Thủy phi cơ Nhật Bản US-2 chuẩn bị 'đổ bộ' vào Ấn Độ

"Nhật Bản đã nhượng bộ, giảm giá hơn 10% mỗi chiếc, từ 133 triệu xuống còn khoảng 113 triệu USD. Thỏa thuận mua sắm các thủy phi cơ đổ bộ US-2 mới trị giá 1,35 tỷ USD hiện đã sẵn sàng".

Thủy phi cơ Nhật Bản US-2 chuẩn bị 'đổ bộ' vào Ấn Độ - ảnh 1

Thủy phi cơ Nhật Bản US-2

Theo một quan chức thuộc Bộ quốc phòng Ấn Độ, thỏa thuận quốc phòng đầu tiên giữa nước này với Nhật Bản sẽ sớm hoàn thành, sau khi Tokyo chấp nhận giảm giá bán 12 chiếc máy bay thủy phi cơ đổ bộ US-2 cho Ấn Độ.

Thủy phi cơ Nhật Bản US-2 chuẩn bị 'đổ bộ' vào Ấn Độ - ảnh 2

Quan chức giấu tên này cho biết: "Nhật Bản đã nhượng bộ, giảm giá hơn 10% mỗi chiếc, từ 133 triệu xuống còn khoảng 113 triệu USD. Thỏa thuận mua sắm các máy bay đổ bộ US-2 mới trị giá 1,35 tỷ USD hiện đã sẵn sàng".

Ngay sau khi lên nắm quyền vào giữa năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Nhật Bản. Trong chuyến thăm, ông Modi công bố kế hoạch mua các máy bay US-2, do ShinMaywa (Nhật Bản) sản xuất, cho Hải quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã lâm vào bế tắc, trong bối cảnh người Nhật kiên quyết bán theo giá niêm yết là 133 triệu USD/chiếc, từ chối đề xuất giảm giá của Ấn Độ.

Phát biểu sau thông tin được Defense News đăng tải, các nhà ngoại giao Nhật Bản chưa đưa ra bất cứ bình luận gì. Trong khi đó, một quan chức Hải quân Ấn Độ cho biết: các máy bay đổ bộ mới sẽ ngay lập tức được điều động tới khu vực Ấn Độ Dương.

"Việc triển khai hoạt động hỗ trợ hậu cần cho các đơn vị hải quân trên biển, trong khu vực Ấn Độ Dương hay xa hơn, là nằm ngoài khả năng của những máy bay hiện có của Hải quân Ấn Độ" - vị quan chức này khẳng định. 

Theo ông Anil Jai Singh, cựu Đô đốc Hải quân Ấn Độ, chuyên gia phân tích quốc phòng, các máy bay US-2 "sẽ cung cấp khả năng nhanh chóng đáp ứng với tình hình diễn biến trong lãnh thổ hải đảo" của nước này - vốn nằm cách đất liền gần 700 dặm (1.100km) và "dễ bị tổn thương".

Việc ký kết hợp đồng quốc phòng với Nhật Bản cũng được coi là bước đi chiến lược của Ấn Độ. New Delhi đang xây dựng quan hệ với Tokyo, như một phần trong chính sách "Hướng Đông" của nước này, nhằm mục đích làm giảm sự ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Thủy phi cơ Nhật Bản US-2 chuẩn bị 'đổ bộ' vào Ấn Độ - ảnh 3

Tàu khu trục INS Delhi của Hải quân Ấn Độ

"Đây có thể là hợp đồng xuất khẩu quân sự đầu tiên của Nhật Bản từ Thế chiến II, từ đó phát đi tín hiệu rất rõ ràng về chiều sâu của mối quan hệ chiến lược Ấn Độ - Nhật Bản, cũng như đối với các động thái địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", chuyên gia Singh nhận xét.

Sau khi Tokyo tuyên bố bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vào năm 2014, Ấn Độ được kỳ vọng sẽ trở thành quốc gia đầu tiên có được hợp đồng mua sắm thiết bị quốc phòng từ Nhật Bản, thông qua thỏa thuận mua máy bay US-2.

Việc sở hữu máy bay đổ bộ US-2 là nước cờ chiến lược quan trọng của Ấn Độ, sau khi Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua công bố đã phát triển thành công thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600.

Một quan chức Hải quân Ấn Độ cho hay: "Sự hiện diện của máy bay US-2 của Ấn Độ tại Ấn Độ Dương, và AG600 của Trung Quốc ở Biển Đông, có thể tạo nên một thế trận thú vị và cân bằng chiến lược trong khu vực".

Ngoài ra, theo ông này, chính phủ Nhật Bản cũng coi thỏa thuận mua bán máy bay US-2 với Nhật Bản là một nỗ lực nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 bên.

Phát biểu với tờ Ernst & Young India, chuyên gia Ankur Gupta nhận định rằng thỏa thuận nói trên có tiềm năng rất lớn: "Ấn Độ và Nhật Bản vốn là đối tác lâu dài trong cơ sở hạ tầng về không gian. Với diễn biến tích cực theo hướng (Ấn Độ) mua US-2, mối quan hệ giữa 2 bên sẽ tiến lên cấp chiến lược".

Trọng Sâm (theo defensenews)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !