Hé lộ cách phương Tây thử thách sự kiên nhẫn của Nga trong một thời gian dài

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây gần đây trên một loạt vấn đề đã cho thấy các bên đang muốn vạch rõ những “lằn ranh đỏ” và kiên quyết bảo vệ các lợi ích quốc gia.

Trong một báo cáo gần đây của giới chuyên gia, gốc rễ của sự xấu đi hiện nay trong quan hệ Mỹ-Nga và sự bế tắc đối với tình hình Ukraine có thể bắt nguồn từ những năm 1990 và chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton.

Các cuộc tranh luận hiện nay trong xã hội và báo chí đang thiếu kiến ​​thức lịch sử cơ bản và bối cảnh của 30 năm cuối cùng sau khi Liên Xô sụp đổ.

Mới đây, ông Ted Galen Carpenter, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Cato (Mỹ) đã nêu chi tiết 4 hành động khiêu khích chính của phương Tây dẫn đến cuộc khủng hoảng Ukraine 2.0 đang diễn ra. Đồng thời, ngày nay, Điện Kremlin đang yêu cầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ bỏ việc mở rộng quân sự về phía Đông vì Nga cho rằng hành động này là đe dọa an ninh quốc gia.

Mở rộng về phía Đông của NATO

Trong cuốn hồi ký “Madame Secretary”, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc và Ngoại trưởng Madeleine Albright lưu ý rằng, vào năm 1993 chính quyền ông Clinton đã quyết định ủng hộ mong muốn gia nhập NATO của các quốc gia Trung và Đông Âu. Năm 1998, Ba Lan, Czech và Hungary gia nhập liên minh.

{keywords}
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, việc Kiev nghiêng về phương Tây cũng như NATO mở rộng về phía Đông là một mối đe dọa an ninh khẩn cấp với nước Nga. (Ảnh: RIA)

Theo bà Albright, khi đó Tổng thống Nga Boris Yeltsin và các cộng sự rất vô cùng không hài lòng với diễn biến sự kiện này. Phản ứng của Nga là dễ hiểu vì việc mở rộng này đã phá vỡ những lời hứa không chính thức với Moscow từ chính quyền George H. W. Bush đưa ra, khi cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev không chỉ đồng ý thống nhất nước Đức mà còn cả tư cách thành viên NATO. Theo đó, hàm ý của việc này là để NATO sẽ không vượt ra ngoài biên giới phía Đông của nước Đức thống nhất.

Can thiệp quân sự của NATO ở Balkan

Cuộc chiến của NATO vào năm 1995 chống lại những người Serbia ở Bosnia đòi ly khai khỏi Bosnia và Herzegovina mới được thành lập và việc kết thúc Hiệp định Hòa bình Dayton đã khiến chính phủ ông Yeltsin và người dân Nga vô cùng tức giận.

Khi đó, Balkan với tư cách là một khu vực có lợi ích chiến lược và tôn giáo quan trọng đối với Moscow trong nhiều thế hệ và Nga đã bất lực khi chứng kiến ​​liên minh do Mỹ dẫn đầu thực hiện ý định của họ ở đó.

Bốn năm sau, các cường quốc phương Tây đã tổ chức một vụ khiêu khích thậm chí còn nghiêm trọng hơn bằng cách can thiệp vào phe nổi dậy ly khai ở tỉnh Kosovo đang gặp khó khăn của Serbia. Việc tách tỉnh này khỏi Serbia và chuyển giao dưới sự kiểm soát của Liên Hợp Quốc không chỉ đặt ra một tiền lệ quốc tế “không lành mạnh”, mà còn thể hiện sự coi thường hoàn toàn các lợi ích và ưu tiên của Nga ở vùng Balkan.

Theo đó, các quyết định của chính quyền ông Clinton về việc mở rộng NATO và can thiệp vào Bosnia và Kosovo là những bước đi quyết định hướng tới cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Nga.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Xô Jack F. Matlock Jr đã mô tả vai trò tiêu cực của việc Mỹ can thiệp vào vùng Balkan trong quan hệ giữa Nga với Mỹ và phương Tây: “Niềm tin của Nga đối với Mỹ đã bị suy giảm. Năm 1991, theo các cuộc thăm dò, khoảng 80% người Nga có thái độ tích cực đối với Hoa Kỳ, tuy nhiên vào năm 1999, gần như tỷ lệ tương tự đã được thể hiện một cách tiêu cực”.

Hướng mở rộng tiếp theo của NATO

Không bằng lòng với việc Moscow phản đối chính quyền ông Clinton đẩy NATO vào Trung Âu, chính quyền George W. Bush cam kết với các đồng minh sẽ trao quyền thành viên cho phần còn lại của Hiệp ước Warsaw.

Việc các nước Baltic kết nạp vào liên minh vào năm 2004 đã tăng cường sức mạnh quân sự của phương Tây. Ba nước cộng hòa nhỏ này không chỉ là một phần của Liên bang Xô viết, mà còn là một phần quan trọng trong lịch sử của nước Nga Sa hoàng. Vào thời điểm đó, Nga chưa đủ mạnh để đáp trả bằng bất cứ điều gì khác ngoài những phản đối ngoại giao kéo dài, nhưng sự giận dữ đối với phương Tây và coi thường các lợi ích an ninh của Moscow tiếp tục tăng lên.

{keywords}
Quan hệ giữa Nga với phương Tây thường xuyên căng thẳng liên quan đến tình hình Ukraine. (Ảnh: RIA)

Bên cạnh đó, việc NATO mở rộng biên giới về phía Nga không phải là hành động khiêu khích duy nhất. Gần đây, Mỹ ngày càng tham gia tích cực hơn vào việc triển khai các thành viên mới của liên minh các lực lượng vũ trang trên cơ sở luân phiên. Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates dưới thời Tổng thống George W. Bush cũng bày tỏ lo ngại rằng, những hành động như vậy làm gia tăng căng thẳng.

Vào tháng 2/2007, trong bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin tại Hội nghị An ninh Munich đã làm nêu rõ: “Điện Kremlin không còn muốn dung thứ cho sự kiêu ngạo của Mỹ và NATO”.

Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn không có gì thay đổi khi ông W. Bush thậm chí còn cố gắng đảm bảo tư cách thành viên trong liên minh cho Gruzia và Ukraine và giờ đây những người kế nhiệm ông đang theo đuổi chính sách này, bất chấp sự phản đối từ Pháp và Đức.

Nga là “cái gai trong mắt” ở Ukraine

Nga nhiều lần đưa ra cảnh báo, tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phương Tây tiếp tục phớt lờ. Các biện pháp hạn chế ở một số khu vực vẫn tiếp tục và trong một số trường hợp, thậm chí còn tăng lên. Đầu năm 2008, Mỹ và các cường quốc chủ chốt của NATO đã bỏ qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (và quyền phủ quyết của Nga) và trao cho Kosovo độc lập hoàn toàn.

Ba năm sau, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã “đánh lừa” các quan chức Nga về mục tiêu thực sự của sứ mệnh được cho là nhân đạo của Liên Hợp Quốc ở Libya bằng cách thuyết phục Moscow từ chối quyền phủ quyết. Sau đó, tình hình nhanh chóng leo thang thành cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu nhằm thay đổi chế độ và lật đổ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.

Mỹ sau đó cùng với đồng minh ở Trung Đông đã phát động chiến dịch lật đổ chính phủ thân Nga ở Syria của Tổng thống Bashar al-Assad. Và gần đây nhất là sự can thiệp nghiêm trọng của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vào nội bộ chính trị của Ukraine.

Nhiều khả năng một số lập luận nêu trên sẽ là chủ đề thảo luận tại các cuộc họp của các quan chức tại Hội đồng Nga-NATO và ngày 12/1 tới đây.

Trước đó, hồi tháng 12/2021, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố hai bản dự thảo thỏa thuận về bảo đảm an ninh mang tính ràng buộc pháp lý với Mỹ và NATO. Theo dự thảo này, Nga muốn loại trừ mọi kế hoạch mở rộng hoạt động của NATO về phía Đông châu Âu, trước hết là ở Ukraine, mà Moscow cho là có nguy cơ đe dọa an ninh Nga.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết, nước này mong đợi kết quả cụ thể của cuộc đối thoại sắp tới với NATO về đảm bảo an ninh và sẵn sàng cho một cuộc đối thoại thực chất và hiệu quả.

Thứ trưởng Grushko nhấn mạnh, Nga mong muốn có cuộc thảo luận thực chất và nhanh chóng vì tình hình đòi hỏi điều này và Moscow ưu tiên đạt được những kết quả cụ thể như đưa ra một quyết định thực sự cải thiện tình hình trong lĩnh vực an ninh quân sự ở châu Âu.

Thanh Bình (lược dịch)

Nga có 4 kịch bản cho Ukraine

Nga có 4 kịch bản cho Ukraine

Tờ Jyllands-Posten của Đan Mạch mới đây đã đưa ra 4 kịch bản có thể xảy ra từ đàm phán đến xung đột cho tình hình tại Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !