệu quả để “tăng gia sản xuất”. Trung bình mỗi năm, người dân nơi đây lại tiến hành trồng một lần để phát triển thêm diện tích, bình quân trồng mới khoảng 100 bụi trong vòng 5 ngày.

“Của lồi” ăn mãi không hết

Anh Phan Hữu Khanh, trú tại thôn Tân Ba (xã Thủy Bằng) nhấn mạnh, nếu đem ra tính toán, hiệu quả kinh tế của cây nứa khó sánh được với giống cây thanh trà tại địa phương, nhưng xét trên nhiều góc độ, cây nứa vẫn được người dân lựa chọn. Trên những vùng đất cằn cỗi, nứa không cần đến phân và bàn tay chăm sóc của người trồng vẫn có thể sống tốt. Mỗi đợt trồng, chỉ sau 5 năm, người dân có thể thu hoạch, măng cứ thể phát triển ra cây mãi nên đó trở thành thứ “của lồi ngồi mãi cũng có ăn”.

Anh Khanh chia sẻ, mỗi bụi nứa phát triển tốt có thể cho thu nhập trên cả triệu đồng. Tuy khoảng tiền kiếm được hằng năm từ cây nứa của mỗi hộ dân không quá 10 triệu đồng, nhưng họ không mất công chăm sóc, nguồn tiêu thụ luôn ổn định, thương lái đến mua tận nhà. Đồng thời, đây cũng là nguồn nguyên liệu của nghề làm tăm hương đang phát triển ở một số vùng của Thủy Bằng với thu nhập khá. “Cây nứa ở đây nhiều công dụng lắm. Không chỉ để người dân chẻ tăm hương mà họ còn mua về làm vành nón, vè trồng hoa,… Mỗi cây được bán với giá khoảng 10.000-15.000 đồng và thị trường rất ít khi biến động”, anh Khanh nói rõ.

Ngẫm lại lợi ích cây nứa, ông Phạm Cư, Trưởng thôn Võ Xá khẳng định, với những người nông dân của Thủy Bằng, khi công việc bên ngoài cực khổ và khó tìm, trồng nứa và kiếm thu nhập từ cây nứa được xem là một hướng đi khá hiệu quả. Do vậy, dù không là cây trồng truyền thống, nhưng các hộ dân ở Thủy Bằng vẫn nhân giống phát triển diện tích nứa mỗi năm. Ông Cư cho biết, Võ Xá và Vỹ Dạ là hai thôn có số lượng người trồng nứa nhiều nhất của Thủy Bằng. Riêng tại thôn Võ Xá có 47 hộ với 171 nhân khẩu thì 100% người dân nơi đây đều trồng nứa và có nguồn thu nhập từ nứa. Diện tích trồng nứa toàn thôn khoảng 10ha. “Người trồng ít thì vài chục bụi, người nhiều lên đến hàng trăm bụi.

Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc/Báo Thừa Thiên Huế

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.