Pháp quyết cùng Mỹ xoay “trục châu Á”, đối phó Trung Quốc

Hôm 9/5, The National Interest (TNI) dẫn lời 2 chuyên gia phân tích quốc phòng Philippe Le Corre và Michael O'Hanlon của Viện Brookings ở Washington cho hay, Pháp đang quyết xoay sang “trục châu Á” nhằm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Ngày 26/4, Tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp thắng Đức và Nhật Bản trong cuộc đua giành hợp đồng đóng hạm đội 12 tàu ngầm cho Australia trị giá 40 tỷ USD. Chiến thắng này chẳng có gì bất ngờ đối với những ai luôn quan sát chính sách của Pháp ở châu Á Thái Bình Dương trong 5 năm qua.

Kể từ khi ông François Hollande lên làm tổng thống năm 2012, Pháp đã bắt đầu kế hoạch xoay sang châu Á nhằm ngăn chặn sự suy giảm của các con số trong ngành thương mại và nâng cao ảnh hưởng tổng thể của Paris trong khu vực trước một Trung Quốc đang trỗi dậy hung hăng.

Pháp quyết cùng Mỹ xoay “trục châu Á”, đối phó Trung Quốc - ảnh 1

Tàu ngầm Pháp Barracuda.

Sau mâu thuẫn từ những năm 1990 khi Paris quyết định thử vũ khí hạt nhân trên một hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương,  Pháp và Australia đã bắt đầu mối quan hệ đối tác mới chặt chẽ trong thập kỷ qua.

Cuối tuần qua, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã đột xuất quyết định bay tới Australia để ăn mừng chiến thắng của Pháp trong vụ tàu ngầm. Không giống đối thủ cạnh tranh Mitsubishi Heavy Industries (MHI) của Nhật Bản, DCNS hứa hẹn sẽ đóng các bộ phận chính của tàu ngầm ngay tại Úc, tạo ra 2.900 việc làm cho khu vực Adelaide.

Ngoài ra, Paris cũng  đảm bảo một trong những nhà thầu quốc phòng khổng lồ của Mỹ, Lockheed Martin và Raytheon, phụ trách việc trang bị hệ thống chiến đấu cho tàu ngầm.

Việc Pháp giành được hợp đồng trên là một chiến thắng bất ngờ bởi Australia và Nhật Bản có mối quan hệ chiến lược rất chặt chẽ. Nó cũng chứng tỏ được tham vọng lâu dài của Pháp tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương với nhiều lợi thế sẵn có.

Pháp quyết cùng Mỹ xoay “trục châu Á”, đối phó Trung Quốc - ảnh 2

Một nhà máy đóng tàu của Pháp.

Nhờ những lãnh thổ hải ngoại như New Caledonia, French Polynesia, đảo Clipperton, Wallis và Futuna, Pháp có tiềm năng hàng hải lớn thứ hai thế giới. Pháp cũng là thành viên của nhóm Phối hợp Quốc phòng bốn bên (QUAD) cùng với Mỹ, Australia và New Zealand. QUAD có mục tiêu chính là nhằm phối hợp các nỗ lực an ninh ở Thái Bình Dương.

Theo cả hai chuyên gia Philippe Le Corre và Michael O'Hanlon, Paris cũng đang muốn giảm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách phát triển quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.

Những lãnh thổ hải ngoại khác như quần đảo Mayotte, Réunion, quần đảo Scattered, French Southern cũng đem lại sự hiện diện cho Pháp ở phần phía nam của Ấn Độ Dương. Trong khi đó, các căn cứ quân sự của Pháp ở Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất và Djibouti đem lại sự hiện diện cho Paris ở các khu vực phía tây bắc của Ấn Độ Dương.

Pháp quyết cùng Mỹ xoay “trục châu Á”, đối phó Trung Quốc - ảnh 3

Một xưởng đóng tàu của DCNS Pháp

Điều đó giúp cho Pháp có lợi thế hơn so với các thành viên khác của EU về việc tăng cường quan hệ quốc phòng và an ninh trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Pháp đang là nhà cung cấp hàng đầu các thiết bị quân sự cho một số quốc gia châu Á bao gồm Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Australia. Trong khoảng từ năm 2008 đến năm 2012, các quốc gia châu Á chiếm 28% doanh số bán thiết bị quốc phòng của Pháp, tăng hơn gấp đôi so với 12% của giai đoạn 1998-2002.

Pháp cũng luôn ủng hộ EU đưa ra một chính sách chung hướng tới châu Á, đặc biệt với những diễn biến hiện nay trên Biển Đông. Cuối tháng Ba vừa qua, với sự hỗ trợ của Pháp, Đức, Anh và các thành viên khác của EU, bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU đã ban hành một tuyên bố chỉ trích hành động của Trung Quốc.

Tuyên bố có đoạn: "EU cam kết duy trì một trật tự pháp lý cho các biển và đại dương dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, như được phản ánh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Điều này bao gồm duy trì an toàn, an ninh, hợp tác, tự do hàng hải. Mặc dù không phải là một bên có tranh chấp lãnh thổ và không gian hàng hải ở Biển Đông nhưng EU kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, để làm rõ cơ sở khẳng định chủ quyền của mình và theo đuổi chúng theo luật pháp quốc tế bao gồm UNCLOS và phán quyết của tòa án quốc tế".

Dù vậy, TNI cho rằng, điều này không có nghĩa Pháp sẽ bỏ qua mối quan hệ "đối tác toàn cầu" với Trung Quốc. Năm 2014, hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao. Bắc Kinh và Paris cũng đã tiến hành các cuộc đối thoại song phương thường niên về các vấn đề quốc tế và an ninh. Nhưng với tư cách là một thành viên chủ đạo của EU, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là bên có đóng góp đáng kể đối với an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Pháp đã đưa ra một chính sách châu Á đa chiều.

Ông Philippe Le Corre và Michael O'Hanlon cùng đánh giá, chính sách hướng “trục châu Á” của Pháp là một tin đáng mừng đối với Washington. Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy và ngày càng hung hăng trong khu vực, Mỹ cần có một sự hợp tác của châu Âu để Bắc Kinh buộc phải giảm bớt hoặc dừng ngang ngược ở Biển Đông.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !