Tôi phải nói sao với đứa con đẻ thuê của mình?

Tôi chỉ có một mình nó. Lẽ ra, nó cũng có đứa em gái nhưng năm lên 3, bị bệnh sởi không qua khỏi. Từ đó, do quá nghèo mà tôi không dám đẻ thêm.
Chồng tôi làm nghề thợ mộc, luôn đi làm ở xa nhưng không kiếm đủ ăn.

 Ngày trước, tôi làm nghề đi cấy mướn. Hai vợ chồng cố gắng lắm mới nuôi được thằng con trai sống qua ngày. Từ khi già yếu, hai vợ chồng tôi chỉ ở nhà chăm nuôi đàn lợn gà và làm vườn. Lượm trứng, hái hoa qủa đem bán cũng chỉ thêm thắt. Nguồn trông cậy chủ yếu vào khoản tiền thằng Tiến kiếm được. Nó lái xe chở hàng cho một công ty trên tỉnh. Thương bố mẹ mà năm nay đã trên 30 tuổi nhưng vẫn chưa dám lấy vợ vì nghĩ không đủ tiền nuôi thêm vợ con. Nhưng tôi đã nói với nó là nếu thương bố mẹ thì phải lấy vợ, rồi trời sinh voi ắt sinh cỏ. Bố mẹ đã già, như ngọn đèn leo lắt, không biết sống chết lúc nào. Nếu bố mẹ có “đi” mà con có gia đình thì mới nhắm được mắt. Nó chỉ cười và hứa sẽ nghe lời.

Tôi phải nói sao với đứa con đẻ thuê của mình? - ảnh 1

Ảnh minh họa: Internet


Nhưng bây giờ thì mọi thứ đã tan thành mây khói, bởi một tai hoạ vừa ập đến gia đình tôi: Trong một lần lái xe trên đường, hai đứa trẻ con đuổi nhau ở trong ngõ đã đột ngột chạy ra đường. Một đứa lao ngay vào xe thằng Tiến. Mặc dù lúc ấy nó chạy chậm nhưng vì đứa trẻ lao ra quá nhanh, vẫn không kịp phanh nên đã bị thương nặng.Vội đưa đến bệnh viện nhưng không kịp, nó đã tắt thở trên đường. Nguy cơ phải ngồi tù đã rõ. Dẫu không cố ý gây chết người nhưng người ta sẽ khép nó vào tội không quan sát kỹ, vô trách nhiệm. Sau vài năm tù, nó sẽ bị tước bằng lái xe, trở nên thất nghiệp. Tương lai của nó quá mờ mịt, trong khi hai vợ chồng tôi không biết trông cậy vào đâu để sinh sống hàng ngày. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều chính khiến tôi mất ăn mất ngủ mặc dù từng giây phút thương nó đang trong trại tạm giam, chờ ngày xét xử. Lý do khiến tôi đau đớn là lẽ khác. Điều này tôi đã nguyện với người ta là không bao giờ hé lộ với bất cứ ai, chỉ có tôi và họ biết. Và sẽ mãi mãi như thế. Khi tôi cầm tiền của người ta, lời hứa ấy đã được người ta tin. Suốt hơn 30 năm qua, tôi đã giữ được trọn vẹn.

 ...Ngày ấy, khi thằng Tiến vừa cai sữa, chồng tôi bỗng đổ bệnh. Con nhỏ, chồng ốm, nhà quá nghèo không biết trông cậy vào đâu, tôi đành gửi con cho mẹ đẻ để đi cấy thuê. Tôi là người có bàn tay cấy hái vào loại giỏi nhất làng, lại hiền lành tử tế nên lời đồn đại được lan rộng sang nhiều làng bên. Rất nhiều người mướn tôi cấy. Tuy công sá không cao nhưng nếu chịu khó cũng nuôi được chồng, con. Một lần đi cấy thuê ở xã bên cách nhà 10 cây số, tôi được người chủ đối xử tử tế và ngỏ ý muốn lấy tôi làm vợ. Ông ta lấy vợ cách đây đã mấy năm, nhưng bị băng huyết nên đã chết, chưa kịp sinh cho ông đứa con nào.

Từ đó đến nay ông ở một mình, muốn lấy vợ nhưng chưa gặp được ai ưng ý. Nay ông nói rất muốn tôi làm vợ ông. Nếu điều này xảy ra thì cuộc sống sẽ rất thuận lợi: Ông có nhà cao cửa rộng, ruộng vườn đầy đủ. Nhưng tôi đã không thể vì đang có chồng, con. Không đươc, ông đành bàn “phương án 2”: thuê tôi đẻ con cho ông. Mức giá tiền công đẻ được ấn định cụ thể tuỳ theo đứa trẻ khi sinh là trai hay gái. Tôi thấy ông ta đưa ra một con số quá lớn, cả đời nằm mơ cũng không thể có. Với số tiền đó, tôi có thể nuôi con trong nhiều năm và chữa bệnh cho chồng. Sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi đã đồng ý. Chỉ còn cách suy tính thế nào để chồng tôi không thể biết việc này vì nếu biết, không bao giờ đồng ý dẫu có là bao nhiêu tiền chăng nữa. Trước khi thực hiện việc đẻ thuê, tôi về nhà dặn chồng là có nơi ở xa thuê làm đồng cả năm mới về, tiền công rất hậu hĩnh, khi về sẽ xây được nhà thay cho mái nhà tranh dột nát hiện tại. Đứa con lên 2 tuổi, tôi cũng nhờ bố mẹ nuôi hộ. Hàng tháng sẽ tìm cách gửi tiền về đều đặn. Vì quá nghèo mà cả chồng lẫn bố mẹ tôi đều đồng ý.

Rồi việc đẻ thuê có kết quả. Bàn giao lại đứa con trai cho ông chủ, tôi cầm một khoản tiền lớn đúng như thoả thuận ban đầu để về mà tuôn trào nước mắt. Tôi quặn đau khi nghĩ đứa con mình dứt ruột đẻ ra sẽ mãi mãi là con thiên hạ, không bao giờ mình được gặp lại. Phải cam kết với ông chủ như thế mới nhận được khoản tiền lớn như vậy. Việc thoả thuận này được ông chủ viết ra giấy, và tôi phải ký. Ông ta nói sẽ thuê người nuôi nó bằng sữa ngoài. Nhưng tôi đã đề nghị ở nấn ná lại ít ngày để cho nó bú. Ông ta chỉ cần con mà không có bất cứ biểu hiện “tình cảm” gì với tôi ngoài mấy đêm ăn nằm để thụ thai. Đến ngày tôi rời khỏi nhà ông, mắt sưng vù vì khóc do thương đứa con phải để lại. Về nhà, tôi phải cố vui để che giấu sự thật. Do kiếm được khoản tiền quá lớn mà cả chồng và bố mẹ tôi chẳng để ý gì. Gặp lại đứa con, tôi đã khóc. Thời gian xa nhà gần một năm, tôi vẫn thường xuyên biên thư về cho chồng. Do có tiền gửi về mà chồng tôi đã chữa được gần khỏi bệnh. Chúng tôi bắt tay vào làm lại nhà. Cuộc sống từ ngày đó được cải thiện hơn. Tất nhiên với riêng tôi còn có nỗi buồn vô hạn mà không ai có thể chia sẻ. Nhưng tôi phải chấp nhận vì đã dấn thân.

Do đã ký vào giấy cam kết nên tuy chỉ cách nhà hơn 10 cây số mà tôi không thể gặp lại đứa con. Không hiểu ông chủ đặt tên nó là gì. Rất nhiều lần, tôi nảy ý nghĩ sẽ lén trở lại nơi ông ta ở, đứng từ xa nhìn vào nhà xem nó thế nào. Đã mấy năm, chắc chắn giờ đây nó đã lon ton đi lại ngoài sân ngoài ngõ, thế nào tôi cũng sẽ nhìn được. Nhưng rồi lại không dám thực hiện ý định vì sợ ông ta biết sẽ rầy rà. Có lần, tôi đã đi được nửa đường rồi lại quay về. Phần vì sợ ông ta biết, phần sợ khi nhìn thấy con thì không hiểu sẽ ra sao. Tôi sợ không làm chủ được bản thân, sẽ không thể kiểm soát được mình.

Rồi thì năm tháng cũng trôi đi. Nỗi đau của tôi giờ chỉ như một cái gì đó đã vùi sâu tận dưới đáy lòng, bao năm nay không bao giờ lục tìm đến. Đối phó với cuộc sống hàng ngày, nuôi con ăn học, chồng tôi khỏi bệnh này lại phát sinh bệnh khác đã khiến tôi buộc phải quên quá khứ để tập trung cho chồng con. Tuy nhiên, tôi vẫn biết được ở nơi cách mình 10 cây số, đứa con tôi đẻ thuê đã trưởng thành. Và thật may mắn, do được ăn học đầy đủ mà nó kiếm được một công việc tốt ở huyện. Sau khi nó lấy vợ, sinh được 2 con thì cha nó qua đời.Thế là tôi có cháu nội. Nhưng không bao giờ được nhận chúng...

Nhiều người mách nước cho tôi là hãy gặp người cha đứa trẻ bị xe thằng Tiến cán chết để thương lượng: Đằng nào thì nó cũng đã chết. Hãy biếu anh ta một khoản tiền để họ bãi nại, đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho con tôi. Dùng hết nghị lực và dũng khí, tôi mới có thể gặp anh ta. Khi tôi đề xuất nguyện vọng, anh ta gạt phăng:
-Ai cũng vậy thì làm sao ngăn chặn được tình trạng đi ẩu, vô trách nhiệm?
Tôi năn nỉ gần như van xin, nhưng anh ta vẫn một mực từ chối:
-Bà nói vậy hóa ra là tôi tham tiền. Không! Tiền thì cần thật nhưng còn vong linh con tôi nữa chứ. Làm cha sao tôi có thể nỡ nhận tiền của bà để nó oán tôi. Hãy cứ để pháp luật phán xét. Mong bà thông cảm, tôi không thể chiều ý bà được.
Tôi thất vọng và sụp đổ hoàn toàn. Lúc ấy, tôi chỉ muốn quỳ trước mặt anh ta mà kêu thật to:
-Con ơi! Sao con nỡ đẩy anh con vào tù? Mẹ cũng đau xót lắm chứ, vì đứa trẻ chết chính là cháu nội của mẹ. Đằng nào thì nó cũng không còn nữa. Mà anh con hiền lành, lại lái xe rất cẩn thận, chạy chậm. Cháu mẹ từ trong ngõ đột ngột chạy ra rất nhanh, làm sao có thể xử lý kịp. Con hãy thương anh con, thương mẹ mà có đơn với toà án...

Nhưng tôi không thể làm vậy. Người đàn ông trẻ tuổi có đứa con vừa chết cũng chính là con tôi dứt ruột đẻ ra theo hợp đồng đẻ thuê mấy chục năm trước. Theo cam kết, tôi phải giữ bí mật đến cùng. Hơn 30 năm qua, tôi đã giữ được. Nay tôi không thể vi phạm lời hứa. Nhưng thật trớ trêu, nó đã không chấp nhận lời đề nghị của tôi, bởi trong mắt nó, tôi là một người xa lạ. Làm sao nó có thể khoan nhượng! Tâm trạng tôi rối bời: Vừa có phần tự hào vì nó không tham tiền mà chỉ thương tiếc đứa con, vừa thương thằng Tiến sẽ không thoát khỏi tù tội. Tôi nảy ý nghĩ hay là đến phút hiểm nghèo này cứ nói hết sự thật - điều bí mật đã giấu kín mấy chục năm nay? Chắc chắn đứa con đẻ thuê của tôi sẽ không thể nhẫn tâm để mẹ và anh mình chịu đau khổ. Theo các anh chị, tôi có nên làm như thế? Và nếu nói ra liệu nó có tin?

Lê Thị Vượng (Gia Viễn, Ninh Bình)

***

Đến nước ấy thì bà nên nói rõ tất cả sự thật cho anh ta biết, nhưng đề nghị anh ta không tiết lộ cho người khác. Làm vậy vì còn chồng con bà và rất nhiều người trong họ hàng. Họ không dễ hiểu vấn đề đúng sự thật. Tuy bà có bằng chứng là tờ giấy cam kết viết tay của bà với bố anh ta, nhưng khả năng anh ta không tin điều bà nói cũng có thể xảy ra. Khi ấy thì đành bất lực, chứ biết làm sao? Nhưng lương tâm bà sẽ thanh thản. Song, sự thật luôn là sự thật. Rồi sẽ đến lúc anh ta rõ tất cả. Khi ấy chắc chắn anh ta sẽ hối hận vì đã không tin mẹ, để mẹ và anh trai mình phải khổ. Chúc bà thành công trong việc thuyết phục anh ta.

Ngàn Thương

Theo Giadinhvn

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !