Tìm hiểu về mìn Claymore của quân đội Mỹ

Mìn Claymore là loại mìn nổi tiếng nhất của nửa sau thế kỷ 20. Là một thứ vũ khí thường thấy trong Chiến tranh Việt Nam, nó được quân đội Mỹ sử dụng hiệu quả để đẩy lùi các cuộc tấn công và mai phục.

Sau nhiều năm, các đồng minh và đối phương đã để ý loại mìn này, và nhiều phiên bản nhái đã xuất hiện. Thế nhưng, mìn Claymore vẫn là một trong những công cụ hữu hiệu nhất.

Không giống như các loại mìn truyền thống luôn nổ theo hướng thẳng đứng, mìn Claymore được gọi là “mìn định hướng”. Điều này có nghĩa, người đặt sẽ chĩa mìn về một hướng nhờ một đầu ruồi ở trên, rồi giữ vững bằng những cái chân hình kéo có thể cắm xuống hay đứng vững trên mặt đất. Một dây nối với mìn sẽ được kéo ra một khoảng cách an toàn tới vị trí người sử dụng và ở đầu kia dây là một kíp nổ có dạng một cái kẹp, khi bóp sẽ kích nổ mìn.

Claymore có hình một khối chữ nhật cong, khi nổ, chất nổ dẻo sẽ đẩy 700 viên bi kim loại ra nhiều hướng với một góc 60 độ. Bất cứ vật thể nào nằm cách quả mìn khoảng 45m sẽ trúng thương vong. Càng ở gần mìn thì tỉ lệ thương vong càng lớn. Quả mìn do đó gần giống như hàng tá khẩu súng săn khai hỏa cùng một lúc.

Tìm hiểu về mìn Claymore của quân đội Mỹ - ảnh 1

Cấu tạo và cách sử dụng của mìn Claymore.

Vẻ ngoài của mìn Claymore được biết đến trên toàn thế giới. Bên cạnh hình dáng, nó được bọc ngoài bằng một lớp nhựa màu xanh và có cụm từ viết hoa nổi tiếng “FRONT TOWARD ENEMY” (“phía trước hướng về quân thù”), để cảnh báo người dùng hãy hướng quả mìn vào mục tiêu cần thiết. Điều này đảm bảo sai sót khi sử dụng gần như không có và mìn đã hoạt động đúng như tên gọi của nó (vốn là tên của thanh trường kiếm Claymore của Scotland).

Trước khi Claymore xuất hiện, một khái niệm căn bản cần phải được khám phá. Đó là vào thời Thế chiến II, khi hai nhà khoa học Hungary và Đức phát hiện rằng một khối thuốc nổ với nền đỡ nặng ở phía sau, ví dụ như một tấm thép, có thể hướng phần lớn xung lực về phía trước và ít nguy hiểm hơn với những người ở phía sau.

Họ đặt tên phát kiến này theo tên của chính họ, hiệu ứng Misznay-Schardin, và dành toàn bộ thời gian còn lại của cuộc chiến nhằm hoàn thiện lý thuyết trên bằng cách chế tạo rất nhiều loại mìn khác nhau, bao gồm mìn chống tăng và mìn chiến hào, và hiệu ứng trên đã được chứng minh. Tuy nhiên, không loại mìn nào được sử dụng bởi chiến tranh thế giới 2 kết thúc, do đó thử nghiệm lý thuyết đã bị đình lại.

Vài năm sau, chiến tranh Triều Tiên diễn ra, quân Trung Quốc sử dụng chiến thuật “biển người” và có lúc đã áp đảo quân Đồng minh. Những loại mìn thông thường vẫn còn tác dụng, nhưng việc đặt chúng mất quá nhiều thời gian và quân đội muốn một loại mìn cũng có sức công phá như thế nhưng có thể nhanh chóng sử dụng. Sau đó, ở Mỹ và Canada, những bản thiết kế đã bắt đầu xuất hiện.

Canada là nước đầu tiên thử nghiệm hiệu ứng Misznay-Schardin với một loại mìn sử dụng thuốc nổ Composition B và khi nổ sẽ có những khối thép bắn ra. Được biết đến với tên gọi “Phoenix”, mìn tỏ ra có nhiều vấn đề và không khả thi khi sử dụng do kích thước lớn. Cùng lúc đó, một mẫu thiết kế mìn với kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều được phát triển ở Mỹ. Cuối cùng, một loại mìn định hướng khả thi nhất đã xuất hiện.

Tìm hiểu về mìn Claymore của quân đội Mỹ - ảnh 2

Mìn Claymore là một trong những vũ khí hữu hiệu nhất của quân đội Mỹ.

Cho đến nay, người ta vẫn không biết được có phải Norman Maclead, giám đốc Tập đoàn Nghiên cứu Chất nổ, đã lấy mìn Phoenix làm nguồn cảm hứng hay đơn giản đó là ý tưởng mà ông nghĩ ra. Dù thế nào đi chăng nữa, ông đã tạo nền một tuyệt tác. Ông chế tạo một loại mìn cong nhỏ có tên gọi T-48 và cho thử Quân đội Mỹ thử nghiệm nó. Các cuộc thử nghiệm đều chứng minh khả năng sát thương của mìn, và nó nhanh chóng được đưa vào sử dụng với tên M18 Claymore.

Sau đó, 10.000 quả mìn như thế đã được sản xuất cho đến năm 1954, khi các quan chức cảm thấy mìn có thể được cải tiến ở một số điểm. Viện nghiên cứu quân sự Picatinney Arsenal đã đệ trình yêu cầu cải tiến mìn M18, bao gồm những điểm sau:

- Nó phải nặng ít hơn 1,6kg

- Nó phải tung ra đủ mảnh vỡ để trong phạm vi khoảng 50m, nó phải có tỉ lệ sát thương 100% đối với một mục tiêu chiếm diện tích 0,12 m2 (tức một mục tiêu kích cỡ người thường).

- Các mảnh vỡ phải có vận tốc 1.200m/giây và tạo ra một lực khoảng 79 joule đối với mục tiêu.

- Phạm vị của các mảnh vỡ không được cao hơn 2,4m và có góc cao không hơn 60 độ.

Các nhà thiết kế đã nghiên cứu để đạt được những yêu cầu trên và M18A1 đã được sản xuất. Nó đã loại bỏ tất cả các nhược điểm của M18, nâng tầm ảnh hưởng lên gấp đôi và sửa lại những vấn đề trong sử dụng, từ đó đặt ra tiêu chuẩn cho các loại mìn định hướng trong tương lai.

Còn trong rừng, Claymore cũng có tác dụng bắt đầu và ngăn chặn mai phục, luôn được Lực lượng biệt kích mang theo, và họ đã đặt nhiều mình thành vòng tròn để bảo vệ vị trí khi ngủ.

Mìn không chỉ được gài trên mặt đất mà còn thường xuyên ở trên những cành cây thấp để gia tăng sát thương thẳng đứng khi nổ. Ứng dụng của mìn Claymore chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của người lính khi tính đến nơi chốn đặt mìn và cách thức sử dụng nó.

Tìm hiểu về mìn Claymore của quân đội Mỹ - ảnh 3

Một người lính đang tập trận với mìn Claymore.

Cho đến ngày nay, gần như mọi người lính đều thích và vẫn sử dụng kíp nổ từ xa. Dây chăng kích nổ và thiết bị hẹn giờ cho mìn cũng có, thường đặc biệt dành cho lính biệt kích, nhưng rất hiếm khi được sử dụng. Theo tâm lý thông thường, kíp nổ từ xa luôn cho cảm giác an toàn khi quyết định nổ hay không.

Mìn M18A1 Claymore vẫn sẽ tiếp tục được sản xuất và được sử dụng rộng rãi, cũng như các loại mìn bắt chước như MON-50 của Nga và MRUD của Serbia. Gần đây, một loại biến thể nhỏ hơn của Claymore, được sản xuất bởi công ty Arms Tech của Mỹ, có tên gọi là Mini-More. Loại này chỉ bằng 1/3 kích cỡ và trọng lượng của người anh em của nó, và được trang bị cho Lực lượng biệt kích.

Với những thành tích trên, Claymore sẽ vẫn còn là một phần quan trọng trong kho khí tài của nhiều nước trong tương lai.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !