Than tồn kho lớn vẫn nhập khẩu mạnh: Bộ Công thương, TKV nói gì?

8 tháng ngành than nhập về 9,7 triệu tấn, vượt xa dự báo; trong khi 9 tháng đầu năm 2016, toàn ngành tồn kho gần 12 triệu tấn, trong đó Tập đoàn TKV tồn gần 11 triệu tấn…

Theo quy hoạch Chính phủ thông qua đầu năm 2016, số lượng than nhập khẩu về Việt Nam trong năm nay mà Bộ Công thương và Tập đoàn TKV đưa ra khoảng 3 triệu tấn than dành cho các nhà máy nhiệt điện, nhưng thực tế con số này đã tăng gấp 3 lần, có phải ngành than và Bộ Công thương đã không lường trước được nhu cầu, dẫn đến hiện tượng “vỡ trận” về nhập khẩu không?

Trả lời câu hỏi này tại tọa đàm “Nhập khẩu than và an ninh năng lượng quốc gia”, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục năng lượng (Bộ Công thương) cho hay, câu chuyện nhập khẩu 8 tháng nhập về 9,7 triệu tấn cao hơn số dự toán xây dựng quy hoạch là 3 lần, trước hết chúng ta phải đưa về một chuẩn, một hệ quy chiếu để so sánh.

“3 triệu tấn này chúng tôi chưa tính đến những nhà máy điện BOT và các nhà máy đã nhập khẩu than trước đây, chưa phản ánh những hộ tiêu thụ khác như nhập khẩu than giai đoạn mới ngoài điện còn phải nhập cho hộ xi măng, phân bón, hóa chất…. Như vậy, giai đoạn 2016 – 2020, khối lượng than cần nhập do thiếu cho các hộ tiêu thụ khác cũng tương đương như khối lượng  nhập khẩu than cho điện. Nếu tính ra cũng tầm trên 8 triệu tấn.

Trong 9,7 triệu tấn bao gồm than cho điện, than cho các hộ khác nên dự báo 3 triệu tấn than nhập khẩu cho điện không phải gấp 3 lần. Nếu xem lại số tồn than của 8 tháng 2016 và số nhập khẩu thì 2 con số đó xấp xỉ bằng nhau. Như vậy, nếu không có than nhập khẩu vào thì hoàn toàn chúng ta tiêu thụ hết số lượng than sản xuất trong nước".

"Dự báo như thế là cũng sát và tất nhiên dự báo cũng có sai số và sai số nằm trong sự cho phép”, ông Thọ nói.

Than tồn kho lớn vẫn nhập khẩu mạnh: Bộ Công thương, TKV nói gì? - ảnh 1

Nhập khẩu than khoảng 10 triệu tấn, vượt xa với con số dự báo.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) thì cho hay: 6 tháng đầu năm 2016, thị trường than trên thế giới giá xuống “đáy” nên lượng than nhập về tăng rất nhanh, đặc biệt than cho các hộ như xi măng hay các hộ lẻ khác.

TKV nhập than loại chất bốc cao, lưu huỳnh thấp để trộn với than còn tồn kho, nhất là than khu vực miền Tây, than Vàng Danh (Uông Bí) có chất bốc thấp thì mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nhưng, vì sao giá than trong nước cao hơn giá than nhập khẩu thời gian qua, ông Thọ lý giải là do yếu tố kỹ thuật, điều kiện khai thác của ngành than, đa số các mỏ khai thác dưới sâu, thậm chí âm 300m so với mực nước biển, chi phí khai thác mỏ lộ thiên với hệ số bóc đất đã tăng gấp 3 lần làm tăng chi phí sản xuất, giá thành sản xuất than trong nước.

“Từ 1/7/2016, thuế tài nguyên tăng trung bình 3 lần, đối với than hầm lò tăng từ 7 lên 10%, than lộ thiên tăng từ 9 lên 11%. Nếu tính cả tiền cấp quyền khai thác, bản chất cũng là thuế tài nguyên đã tăng đối với khai thác hầm lò lên 2% và khai thác lộ thiên tăng lên 14%, nếu so với các nước trong khu vực chúng ta đang cao hơn từ 7-10%, đây là một trong các yếu tố làm tăng giá than sản xuất trong nước”, ông Thọ nói.

Còn theo vị Phó Tổng giám đốc Tập đoàn TKV thì có 4 nguyên nhân khiến giá than trong nước cao hơn giá than nhập khẩu. Đó là, sản lượng nguồn cung thế giới tăng cao, trong điều kiện kinh tế sau khủng hoảng tài chính suy giảm kinh tế tăng trưởng chậm nhiều nước đã phải điều chỉnh giảm thuế nên khả năng cạnh tranh, giá các nước so với chúng ta cũng có chênh lệch.

Đối với ngành khoáng sản nói chung khi điều kiện khai thác khó khăn, thị trường khó khăn thì thường tập trung vào những nơi có điều kiện thuận lợi hơn nên khi đó, giá thành phải hạ xuống để phù hợp với thị trường để bán được. Còn ở Việt Nam thì điều kiện khai thác khó khăn hơn cùng với nhiều chi phí thì giá thành than trong nước có sự khác so với giá thế giới. Trình độ khai thác, cơ giới hóa, trình độ quản lý của nhiều nước tốt hơn Việt Nam.

Mặt khác, do phải đăng ký dài hạn về vận tải, cơ sở hạ tầng, không khai thác không tiêu thụ vẫn phải trả tiền trong 5 năm, 10 năm…. nên bắt buộc phải tiệu thụ dù giá có thấp.

Liên quan đến câu chuyện xuất khẩu than, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục năng lượng cho hay, theo quy định, than là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và không phải cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh than là vừa xuất khẩu và nhập khẩu than. Chúng ta chỉ xuất khẩu những chủng loại than trong nước chưa sử dụng hết hoặc chưa có nhu cầu sử dụng, được quản lý bằng kế hoạch.

“Hàng năm, Bộ Công thương trên cơ sở tính toán cân đối cung cầu trên nguyên tắc đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng trong nước, còn lại xem xét báo cáo Chính phủ. Hàng năm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xuất khẩu năm cho các doanh nghiệp”, ông Thọ nói.

Lãnh đạo TKV cho hay, việc xuất khẩu than giúp Tập đoàn mở rộng thị trường, từ đó thúc đẩy được sản xuất góp phần tăng trưởng trong những năm qua.

“Nếu như so với khi thành lập Tập đoàn 1995 thì sản lượng đã tăng gấp 7 lần và năng suất tăng gấp 4 lần vốn chủ sở hữu, từ gần 1.000 tỷ đã tăng lên 33.000 tỷ. Đóng góp ngân sách trước đây khoảng 300-400 tỷ đồng/năm thì nay là 13.000-16.000 tỷ đồng/năm. Có những năm xuất khẩu đã giúp ngành than bù đắp giá than trong nước bán thấp hơn giá thành vào các hộ điện, xi măng, phân bón…. khoảng 3.000 - 5.000 tỷ đồng/năm”, ông Biên cho biết thêm.

Ngoài ra, theo ông Biên, so với 10 năm trở lại đây thì 9 tháng đầu năm 2016 là giai đoạn khó khăn nhất của ngành than, vừa do yếu tố giá cả, thị trường than nhập khẩu tăng cao nên gây sức ép cho than sản xuất trong nước. 9 tháng đầu năm 2016, toàn ngành tồn kho gần 12 triệu tấn, trong đó Tập đoàn TKV tồn gần 11 triệu tấn. Dự kiến năm nay, sản lượng than sản xuất trong nước sẽ giảm vài trăm tấn so với năm 2015.

Nguyễn Lê

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.