Thấu hiểu trẻ tự kỷ bằng công nghệ thực tế ảo

Bằng thiết bị công nghệ là kính thực tế ảo, một số tổ chức xã hội đã hợp tác thực hiện dự án "Thử sống như em" giúp cộng đồng hiểu hơn về trẻ tự kỷ, giúp các em có thể hòa nhập tốt hơn với thế giới bên ngoài.

Dự án xã hội “Thử sống như em” đang được triển khai hiện nay nằm trong khuôn khổ “Quỹ Sáng kiến thanh niên vì các Mục tiêu Phát triển bền vững” do Tổ chức Oxfam tài trợ, được thực hiện theo hình thức trải nghiệm xã hội tại thành phố Đà Nẵng và đô thị cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam). Trực tiếp lên ý tưởng và điều phối dự án là nhóm Trẻ tự kỷ - Hiểu và Yêu thương (Act 4 Vietnamese Austim - A4A), đơn vị trực thuộc Mạng lưới 2030 Youth Force Vietnam.

“Thử sống như em” được thực hiện dựa trên ý tưởng của clip “What Austim Feels Like” do tổ chức Austim Speaks thực hiện. Nhờ các thiết bị công nghệ phổ biến là kính thực tế ảo và tai nghe headphone, những người tham gia trải nghiệm sẽ có 2-3 phút sống bằng tri giác của một đứa trẻ tự kỷ đang bị rối loạn thính giác. Kính thực tế ảo sẽ mô phỏng mọi cảm nhận về âm thanh của trẻ tự kỷ và truyền cảm nhận này đến với người trải nghiệm, từ đó giúp họ hiểu rõ hơn về những gì trẻ tự kỷ mắc phải.

Là một trong những khách mời tham gia trải nghiệm, bà Phùng Thị Tú - đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục đặc biệt Đà Nẵng chia sẻ: “So với người bình thường, thính giác của trẻ tự kỷ rất nhạy cảm. Bản thân chúng ta chỉ có thể lắng nghe những âm thanh ở gần theo một cách chọn lọc, trong một phạm vi nhất định, còn người tự kỷ phải tiếp nhận gần như tất cả các nguồn âm thanh cùng một lúc, gây nên sự nhiễu loạn ở thính giác. Hãy tưởng tượng tiếng còi xe ngoài đường, tiếng chim hót, tiếng nhạc, tiếng đập vỡ kính,… đồng loạt dội vào lỗ tai cùng một lúc, đó chính là nguyên nhân gây nên sự hoảng loạn cho trẻ tự kỷ khi lắng nghe”.

Thấu hiểu trẻ tự kỷ bằng công nghệ thực tế ảo - ảnh 1

Khách mời tham gia trải nghiệm “thử sống như người tự kỷ” bằng kính thực tế ảo. Ảnh: Trường Thành.

Thấu hiểu trẻ tự kỷ bằng công nghệ thực tế ảo - ảnh 2

Thay đổi cái nhìn về trẻ tự kỷ sẽ giúp các em dễ dàng hòa nhập hơn với thế giới bên ngoài. Ảnh: Thái Tuyễn.

Nhóm thực hiện dự án sẽ ghi lại cảm nhận của những người tham gia trải nghiệm bằng một video clip hoàn chỉnh. Kể từ đầu tháng 10/2017, video clip được ra mắt chính thức trên các kênh thông tin, mạng xã hội như một thông điệp tuyên truyền, giáo dục nhận thức của cộng đồng về trẻ tự kỷ nói riêng và người tự kỷ nói chung.

“Rối loạn thính giác ở người tự kỷ là một trong 3 rối loạn chính ở người tự kỷ gồm rối loạn hành vi, rối loạn ngôn ngữ và rối loạn giác quan. Việc sử dụng công nghệ thực tế ảo cho phép những người tham gia trải nghiệm hiểu rõ hơn những vấn đề mà người tự kỷ gặp phải, chứ không chỉ là quan điểm đơn thuần “người tự kỷ là người có vấn đề về thần kinh” như nhiều người đã và đang hiểu sai lệch”, Thạc sĩ Lê Thị Kim Thu - Giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng nhận xét về dự án.

Bên cạnh video ghi lại trải nghiệm nỗi đau tự kỷ bằng công nghệ thực tế ảo, nhóm điều hành dự án cũng cho ra mắt sản phẩm online “Tạp chí Tự Kỷ” nhằm chia sẻ các thông tin ý nghĩa về hội chứng tự kỷ đến với mọi người.

“Bản thân mình cũng từng có những nhận thức sai lầm về người tự kỷ, chưa hề biết rằng bản thân họ phải chịu những nỗi đau rất đáng sợ về tri giác và tâm lý. Vì vậy, mình hi vọng dự án này sẽ làm được điều gì đó để thay đổi nhận thức của mọi người về tự kỷ, giúp người tự kỷ vượt qua được những nỗi đau để hòa nhập với cộng đồng”, chị Nguyễn Thị Hạnh Duyên - Trưởng nhóm A4A chia sẻ về dự án.

Theo chị Duyên cho biết thêm, trong thời gian sắp tới, bản thân nhóm A4A và các tổ chức xã hội nói chung sẽ tiếp tục mở rộng  các hoạt động xã hội vì người tự kỷ, với các kênh vận hành chủ chốt là công nghệ và truyền thông. Qua đó, thông điệp và tiếng nói ủng hộ người tự kỷ được truyền đi một cách mạnh mẽ; xã hội sẽ có ngày càng nhiều người lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ cho trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng.

Trường Thành

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !