Mỹ thử tên lửa hành trình, điều F-35 tới Hàn Quốc, Triều Tiên nói “quá nguy hiểm”

Hôm nay (22/8), Triều Tiên nhấn mạnh việc Mỹ thử tên lửa hành trình tầm trung cùng kế hoạch điều các tiêm kích F-35 tới Hàn Quốc là động thái “nguy hiểm”, có thể “kích động một cuộc chiến tranh lạnh” mới trong khu vực.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay, Bình Nhưỡng không thay đổi quan điểm về việc giải quyết mọi vấn đề thông qua đối thoại và đàm phán.

Tiêm kíchF-35A của Mỹ tại căn cứ không quânCheongju ở Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap)

“Nhưng đối thoại mà đi kèm với những mối đe dọa quân sự thì chúng tôi không hứng thú”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố.

“Những động thái quân sự bất thường và nguy hiểm đang diễn ra sẽ có thể kích động một cuộc chiến tranh lạnh mới trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh thêm.

Trong thời gian qua, Mỹ - Triều đã tiến hành các cuộc đàm phán về vấn đề giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai diễn ra hồi cuối tháng Hai tại Hà Nội kết thúc mà hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn chưa được nối lại.

Hồi tháng Sáu, trong cuộc gặp tại biên giới liên Triều, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đồng thuận tiếp tục tiến hành đàm phán về vấn đề hạt nhân giữa hai bên.

Trong khi đó, đại sứ Mỹ Stephen Biegun hiện có mặt ở Seoul từ ngày 20/8 sau khi thực hiện chuyến thăm tới Nhật Bản để thảo luận về chương trình giải trừ hạt nhân của Triều Tiên.

“Chúng tôi đã chuẩn bị để đối thoại ngay khi nhận được tin từ phía những người đồng cấp Triều Tiên”, ông Biegun phát biểu hôm 21/8.

Còn trong tuyên bố vào hôm nay, KCNA nhấn mạnh Triều Tiên phản đối việc Hàn Quốc nhập khẩu các thiết bị quân sự công nghệ cao như chiến đấu cơ tàng hình F-35 và xem đây là động thái “khiêu khích nghiêm trọng”.

Hôm 19/8, Lầu Năm Góc cho hay Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn hơn 500 km. Đây là khoảng cách nằm trong phạm vi cấm của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Mỹ và Liên Xô cũ ký kết vào năm 1987. Theo đó, INF cấm các nước thành viên phát triển các loại tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 – 5.500 km. Còn Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF vào ngày 1/8. 

Về phần mình, trong những tuần gần đây, Triều Tiên cũng đã cho phóng một vài tên lửa tầm ngắn. Bình Nhưỡng khẳng định đây là hành động cần thiết để nâng cao năng lực quốc phòng quốc gia.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: Mỹ thử tên lửa hành trình F-35 Hàn Quốc Triều Tiên mỹ rút khỏi hiệp ước INF bán đảo triều tiên đàm phán hạt nhân mỹ triều trump gặp kim jong-un

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !