Tìm thấy hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời
Một nhóm các nhà thiên văn đã sử dụng dữ liệu từ hai kính thiên văn không gian và phát hiện ra hành tinh lùn có tên gọi là 2007 OR10 có kích thước lớn hơn nhiều so với hình dung trước đây. Họ nhận định rằng đây là hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời sau hành tinh Pluto (sao Diêm Vương) và Eris.
Trước đây, các nhà thiên văn đã từng sử dụng dữ liệu hồng ngoại từ kính thiên văn không gian Herschel để quan sát hành tinh 2007 OR10. Họ ước tính hành tinh lùn này có đường kính khoảng 1.280km. Tuy nhiên,việc ước tính này đã được thực hiện mà không có dữ liệu về thời gian quay của 2007 OR10, một yếu tố quan trọng để các nhà thiên văn có thể suy đoán về kích thước của vật thể.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đường kính của 2007 OR10 là 1.535km. Với kích thước này, 2007 OR10 sẽ là hành tinh lùn lớn thứ 3 trong hệ Mặt trời. |
Nếu thiếu dữ liệu về thời gian quay của vật thể, ánh sáng được khám phá ra bởi một kính thiên văn có thể dẫn đến các ước tính không chính xác của một hành tinh, điển hình như trường hợp của 2007 OR10.
Các nghiên cứu mới đây cùng dựa trên dữ liệu hồng ngoại từ kính thiên văn Herschel và dữ liệu ánh sáng được thu bởi tàu vũ trụ Kepler – đã được giao nhiệm vụ quan sát 2007 OR10 trong thời gian khoảng 19 ngày vào cuối năm 2014. Sự kết hợp của các bộ dữ liệu cho phép các nhà thiên văn nhận biết một số đặc điểm của hành tinh xa xôi này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng đường kính của 2007 OR10 là 1.535km, dài hơn 200km so với hình dung trước đây. Nhóm nghiên cứu tin rằng hành tinh lùn 2007 OR10 có màu đỏ sẫm vì bề mặt của nó được phủ bởi băng cháy (methane ices), carbon monoxide và nitrogen.
Hiện tại các nhà thiên văn đã có thêm một vài thông tin về hành tinh 2007 OR10 và đã đến lúc họ cần đặt cho hành tinh này một tên gọi dễ nhớ hơn.
Các hành tinh lùn lớn nhất của hệ Mặt trời hiện tại là sao Diêm Vương (đường kính đạt 2.374km) và sao Eris (2.326km). Hiệp hội thiên văn quốc tế đã chính thức công nhận có năm hành tinh lùn tồn tại trong hệ Mặt trời.
Theo Khampha