Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.
LỜI TÒA SOẠN:
Sống ở bất cứ môi trường nào, chúng ta cũng có những người hàng xóm và có những câu chuyện bi hài khó nói. Báo VietNamNet mở diễn đàn Chuyện hàng xóm. Mời quý độc giả chia sẻ những câu chuyện của mình qua địa chỉ mail: Bandoisong@vietnamnet.vn.
Tháng 5/2019, vợ chồng tôi chuyển đến sống ở chung cư sau gần 2 năm thuê trọ. Được sống trong căn nhà của mình, tôi hạnh phúc lắm, trong đầu vẽ ra viễn cảnh gia đình đầm ấm, vợ chồng, con cái quây quần bên nhau.
Đâu ai hay, đó là lúc bắt đầu chuỗi ngày mệt mỏi của tôi, vì phải sống cùng mẹ chồng khó tính và chị hàng xóm lắm điều.
Chuyển về nhà mới được 2 tháng, tôi sinh con đầu lòng. Chồng tôi đón mẹ từ quê ra chăm em bé. Sự khác biệt về lối sống, cách chăm con, chăm cháu khiến tôi và mẹ chồng mâu thuẫn liên miên, tình cảm ngày càng xa cách.
Chưa kể, mẹ chồng tôi còn rất hay nghe lời chị hàng xóm nhà đối diện.
Chị ấy hơn tôi 10 tuổi, có chồng mở công ty riêng. Điều kiện gia đình khá giả nên chị không đi làm, chỉ ở nhà nội trợ và đưa rước con đi học.
Tính chị cởi mở, thích giao lưu. Từ khi nhà tôi chuyển về, chị thường sang chơi. Thực ra, có hàng xóm thân thiện cũng tốt, nhưng điều khiến tôi ngán ngẩm là chị rất thích xen vào chuyện nhà tôi.
Thấy tôi bảo chồng đi rửa bát, chị cất giọng: “Ôi, H. biết cách dạy chồng đấy. Anh nhà chị sướng lắm, ăn cơm xong là gác chân lên ghế xem điện thoại, một mình chị dọn rửa”. Mẹ chồng tôi thấy vậy thì tranh rửa bát giúp con trai, tiện thể mỉa móc: “Đàn bà thời nay sướng cô nhỉ? Ăn cơm xong sai chồng đi rửa bát”.
Tôi hiểu ý đành đứng dậy dọn dẹp.
Lần khác, chị hàng xóm sang chơi đúng lúc tôi cho con ăn. Nghe bà phàn nàn tôi không nêm gia vị vào cháo của con, chị lại nói: “Chúng nó bây giờ nuôi con khoa học kiểu gì ấy bà nhỉ? Cháo nhạt thếch, mình còn chả ăn được nữa là trẻ con”.
Mẹ chồng tôi được thể, gay gắt chỉ trích tôi. Hai người “kẻ tung người hứng” biến chuyện nuôi con khoa học trở thành chuyện nhảm nhí nhất trên đời. Tôi hết cách, đành phải đưa con vào phòng, khóa cửa lại.
Một lần, vợ chồng tôi bàn chuyện cho con đi học. Lúc đó, con tôi tròn 18 tháng tuổi, tôi muốn cho con đi học sớm để rèn con vào nếp, hơn nữa, con cũng có môi trường phát triển. Mẹ chồng tôi vì chuyện này mà hậm hực suốt cả tuần, bởi bà tiếc tiền và thương cháu đi học sớm dễ ốm đau.
Hiểu tâm lý của mẹ chồng, tôi cố gắng phân tích cho bà cái lợi của việc cho con đi học sớm. Giữa lúc đó, chị hàng xóm sang chơi. Chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, chị đã phán: “Em cứ vẽ chuyện. Có bà trông con cho chả sướng quá, vừa yên tâm đi làm, vừa đỡ tốn tiền. Chị như em, con 3 tuổi mới cho đi nhà trẻ”.
Mẹ chồng tôi bù lu bù loa: “Thôi, anh chị không cần tôi trông cháu nữa thì tôi về quê. Nhưng tôi nói trước, cháu tôi đi học mà ốm thì anh chị không yên với tôi đâu”.
Riêng chuyện con đi học, tôi quyết đấu tranh đến cùng nhưng chồng tôi lại lung lay. Anh ấy sợ bà giận dỗi đòi bỏ về quê thì hai vợ chồng mang tiếng. Cuối cùng, tôi vẫn phải nhượng bộ, đợi con tròn 2 tuổi mới cho đi học.
Đỉnh điểm mâu thuẫn là khi tôi muốn thuê giúp việc theo giờ, để dọn dẹp nhà cửa.
Tôi mới đổi chỗ làm, công việc bận rộn, thường xuyên phải về nhà muộn. Buổi tối tôi lại phải kèm con học, nên không có thời gian dọn dẹp nhà cửa. Mẹ chồng tôi ở nhà chỉ hỗ trợ chuyện cơm nước, nhất quyết không lau dọn. Bà mặc định đó là việc của con dâu.
Tôi bàn với chồng, mỗi tuần 5 ngày thuê giúp việc 2 tiếng đồng hồ đến dọn dẹp, còn cuối tuần tôi sẽ tự làm. Chồng tôi đồng ý. Một tháng trôi qua thuận lợi, mẹ chồng tôi không ý kiến gì việc này. Bỗng một hôm đi làm về, vợ chồng tôi thấy bà xếp quần áo vào vali, đòi bỏ về quê.
Tôi hỏi nguyên do, bà nói: “Anh chị không cần tôi trông nhà nữa thì tôi về quê. Dù sao giờ anh chị cũng có tiền thuê giúp việc rồi”.
Tôi cố gắng giải thích, nhưng mẹ chồng không chịu nghe. Bà nhất mực đòi tôi lựa chọn hoặc đuổi người giúp việc hoặc bà sẽ về quê. Tôi không kiềm chế được mà cãi: “Mẹ không muốn giúp con làm việc nhà, cũng không chịu cho con thuê người giúp việc. Giờ mẹ muốn thế nào?”.
Chồng thấy vậy thì chỉ mặt tôi quát: “Em cho giúp việc nghỉ ngay lập tức. Ngày mai bà ấy còn đến đây dọn nhà, anh sẽ đuổi”.
Tôi ấm ức vô cùng nhưng không thể làm gì khác. Suốt một tuần sau, tôi không nói chuyện với chồng và mẹ chồng, chỉ giao tiếp với con.
Sau này, thông qua chị giúp việc, tôi mới biết mẹ chồng cư xử như vậy cũng lại là do chị hàng xóm “bơm đểu”.
Theo lời người giúp việc, chị hàng xóm sang nhà, nói với mẹ chồng tôi: “Con dâu bà sướng nhỉ, cơm có mẹ chồng nấu, nhà có giúp việc lau, đi làm về chỉ việc ăn với ngủ. Chả như cháu tối ngày cơm nước nhà cửa nhưng đổi lại, tiết kiệm được một khoản để chồng đỡ vất vả”.
Mẹ chồng tôi thương con trai phải trả tiền thuê giúp việc, còn con dâu thì an nhàn nên tức tối. Vẫn chiêu bài cũ, bà đòi về quê để gây áp lực lên vợ chồng tôi.
Từ sau chuyện ấy, tôi càng ác cảm với chị hàng xóm nhiều chuyện. Về đến nhà, tôi đóng chặt cửa để chị ta khỏi sang chơi. Nếu vô tình chạm mặt nhau ở hành lang, tôi không buồn chào hỏi. Thế nhưng, tôi vẫn không ngăn cản được việc chị ấy sang nhà buôn chuyện với mẹ chồng lúc tôi đi vắng.
Tôi chưa biết làm sao để thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt này.
Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.
Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.
Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.
Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".
Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.
Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.