Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ - hướng đi tắt đón đầu tối ưu doanh nghiệp Việt
Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ từ các nước có nền KHCN phát triển là cách đi tắt, đón đầu cho những nước đang phát triển.Việt Nam đã và đang thực hiện công việc này một cách hiệu quả.
Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ Khoa học và công nghệ) |
Để làm rõ hơn vấn đề, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ Khoa học và công nghệ), Giám đốc Ban quản lý Dự án Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu (VCIC).
Với nhiệm vụ kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt về KHCN, ông đánh giá như thế nào về nhu cầu, cũng như cơ hội mà các doanh nghiệp nội có được khi tham gia kết nối với thị trường quốc tế trong bối cảnh hiện nay?
Ông Phạm Đức Nghiệm: Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) phát huy hiệu quả. Đặc biệt từ năm 2019 trở đi, Việt Nam sẽ đồng thời tham gia vào một số FTA mới với mức độ tự do hóa cao hơn như Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định EVFTA với liên minh châu Âu Việt Nam - EU…
Thông qua quá trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Thuận lợi luôn song hành với khó khăn, thách thức, Bộ KH & CN đã có những dự liệu về vấn đề này chưa, thưa ông? Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt sẽ phải đối diện với những thách thức gì tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế?
Ông Phạm Đức Nghiệm: Bên cạnh những mặt thuận lợi thì các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân gặp phải những thách thức rất lớn. Họ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyết liệt và gay gắt hơn với nhiều đối thủ hơn trên bình diện rộng và sâu hơn ngay cả ở thị trường trong nước.
Trong khi đó có các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô sản xuất còn hạn chế, ít có sự liên kết với các nền kinh tế lớn, điều này khiến cho các doanh nghiệp tư nhân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Các doanh nghiệp kinh tế tư nhân gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy các doanh nghiệp này đã được tiếp cận với nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển nhưng số vốn đó cũng rất ít..
Theo đó, khó khăn đầu tiên khi doanh nghiệp gặp phải chính là tính đặc thù của hàng hóa công nghệ trên thị trường. Hàng hóa công nghệ thường bao gồm hai phần là hữu hình và vô hình (bí quyết, phương pháp, quy trình) thường biểu hiện dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích và không có giá định sẵn.
Vì vậy để tiếp cận, hiểu được nó, định giá và đàm phán mua bán thường doanh nghiệp rất khó khăn.
Khó khăn thứ 2, cơ hội tiếp cận thông tin. Như các bạn biết thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam bước đầu và sơ khai vì vậy chúng ta dần hình thành các kênh kết nối đề làm sao giúp hoạt động nghiên cứu của viện nghiên cứu, trường đại học gắn bó với sản xuất doanh nghiệp hơn. Một số lĩnh vực khoa học ứng dụng thì khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nhập khẩu công nghệ ở các nước có trình độ cao như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc…
Khó khăn thứ 3 chính là nguồn lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của chính doanh nghiệp. Cái này muốn có được thì ngoài nguồn lực của doanh nghiệp, nhà nước phải hỗ trợ thông qua các chương trình đào tạo kiểm duyệt và kết nối quỹ như VCIC Connect.
Giới chuyên gia nhận định, trong cuộc CMCN 4.0 vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp Việt. Nếu doanh nghiệp nào biết tận dụng cơ hội, mạnh dạn đầu tư công nghệ để phục vụ sản xuất, doanh nghiệp đó sẽ trụ vững. Ngược lại, doanh nghiệp nào e dè, ngại đầu tư hoặc thờ ơ, không chấp nhận thực tế rằng, làn sóng chuyển đổi số đang tác động trực tiếp đến mình, doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải.
Đó chính là lý do khiến Bộ Khoa học và công nghệ thời gian qua cũng đã và đang nỗ lực triển khai nhiều chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với cả thị trường trong nước và quốc tế phải không thưa ông?
Ông Phạm Đức Nghiệm: Đúng là như vậy. Thời gian vừa qua Bộ Khoa học và công nghệ có triển khai rất nhiều các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp, điển hình như thời gian diễn ra đại dịch Covid 19 vừa qua, Bộ KH và CN nhanh chóng hỗ trợ các doanh nghiệp và kí phê duyệt tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ cho công cuộc chống lại đại dịch và nhận được những kết quả vô cùng đáng tự hào.
Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng tổ chức nhiều hoạt động, đề án để hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nước cũng như giữ mối liên kết sâu rộng với các nước phát triển mạnh về khoa học và công nghệ tại các quốc gia trên thế giới như: chương trình 2075, đề án 844, dự án VCIC…
Được biết, mới đây, Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu VCIC đã triển khai chương trình VCIC Connect - Chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế. Xin ông cho biết, lý do vì sao VCIC tổ chức chương trình này?
Ông Phạm Đức Nghiệm: Chương trình VCIC CONNECT “Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường quốc tế” được tổ chức nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm, chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư và mở rộng thị trường.
Chương trình là cầu nối cho các doanh nghiệp tiếp cận và kết nối với các đối tác quốc tế về chuyển giao công nghệ, thương mại, đầu tư để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh, phát triển thị trường, thu hút đầu tư theo nhu cầu của doanh nghiệp. Các thị trường tiềm năng mà VCIC hướng đến là Úc và Hàn Quốc, hai quốc gia có thế mạnh về công nghệ cũng như có mối quan hệ hợp tác kinh tế sâu rộng với Việt Nam.
Các doanh nghiệp khi tham gia và được lựa chọn vào Chương trình VCIC CONNECT sẽ được chuyên gia VCIC hỗ trợ xây dựng bản chào theo tiêu chuẩn quốc tế; Được chuyên gia của VCIC đào tạo kỹ năng thuyết phục các nhà đầu tư/kĩ năng đàm phán thương mại, thương thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ; Được hỗ trợ kinh phí tham gia chuyến thăm và làm việc với các quỹ đầu tư, tập đoàn công nghệ và các đối tác thương mại tại Úc và Hàn Quốc; và được VCIC hỗ trợ quá trình kết nối và đàm phán với các đối tác.
Các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức nào thì có thể tham gia chương trình này và VCIC có ưu tiên đối với các lĩnh vực công nghệ nào không, thưa ông?
Ông Phạm Đức Nghiệm: Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang phát triển các công nghệ, sản phẩm và các mô hình kinh doanh mới/sáng tạo trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chương trình ưu tiên một số lĩnh vực sau: Năng lượng tái tạo; Năng lượng hiệu quả; Nông nghiệp bền vững; Quản lý và lọc nước; Công nghệ thông tin ứng dụng trong biến đổi khí hậu; Các công nghệ khác liên quan tới biến đổi khí hậu;
Chương trình ưu tiên các lĩnh vực trên nhưng không loại trừ các dự án đề xuất thuộc các lĩnh vực khác mà có các chỉ số tài chính tốt.
Xin cảm ơn ông!
N. Huyền (thực hiện)
Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020
Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển
Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.
Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước
Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.
ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo
Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ
Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.
Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt
Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.
Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ
Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.
Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học
Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh