“Tôi đã từng đeo khẩu trang, đọc hồ sơ án oan nặng 70 kg”

Vụ án Nguyễn Thanh Chấn có dấu hiệu bị oan ở Bắc Giang đang gây chấn động dư luận. ĐBQH Nguyễn Đình Quyền - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chia sẻ với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội chiều 6/11: “Trước đây tôi đã từng đọc một bộ hồ sơ tài liệu nặng tới 70 cân. Tài liệu lâu quá mà chúng tôi còn phải đeo khẩu trang để đọc”.
Hoạt động nhiều năm trong ngành tư pháp, ông có thể chia sẻ về những vụ việc đáng nhớ nhất?

Trước đây tôi đã từng đọc một bộ hồ sơ tài liệu nặng tới 70 cân. Tài liệu lâu quá mà chúng tôi còn phải đeo khẩu trang để đọc. Vụ án Huỳnh Văn Nam, ở Đồng Nai phạm tội cướp của giết người, bỉ tử hình.

“Tôi đã từng đeo khẩu trang, đọc hồ sơ án oan nặng 70 kg” - ảnh 1
ĐBQH Nguyễn Đình Quyền trao đổi với báo chí chiều 6/11. Ảnh Nguyễn Dũng

Ông này không kêu oan. Nhưng khi UB giám sát vào làm việc, thấy có rất nhiều dấu hiệu cho thấy ông ấy bị oan. Đến khi gần có kết luận cuối cùng rồi thì ông ấy đã bị chết vì ung thư. Đây cũng là một cái mà bản thân ngành tư pháp cần rút kinh nghiệm rất lớn.

Ngành tư pháp cũng thừa nhận có một tỷ lệ oan nhất định. Ông nghĩ sao về việc này?

Cũng không thể tuyệt đối hóa được. Vấn đề bây giờ là tố tụng công khai, minh bạch, và cần được đảm bảo trên thực tế, nhất là vào giai đoạn điều tra, truy tố, tạm giữ đối tượng.

Ví như vụ án vườn mít, nói đi nói lại nhiều lần và nó rất phức tạp. Rõ ràng có rất nhiều cơ quan có liên quan. Cơ quan điều tra, hay Viện kiểm sát – anh phải xem tất cả các giai đoạn của tố tụng xem có vi phạm gì không. Đó là nỗi của tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, nhất là xét xử.

Lâu nay người ta cứ nói án tại hồ sơ. Không phải. Án tại hồ sơ là anh phải đối chiếu với những tài liệu có trong hồ sơ và những cái thẩm vấn tại phiên tòa. Ít nhất anh phải thông qua hoạt động thẩm vấn, đối chiếu những tình tiết khi phỏng vấn có ăn khớp với tình tiết ở hồ sơ hay không. Điều đó hết sức quan trọng. Người ta nói đó là niềm tin nội tâm của thẩm phán, nó liên quan đến việc xem xét đánh giá chứng cư.

Từ năm 2005 đến nay chúng ta đang thực hiện cải cách tư pháp. Vậy từ đó đến nay tỷ lệ oan sai có giảm xuống không, thưa ông?

Ngày càng giảm. Án oan hình sự phải sửa ít nhất. Nếu các vụ án hình sự ngày xưa tỷ lệ oan sai không phải nhỏ. Những năm gần đây án sai phải sửa có nhưng án oan thì rất ít. Việc cân đối giữa tránh lọt, tránh oan cơ bản tốt. Đặc biệt từ khi ban hành Nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại cho hoạt động tố tụng càng giảm.

Nhưng từ đó lại xuất hiện chiều hướng các cơ quan tố tụng quá thận trọng. Điều đó rất tốt vì nó liên quan đến quyền cơ bản của công dân. Nhưng quá thận trọng lại dễ xảy ra bỏ lọt tội phạm.

Nhiều người phản ánh tình trạng bị bức cung, nhục hình. Đối với vụ 10 năm tù oan vừa rồi, người bị kết án cũng nói có chuyện đó. Nhưng đó chỉ là thông tin một chiều, tìm ra bằng chứng rất khó. Ở nước ngoài phòng hỏi cung có nắp đặt camera giám sát. Ở Việt Nam có nghĩ đến việc này không?

Không có. Bởi vì trong quá trình tố tụng hình sự ở Việt Nam, luật sư được tham gia ngay từ giai đoạn bị tạm giữ chứ chưa nói tạm giam. Trong quá trình hỏi cung luật sư cũng đều được tham gia.

Vấn đề ở đây là vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng hình sự cần phải được nâng cao. Một điều nữa là về phía cơ quan công quyền, cơ quan điều tra phải tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền của mình trong việc bảo vệ thân chủ.

Từ vụ án có dấu hiệu oan ở Bắc Giang (ông Nguyễn Thanh Chấn bị xử án chung thân, đã ngồi tù 10 năm) nhiều người nhận định rằng, nó đang kéo lùi kết quả cải cách tư pháp. Ý kiến của ông thế nào về vấn đề này?

Nói như Bộ trưởng Bộ Công an thì xảy ra oan sai là điều rất đáng tiếc. Nhưng cuộc cải cách tư pháp phải nhìn trên tổng thể. Không thể lấy cái cá thể mà đánh giá trong cả quá trình cải cách tư pháp. Vì tiến trình cải cách tư pháp ngày hôm nay ai cũng thấy dân chủ hơn, công khai hơn, minh bạch hơn, chặt chẽ hơn, đảm bảo quyền con người hơn…

Còn ở đâu đó có những vụ việc nào đó vi phạm thì thuộc về những cá nhân trong quá trình đánh giá chứng cứ và trách nhiệm chưa được tăng cường đúng mức. Không thể lấy cái cá biệt để đánh giá cả quá trình cải cách tư pháp có vấn đề được.

Theo ông bài học kinh nghiệm lớn nhất sau vụ án có dấu hiệu oan 10 năm tù này là gì?

Đó là những thiết chế cần kiểm soát. Điều tra viên, thiết chế đầu tiên là ông thủ trưởng cơ quan điều tra phải thường xuyên xem xét, đánh giá các hoạt động của điều tra viên.

Bên cạnh đó có thiết chế viện kiểm sát thường xuyên kiểm soát các hoạt động tư pháp của điều tra viên và của thủ trưởng cơ quan điều tra. Quá trình thực hành công tố lại có sự kiểm soát lại.

Tức là tất cả những thiết chế kiểm soát lẫn nhau phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Nếu bị buông lỏng sẽ dễ dẫn đến những sơ xuất đáng tiếc.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Dũng

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !