Thiên đường núi lửa Ngorongoro ở Tanzania
Khi đến miệng núi lửa Ngorongoro ở Tanzania - vùng đất với các thảo nguyên trải dài vô tận, bạn sẽ được chứng kiến cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra sinh động với những màn rượt đuổi ngoạn mục giữa kẻ đi săn và con mồi; đối lập lại là những khoảnh khắc thanh bình, tươi đẹp của thiên nhiên nơi đây.
Với người thích khám phá vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên và động vật hoang dã thì Khu bảo tồn miệng núi lửa Ngorongoro ở Tanzania là điểm đến lý tưởng không thể bỏ qua. Ngorongoro là miệng núi lửa lớn thứ sáu trên thế giới. Đây là ngọn núi lửa đã tắt, với miệng núi lửa còn khá nguyên vẹn ở độ cao 2.286m so với mực nước biển, chiều rộng 14,5 km, độ sâu từ 610 m đến 762 m. Đường kính miệng núi lửa khoảng 16 km và đường kính đáy khoảng 18 km. Ngorongoro từng cạnh tranh với núi lửa Kilimanjaro về chiều cao, ước tính khoảng 4.500 – 4.800 m trước khi phun trào, tức là cao gấp đôi so với hiện nay.
Ngorongoro là núi lửa lớn nhất thế giới được tạo thành khi một núi lửa phun trào và sụp đổ cách nay 2-3 triệu năm. Hiện nay, cả khu vực bao quanh núi lửa Ngorongoro là Khu bảo tồn thiên nhiên Ngorongoro với hơn 25.000 loài thú |
Theo các nhà địa chất, Ngorongoro là núi lửa lớn nhất thế giới được tạo thành khi một núi lửa phun trào và sụp đổ cách nay 2-3 triệu năm. Hiện nay, cả khu vực bao quanh núi lửa Ngorongoro là Khu bảo tồn thiên nhiên Ngorongoro với hơn 25.000 loài thú lớn ước chừng 1 triệu cá thể cư trú, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ như hà mã, tê giác đen, ngựa vằn, linh dương đầu bò, sư tử... Đây cũng là nơi có mật độ thú có vú săn mồi lớn nhất ở châu Phi.
Oscar Baumann – nhà thám hiểm người Áo là người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Ngorongoro vào năm 1892. Năm 1921, lần đầu tiên, pháp lệnh bảo tồn đã được thông qua, trong đó quan trọng nhất là việc hạn chế săn bắn. Đến năm 1928 thì việc săn bắn đã bị cấm toàn bộ tại đây, và năm 1951, vườn quốc gia được chính thức thành lập, được Unesco đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1979.
Ngorongoro có địa hình di chuyển linh hoạt giữa núi cao và đồng bằng, giữa thảo nguyên, hoang mạc và rừng rậm hoang vu. Một trong những quang cảnh ngoạn mục nhất của Ngorongoro chính là sự di cư khổng lồ hàng năm của hơn 1 triệu con thú hoang dã như linh dương đầu bò, trâu rừng, ngựa vằn... Những du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về Ngorongoro để mong được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang dã của miệng núi lửa này. Để chiêm ngưỡng được vẻ đẹp đó, du khách phải dậy sớm và được người hướng dẫn du lịch bản địa chở đi trên những chiếc Land Rovers (có khung bảo vệ) giúp du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và tránh được thú dữ tấn công.
Lướt trên thảo nguyên xanh, vào giữa khu bảo tồn là hồ Manyara – nơi tập trung nhiều loại thú ở miệng núi lửa này. |
Lướt trên thảo nguyên xanh, vào giữa khu bảo tồn là hồ Manyara – nơi tập trung nhiều loại thú ở miệng núi lửa này. Bao phủ một lớp màu hồng mà khi đến gần thì mới nhận ra, mặt hồ được bao phủ bởi hàng trăm ngàn chú chim hồng hạc đậu kín. Cùng với hồng hạc, những chú linh dương, trâu rừng đang uống nước, vui đùa tạo nên một khung cảnh thần tiên vô cùng đẹp mắt. Tuy nhiên, phía xa xa nơi bìa rừng là những đàn sư tử đang rình rập tìm kiếm con mồi. Thức ăn của sư tử chính là những chú linh dương, trâu rừng đang thả hồn uống nước mát bên hồ.
Xa xa, một vài con tê giác cũng đang lầm lũi tiến về phía hồ Manyara. Hướng dẫn viên người bản địa nói với chúng tôi, trước đây ở khu vực này có rất nhiều tê giác. Tuy nhiên, nạn săn bắn trái phép loài thú này đang khiến những cá thể tê giác cuối cùng có nguy cơ tuyệt chủng. Đây là những lần hiếm hoi mà du khách còn được thấy tê giác tại khu bảo tồn này.
Chúng tôi đặt phòng tại một khách sạn trên miệng núi lửa. màn đêm buông xuống Ngorongoro với tiết trời se lạnh của vùng Trung Phi. Du khách được khuyến cáo không nên đi ra khỏi phòng vào đêm tối vì đề phòng thú dữ tấn công. Người bảo vệ ở khách sạn này nói rằng, các loài thú vẫn đi qua phòng khách sạn vào ban đêm, nhưng chúng rất thân thiện. Ở Ngorongoro, người dân và muông thú sống hòa hợp với thiên nhiên và người dân nơi đây cũng rất có ý thức bảo tồn. Đó là một trong những lí do khiến thiên đường Ngorongoro còn được giữ gìn khá nguyên vẹn đến bây giờ.
Ban lãnh đạo Viettel ở Tanzania cho biết, công ty đã khảo sát khu vực Ngorongoro để tiến hành phủ sóng di động. Trong năm 2016, Viettel sẽ phủ sóng cả 3G và 2G quanh miệng núi lửa này để phục vụ các du khách đến tham quan thiên đường Ngorongoro cũng như người dân nơi đây…