TP.HCM siết dự án nhà ở cao tầng vì vỡ trận hạ tầng trung tâm

 Tốc độ phát triển nhà ở quá nhanh trong khi tốc độ nâng cấp hạ tầng chưa tương xứng, TP.HCM buộc đề xuất hạn chế phát triển dự án nhà ở cao tầng đến năm 2025.

 

Ngập lụt, tắc đường là những hệ lụy mà TP.HCM đang hứng chịu bởi sự phát triển khó kiếm soát của nhà ở tự phát

Sở Xây dựng TP.HCM vừa trình UBND tỉnh đề án Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, 4 giải pháp chính mà đề án này đưa ra đó là: Tập trung chuyển đổi mô hình từ nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại; tăng tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới; Phát triển nhà ở lan tỏa theo hệ thống giao thông đô thị; Phát triển hạ tầng đường hành lang ven kênh rạch, ngăn ngừa tái diễn tình trạng nhà trên và ven kênh rạch.

Cụ thể, theo đề án trên, tại các quận trung tâm như Quận 1, Quận 3, thành phố sẽ không chấp nhận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở nếu không có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.

Tại các quận 4, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Thạnh, Sở Xây dựng đề xuất hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương ứng.Yêu cầu các quận Tập trung chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi các dự án nhà ở mới.

Các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân tập trung phát triển các dự án chung cư cao tầng dọc các trục giao thông lớn tuyến metro số 1, ưu tiên phát triển nhà ở xã hội.

Riêng đối với 5 huyện ngoài thành phố là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ cũng sẽ ưu tiên phát triển nhà theo dự án, khu dân cư thay vì các nhà ở riêng lẻ. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, đô thị vệ tinh.

Một thực tế vẫn luôn tiếp diễn trong nhiều năm nay tại TP.HCM đó là hễ mưa là ngập, tình trạng ngập úng cục bộ đã tốn rất nhiều kinh phí, tài nguyên để khắc phục, thế nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Bên cạnh đó là vấn đề ùn tắc giao thông cũng xảy ra "như cơm bữa".

Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là những hệ quả của việc hạ tầng không theo kịp sự phát triển của nhà ở. Theo số liệu của Sở Xây dựng TP.HCM hiện trên địa bàn toàn TP có hơn 1, 9 triệu căn nhà, trong đó 88% là nhà ở riêng lẻ, 12% là căn hộ chung cư. Mật độ nhà ở có những nơi lên tới 10.894 căn/km2.

Bên cạnh đó thso số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, từ năm 1993 – 2010, toàn TP ghi nhận 770 khu dân cư mới, hút tới 2 triệu lượt người đến các khu vực này sống.

Tuy nhiên, đáng buồn là sự phát triển này không tương ứng với sự nâng cấp hạ tầng kỹ thuật dẫn tới quá tải về hạ tầng chung, giao thông đô thị luôn tắc nghẽn giờ cao điểm, hệ thống nước thải chịu áp lực nặng nề,…

Theo KTS. Ngô Viết Nam Sơn, nguyên căn của những hệ lụy này là sự phát triển đô thị một cách tự phát, bê tông hóa quá nhiều, lấn chiếm hết không gian cho nước và cây xanh.

“Hiện nay, để giải quyết vấn đề này cần phải có những quy hoạch cụ thể, từ chống ngập, kẹt xe đến quản lý xây dựng đô thị, mật độ dân cư. Phải thực hiện một cách đồng bộ mới giải quyết được vấn đề mà TP.HCM đang hứng chịu thời gian qua” – KTS Ngô Viết Nam Sơn chia khẳng định.

Sở Xây dựng TP.HCM vừa trình UBND tỉnh đề án Xây dựng chương trình nhà ở giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, 4 giải pháp chính mà đề án này đưa ra đó là: Tập trung chuyển đổi mô hình từ nhà ở thấp tầng sang nhà ở cao tầng hiện đại; tăng tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới; Phát triển nhà ở lan tỏa theo hệ thống giao thông đô thị; Phát triển hạ tầng đường hành lang ven kênh rạch, ngăn ngừa tái diễn tình trạng nhà trên và ven kênh rạch.

Giá chung cư mua bán sang tay giảm, dự án mới giữ giá bất chấp dịch bệnh

Giá chung cư mua bán sang tay giảm, dự án mới giữ giá bất chấp dịch bệnh

Giá bán chung cư vẫn có xu hướng tăng, phần lớn các dự án đều ghi nhận mức giá tăng nhẹ từ 1-3%. Nhu cầu chủ yếu là mua để ở, trong đó phân khúc bình dân và trung cấp dẫn đầu với 83% trên tổng số giao dịch.

Theo diendanbatdongsan.vn

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.