TP.HCM cấm cửa lò giết mổ thủ công, nhà máy xịn 300 tỷ vẫn lo ‘ế’

TP.HCM có chủ trương cấm cửa cơ sở giết mổ thủ công trên địa bàn từ hôm nay 31/3, nhưng đây lại là cơ hội cho thịt heo giết mổ từ các tỉnh lân cận đưa về tiêu thụ, khiến nhà máy đầu tư 300 tỷ đồng, công suất giết mổ 3.000 con heo/ngày lo "ế".

Theo quyết định của UBND TP.HCM, ngày 31/3 là thời hạn cuối cùng các cơ sở giết mổ thủ công trên địa bàn phải di dời về các nhà máy công nghiệp, giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến thực phẩm tập trung. Tuy nhiên, đang xuất hiện tình trạng chủ cơ sở giết mổ thủ công mang heo sang Long An, Bình Dương (các địa phương giáp ranh TP.HCM),... để giết mổ, sau đó đưa sản phẩm thịt ngược về TP.HCM tiêu thụ. 

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Lê Văn Thành, đại diện Nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm An Hạ (huyện Củ Chi) dẫn chứng, các nhà máy giết mổ công nghiệp hiện đại sẽ gặp khó nếu TP.HCM không ngăn chặn triệt để nguồn heo giết mổ thủ công từ các địa phương đổ về.

“Có khoảng 1.500-2.000 con heo/ngày được giết mổ thủ công từ các tỉnh, sau đó đưa về thành phố tiêu thụ”, ông Thành ước tính.

Điều này đưa tới nghịch lý, trong khi TP.HCM ra lệnh đóng cửa tất cả các cơ sở giết mổ thủ công trên địa bàn thì sản phẩm thịt được giết mổ từ các lò thủ công tại các tỉnh lân cận lại được vận chuyến ngược về thành phố để cung cấp cho người dân. 

Nhà máy giết mổ công nghiệp sẽ khó cạnh tranh được với các điểm giết mổ thủ công. (Ảnh minh họa: Tâm An)

Với mức đầu tư 300 tỷ đồng, công suất thiết kế giết mổ 3.000 con heo/ngày nhưng Nhà máy An Hạ hiện mới đạt 1/5 công suất thiết kế, lý do cũng bắt nguồn từ thực trạng trên. Sở dĩ, thương lái không muốn vào cơ sở giết mổ công nghiệp một phần do họ quen với giết mổ gia súc, gia cầm thủ công. Ngoài ra, chi phí giết mổ công nghiệp đang ở mức 100.000-120.000 đồng/con, đắt gấp đôi chi phí thủ công. Đây cũng là một phần khó khăn cho thương lái.

Trả lời câu hỏi của PV. VietNamNet trước việc thịt heo được giết mổ ở các tỉnh rồi đưa về TP.HCM tiêu thụ, ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.HCM, thừa nhận có tình trạng trên.

Ông Hiệp cho hay, TP.HCM đang tiêu thụ từ 10.000-11.000 con heo/ngày, trong đó, lượng heo giết mổ tại thành phố đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng; khoảng 2.000 con được giết mổ thủ công từ các tỉnh đưa về; số còn lại là heo đông lạnh nhập khẩu. Nhưng lượng heo giết mổ tại các tỉnh vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm và được kiểm soát chất lượng tại các chợ đầu mối.

Thời gian đầu khi ngưng hoạt động cơ sở giết mổ thủ công, chuyển sang các nhà máy giết mổ công nghiệp sẽ không tránh khỏi những bất cập trong sản xuất, kinh doanh. Một số thương lái chưa đưa heo vào giết mổ tại các nhà máy công nghiệp do còn nghi ngại như chi phí cao, quầy thịt không đẹp, không được giám sát trực tiếp các công đoạn giết mổ...

Tuy nhiên, ông Hiệp cho rằng, nguồn thịt heo được giết mổ tại thành phố vẫn có nhiều lợi thế, đặc biệt là gần nơi tiêu thụ, khả năng đưa sản phẩm vào chợ đầu mối, các cửa hàng chuyên doanh, siêu thị... thuận tiện hơn, chưa kể sau này còn tính đến xuất khẩu.

Trần Chung

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.