Thêm một gia đình bị trao nhầm con tại nhà hộ sinh Đống Đa 29 năm trước

Trưa 14/3, trao đổi với PV Infonet, chị Lê Thanh Hiền cho biết: "Đến thời điểm này, tôi cùng gia đình chưa trình báo cơ quan công an. Chiều nay (14/3), tôi cùng gia đình sẽ đến cơ quan chức năng để nhờ họ tìm kiếm mẹ và bố cho tôi".

Càng lớn càng khác với anh chị em trong gia đình

Việc một bà mẹ bị trao nhầm con ở nhà hộ sinh quận Ba Đình, Hà Nội xảy ra cách đây 42 năm vẫn đang xôn xao dư luận xã hội thì mới đây, một bà mẹ bị trao nhầm con từ 29 năm trước ở nhà hộ sinh quận Đống Đa, Hà Nội cũng đã đứng ra chia sẻ câu chuyện đầy éo le của gia đình mình.

Thêm một gia đình bị trao nhầm con tại nhà hộ sinh Đống Đa 29 năm trước - ảnh 1

Chị Hiền kể lại sự việc trong nước mắt.

Đó là bà Phan Thị Tuyết Hoa (53 tuổi, ở phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội) sinh con gái ngày 12/12/1987, ở nhà hộ sinh quận Đống Đa, ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên. Con của bà là chị Lê Thanh Hiền (29 tuổi).

Chị Lê Thanh Hiền (làng nghề Triều Khúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội, là con gái bà Hoa) cho biết: “Khi còn nhỏ tôi luôn khác biệt với các anh chị em trong gia đình cũng như bố mẹ.

Ngay từ bé tôi luôn có làn da trắng hồng, môi đỏ trong khi da bố mẹ thì hơi ngăm đen. Tôi được cho là cô gái đẹp nhất nhà. Những biểu hiện khác thường của tôi như vậy nhưng bố mẹ, gia đình không nghi ngờ gì hết. Càng lớn, tôi càng được bố mẹ cưng chiều, thương yêu và hết lòng chăm sóc yêu thương.

Thêm một gia đình bị trao nhầm con tại nhà hộ sinh Đống Đa 29 năm trước - ảnh 2

Chị Hiền (áo đỏ) chụp ảnh cùng em gái mình.

Thấy tôi có ngoại hình xinh đẹp, khác hẳn với anh chị em trong gia đình nên mọi người thường đồn đoán “không phải con của nhà này…”. Đến khi lấy chồng và sinh con tôi mới biết mình là nhóm máu B, trong khi mọi người trong gia đình đều mang nhóm máu O. Với những băn khoăn đó, tôi âm thầm lấy mẫu tóc của bố mẹ đi giám định ADN.

Đến Trung tâm giám định sinh học pháp lý, Viện khoa học hình sự - Bộ Công an để làm giám định ngày 4/5/2013, họ nói với tôi, 3 ngày sau lấy kết quả. Trong 3 ngày đó tôi vô cùng lo lắng nhưng nghĩ chắc mình vẫn là con bố mẹ thôi, đi xét nghiệm chỉ là để phần nào giải đáp những thắc mắc cứ hiện hữu trong đầu mình.

Khi cầm tờ giấy trên tay tôi thực sự bị sốc và không dám tin những dòng chữ hiện ra trước mắt mình. Bản giám định kết luận: “Bà Phan Thị Tuyết Hoa không phải mẹ đẻ chị Lê Thanh Hiền”. Tôi thực sự bị sốc nặng, trước mắt tôi mọi thứ như mờ dần, các anh công an phải vực tôi dậy. Tôi bật khóc như một đứa trẻ, sao sự thật trớ trêu lại xảy ra với gia đình đang yên ấm của mình thế này. Tại sao tôi không phải là con của bố mẹ tôi. Những câu hỏi trong đầu không có lời đáp luôn văng vẳng trong tôi….

Khi có tờ giấy xét nghiệm trên tay, tôi như người mất hồn. Vừa phóng xe ra đường, vừa đi, vừa khóc và cứ thế lang thang khắp phố Hà Nội nhưng không biết đi đến đâu. Chỉ nhớ khi đến cầu Chương Dương thì lúc đó cũng đã nửa đêm. Chồng tôi đi tìm tôi khắp nơi và mãi sau mới thấy tôi đang đứng trên cầu. Tôi ôm chồng rồi bật khóc.

Ôm sự thật đau đớn giữ trong lòng, chị Hiền ốm gục ở nhà một tuần trời. Nhưng chị vẫn quyết định kể sự thật đó cho bố mẹ.

"Hôm đó hai mẹ con đang đi dạo ở hồ Thiền Quang, tôi mới kể cho mẹ nghe về việc mình đi giám định ADN và mẹ không phải mẹ đẻ của mình. Mẹ tôi bị sốc nặng. Mãi sau khi xem tờ giấy bà mới tin những điều tôi nói. Thế rồi hai mẹ tôi ôm nhau khóc nức nở, quá đau xót”, chị Hiền kể tiếp.

Khi nhận con, thấy số trên đùi con rất mờ

Liên quan đến việc bị trao nhầm con của bà Phan Thị Tuyết Hoa, mẹ chị Hiền vẫn nhớ như in và nói: “Vào khoảng 1h ngày 12/12/1987, tôi tới nhà hộ sinh quận Đống Đa, ngõ Thổ Quan, phố Khâm Thiên để chờ sinh. Đến khoảng 4h35’ cùng ngày tôi sinh con. Cô y tá đỡ đẻ nói với tôi là sinh con gái. Thế nhưng, tôi chưa được nhìn con lúc đó. Phải đến 8h ngày 12/12, tôi mới được ôm con và nhìn thấy con”.

Thêm một gia đình bị trao nhầm con tại nhà hộ sinh Đống Đa 29 năm trước - ảnh 3

Bà Hoa chụp ảnh cùng chị Hiền.

“Khi nhận con, thấy số trên đùi con rất mờ, tôi hỏi chồng tôi bảo số trên đùi con mờ thế thì chồng tôi bảo con nó vừa tắm rửa, thay tã người ta đưa con cho thì anh biết thế thôi nên tôi cũng không nghi ngờ gì nữa. Nhưng cách đây 3 năm, Hiền nói chúng tôi đi xét nghiệm máu, và con đi giám định ADN. Tôi vẫn nhớ cái ngày con nói với tôi, mẹ ơi, kết quả không mong muốn. Tôi thấy đau lòng quá, cảm giác tôi đã mất hết rồi”, bà Hoa bật khóc.

Theo chị Hiền, để tìm được lại bố mẹ đẻ, chị cùng chồng tìm đến nhà hộ sinh quận Đống Đa để tìm lại những giấy tờ mà cách đây 29 năm. Vợ chồng chị phải nhờ luật sư sang bảo lãnh thì lãnh đạo nhà hộ sinh mới cung cấp những giấy tờ liên quan và may mắn là giấy tờ sổ sinh của chị vẫn còn lưu giữ.

Trong sổ lưu giữ chi tiết về ngày sinh và giờ sinh. Trong ngày 12/12/1987 có 5 người đến nhà hộ sinh để sinh nhưng trong bảng chỉ ghi rất vắn tắt địa chỉ mà giờ đã thay đổi nên cuộc tìm kiếm những người này gặp rất nhiều gian truân.

Thêm một gia đình bị trao nhầm con tại nhà hộ sinh Đống Đa 29 năm trước - ảnh 4

Giấy khai sinh có ghi tên chị Lê Thanh Hiền.

“Điều khiến mẹ tôi nghi ngờ nhất đó là thời điểm lúc sinh, trong phòng có một người phụ nữ khác chỉ sinh trước bà, cách nhau 15 phút. Cả hai người đều sinh con gái và cùng cân nặng 3kg. Vì không được nhìn thấy mặt con, mãi sau khi nhận con thì mẹ tôi mới được nhìn khuôn mặt nên có thể đã bị trao nhầm”, chị Hiền đặt ra nghi vấn.

Cũng theo chị Hiền, bản thân chị, đến giờ phút này, sau 3 năm biết sự thật mới dám nói ra tất cả bởi chị sợ mọi người trong họ hàng sẽ bị sốc và sợ mất đi tình cảm của mọi người.

"Trong thâm tâm của tôi, vẫn luôn xem bố mẹ là người yêu thương mình nhất, dù biết sự thật tôi càng thương bố mẹ hơn vì biết chuyện này bố mẹ đã rất sốc.

Nhưng sau câu chuyện bị trao nhầm con ở nhà hộ sinh Ba Đình cách đây 42 năm tôi mới đủ can đảm nói ra sự thật, tôi mong muốn tìm được người thân của tôi, còn mẹ tôi cũng mong muốn tìm được người con thất lạc của mình bao năm qua.

Tôi không hề oán trách nữ hộ sinh đã trao nhầm mình. Đó cũng là cơ duyên để tôi được làm con cha mẹ của mình hiện tại. Ở đó tôi có tình thương của gia đình dành cho mình. Tôi mong muốn mọi người, các cơ quan chức năng, cơ quan công an giúp gia đình tôi tìm kiếm được người thân thực sự của mình để bản thân được nhẹ lòng”, chị Hiền nói thêm.

Trưa 14/3, trao đổi với PV Infonet, chị Lê Thanh Hiền cho biết: "Đến thời điểm này, tôi cùng gia đình chưa trình báo cơ quan công an. Chiều nay (14/3), tôi cùng gia đình sẽ đến cơ quan chức năng để nhờ họ tìm kiếm mẹ và bố cho tôi".

Infonet sẽ tiếp tục theo tiếp sự việc này.

Tiến Dũng - Hồng Liên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !