Thủ tướng: Chi phí logistics "nhấn" con tàu kinh doanh xuống thấp!

Chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9 % so với GDP, cao gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội thảo Logistics.

Dẫn lời Benjamin Franklin “Hãy coi chừng các khoản chi phí nhỏ. Một rò rỉ nhỏ cũng sẽ nhấn chìm một con tàu lớn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ lo ngại trước thực trang chi phí logistics đang ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Người đứng đầu Chính phủ lo ngại liệu chi phí logistics chiếm tỷ trọng lớn có nhấn con tàu kinh doanh, tính cạnh tranh xuống thấp?

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics của Việt Nam tương đương 20,9 % so với GDP, (trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 60%). Chi phí này cao đôi so với các nền kinh tế phát triển. Trung Quốc chiếm 19% GDP, Thái Lan khoảng 18%...

“Chính vì vậy chúng ta phải nhận thức rõ gánh nặng chi phí là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo nhận định của Người đứng đầu Chính phủ, chính kết nối kém đã góp phần làm tăng các chi phí vận tải. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu phát triển đường bộ, chiếm tới 90% hạ tầng giao thông, các loại hình vận tải còn lại chỉ chiếm 10%. Chính sự rời rạc trong phát triển giao thông làm tăng chi phí.

Cùng với đó, tình trạng tổ chức dịch vụ đơn tuyến rời rạc trong quá trình vận tải cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn tới thực trạng tăng chi phí. "Có hiện tượng xe vận tải hàng hóa thì có đến 40 – 50% xe quay về mà không chở hàng. Như vậy, làm sao chi phí lại không cao được”, Thủ tướng đặt câu hỏi.

Ngành logistics không chỉ là giao nhận vận tải mà còn các hoạt động kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì đóng gói,…Thủ tướng đề nghị các địa phương lưu ý phát triển toàn diện, đặc biệt chú ý tạo điều kiện phát triển kho bãi.

Đặc biệt, theo Thủ tướng phải có doanh nghiệp mạnh làm logistics với sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách, quy hoạch của Nhà nước.

Vì vậy, Thủ tướng cho rằng cùng với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hội nhập quốc tế của Chính phủ thì việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là giảm chi phí logistics phải được quan tâm đúng mức và thực hiện có hiệu quả. Điều này cần sự phối hợp của cả hệ thống chính trị và người dân.

Thủ tướng nêu 4 vấn đề với tinh thần làm rõ tồn tại, hạn chế và đặc biệt, tập trung vào các giải pháp thực thi hiệu quả.

Đầu tiên, về mặt thể chế chính sách, Người đứng đầu Chính phủ đề nghị cần thảo luận làm rõ các quy định pháp luật hiện nay về logistics đã đủ chưa, cần sửa đổi, bổ sung quy định nào? Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh chú trọng đến vấn đề kho bãi. Hiện nay, vẫn còn thực trạng có địa phương có cảng nội địa tốt nhưng không dành vị trí tốt làm kho bãi mà đưa kho bãi xa cảng, từ đó đẩy chi phí vận tải lên cao.

Về hạ tầng và kết nối hạ tầng của các lĩnh vực giao thông thúc đẩy phát triển logistics, Thủ tướng đề nghị tìm giải pháp khắc phục tình trạng chưa đồng bộ giữa các tuyến giao thông với cảng, nhà ga, sân bay, cảng cạn... Bên cạnh đó, hình thành các trung tâm logistics, cảng trung chuyển kết nối hàng hóa... phát huy hiệu quả đầu tư.

Thứ ba, Thủ tướng yêu cầu tìm giải pháp để tăng tính kết nối giữa các loại hình vận tải, nâng cao hiệu quả của các loại hình vận tải khác, không chỉ riêng vận tải đường bộ như hiện nay.

Thủ tướng đặc biệt nêu yêu cầu về phát triển doanh nghiệp và nguồn lực phục vụ logistics. Thủ tướng nêu vấn đề về tính kết nối, chia sẻ cộng đồng của một số nhóm doanh nghiệp cùng hoạt động trong một tuyến, ngành hàng chưa hợp lý như tình trạng vận tải một chiều… Theo đó, chú trọng nhân lực, nguồn lực để phát triển ngành này.

Hiện nay logistics là một trong 12 nhóm ngành được cộng đồng ASEAN ưu tiên hỗ trợ phát triển. Đây là một dịch vụ kinh doanh hấp dẫn được nhiều công ty trong và ngoài nước triển khai. "Chúng ta không làm thì các nước bạn sẽ làm", Thủ tướng lưu ý.

Như vậy, "dù sản xuất trái cây, gạo, sản xuất thiết bị máy móc mà những dịch vụ chiếm tỷ lệ cao như thế này không giảm xuống thì nền kinh tế không thể cạnh tranh được", người đứng đầu Chính phủ bày tỏ.

Nam Anh

Giá vàng nhẫn giảm sâu

Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay (22/3) tiếp tục giảm. Từ đầu tuần đến nay, giá vàng nhẫn đã giảm 3 phiên liên tiếp, với mức giảm trên nửa triệu đồng/lượng.

Tập đoàn TH thành công với nông nghiệp hiện đại và tư duy tiến bộ

Trong chuyến thăm và làm việc tỉnh Nghệ An, ngài Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam, đã dành trọn vẹn một ngày 21/3/2023 để thăm các dự án đầu tư công nghệ cao của Tập đoàn TH.

Sun World -“níu chân” du khách bằng “nụ cười”

Trước bối cảnh du lịch kiệt quệ vì đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam cần lắm những giải pháp đột phá để tìm lại thời hoàng kim như năm 2019.

Một ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động, nhà băng nào đang trả lãi cao nhất?

Trong khi các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động, một số ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất kể từ đầu tháng 3 đến nay, thì Ngân hàng SCB bất ngờ tăng lãi suất trở lại.

Điểm tương đồng khiến ngân hàng Việt cẩn trọng sau khi ngân hàng Mỹ phá sản

Khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu không còn khả năng trả nợ thì giá trái phiếu xuống rất thấp, thậm chí là bằng 0. Đây là rủi ro cho các ngân hàng.

Đại gia thu mua gạo xuất khẩu đình đám một thời bị rao bán món nợ nghìn tỷ

Từng là doanh nghiệp 'điểm sáng' trong kinh doanh liên kết với nhà nông, Công ty Võ Thị Thu Hà rơi vào khủng hoảng dẫn đến khoản nợ ngân hàng tính cả gốc và lãi hơn 1.400 tỷ đồng không có khả năng trả.

4 năm, điện tái tạo ở Việt Nam phát triển 'thần tốc' như thế nào?

Giai đoạn 2017-2021, điện mặt trời và điện gió đã phát triển bùng nổ. Từ sau năm 2021 đến nay, điện tái tạo chững lại do chưa có chính sách rõ ràng.

DN bất động sản từng liên quan bà Nguyệt Hường huy động gần 10 nghìn tỷ trái phiếu

CTCP Bất động sản HANO-VID tại Hà Đông, Hà Nội trả lãi cho 182 lô trái phiếu tổng trị giá gần 10 nghìn tỷ đồng. Thời hạn của các lô trái phiếu này rất dài, 5-7 năm, hầu hết đều không có tài sản đảm bảo và Maritime Bank (MSB) là tổ chức lưu ký.

Tấm pin mặt trời ở Việt Nam có chất thải nguy hại không?

"Điều đầu tiên cần khẳng định là không phải tất cả tấm pin mặt trời đều được sản xuất từ các kim loại nặng", một nhà đầu tư nêu ý kiến.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/3

Khối ngoại và các quỹ đẩy mạnh mua vào cổ phiếu Việt. Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh sau thông tin ông lớn CapitaLand đàm phán mua tài sản 1,5 tỷ USD của VHM… là các thông tin và sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/3/2023.