Tết đoàn tụ sau 43 năm thất lạc

Tết năm ấy là cái Tết trọn vẹn nhất của những đứa trẻ lạc cha mẹ nay đã ở tuổi ngoại tứ tuần.

43 năm trước, tại nhà hộ sinh Ba Đình (Hà Nội) có hai đứa trẻ bị bế nhầm. 43 năm sau, thông qua mạng xã hội, hai gia đình ấy đã tìm thấy con đẻ của mình. Họ nhận con trong mừng mừng tủi tủi. Tết năm ấy là cái Tết trọn vẹn nhất của những đứa trẻ lạc cha mẹ nay đã ở tuổi ngoại tứ tuần.

Canh cánh câu hỏi: Bố mẹ đẻ mình còn sống hay đã mất?

Kể về ngày chính thức biết tin mình không phải con đẻ của mẹ Hạnh, chị Tạ Thị Thu Trang (Phương Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn không giấu nổi những giọt nước mắt. Khi đó là ngày 10/10/2015, đúng vào ngày sinh nhật thứ 42, chị được mẹ Hạnh gọi vào nhà đóng cửa và nói rằng chị không phải con đẻ của mẹ. “Tai tôi ù đi, tim như có ai bóp nghẹt. Ngày nhỏ, tôi bị các bạn trêu rằng, tôi không phải con mẹ, tôi không tin và còn cãi nhau với các bạn. Bố mẹ và các anh chị em trong nhà ai cũng thương yêu tôi nhất nhà, có trong tưởng tượng, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ tôi không phải là con ruột của bố mẹ”, chị Trang nghẹn ngào kể.

Bà Hạnh có kể lại cho chị Trang sự việc, khi ấy vào ngày 10/10/1974, bà sinh một cô con gái ở nhà hộ sinh quận Ba Đình. Thời đó, tất cả những trẻ được đánh số bằng cách viết lên chân cùng với số người mẹ. Bà Hạnh mang số 33, nhưng nhận được đứa trẻ mang số 32. Thắc mắc bà Hạnh hỏi nhân viên y tế rằng con mình là số 33 sao đây lại là số 32 thì nhân viên y tế trả lời rằng, trong lúc tắm rửa số đánh dấu bị mờ. Khi ra tìm thì những đứa trẻ đánh số gần cạnh đều đã được gia đình đưa về hết.

Ôm con về nhà nhưng bà Hạnh luôn canh cánh trong lòng không yên và đứa bé được đặt tên là Tạ Thị Thu Trang. Đứa con nhận “nhầm” được gia đình bà hết mực thương yêu. Tuy nhiên, khi tuổi già, chồng mất, bà Hạnh lại mong muốn tìm lại đứa con bị thất lạc từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thấy. Bà quyết định nói với chị Trang sự thật và mong muốn cùng cô con nuôi tìm lại con đẻ cho mình và tìm bố mẹ đẻ thật cho con nuôi.

Sau ngày biết thân phận “thật” của mình là những đêm dài triền miên chị Trang khóc nghẹn. Nhiều câu hỏi luôn đau đáu trong lòng chị: Mình là ai? Bố mẹ đẻ của mình đang ở đâu, còn sống hay đã mất?

Và công cuộc tìm mẹ đẻ bắt đầu khi tháng 3/2016, cậu con trai cả của chị Trang đã lên mạng xã hội chia sẻ bức thư của bà Hạnh nhờ cộng đồng cung cấp và tìm kiếm thông tin về người con gái bị trao nhầm cách đây 42 năm tại nhà hộ sinh quận Ba Đình.

Kể về ngày chính thức biết tin mình không phải con đẻ của mẹ Hạnh, chị Tạ Thị Thu Trang (Phương Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn không giấu nổi những giọt nước mắt. Khi đó là ngày 10/10/2015, đúng vào ngày sinh nhật thứ 42.

Cuộc đời như một giấc mơ

Câu chuyện của họ được chia sẻ rất nhiều và nhận được nhiều cảm thông của cộng đồng mạng cũng như Phòng Tư pháp quận Ba Đình. Ngay sau đó, 10 trường hợp có cùng ngày tháng năm sinh trên địa bàn được Phòng Tư pháp quận cung cấp cho gia đình bà Hạnh.

Ba mẹ con chị Trang háo hức chờ Tết đến để được đoàn tụ với bố mẹ, ông bà.

Trong số này, sau khi loại trừ còn 7 trường hợp được gia đình bà Hạnh cất công tìm kiếm. 6/7 người hợp tác với bà Hạnh, trong đó có một trường hợp có khá nhiều nét tương đồng, gia đình hai bên quyết định làm xét nghiệm ADN nhưng lại không trùng khớp, hy vọng lớn nhất vụt tắt khiến ước muốn tìm lại người thân của họ càng mong manh. Công cuộc tìm kiếm lại người thân tưởng như lâm vào ngõ cụt, gia đình chị Trang đã tạm dừng lại việc đi tìm. “Chỉ còn 1 trường hợp duy nhất được “khoanh vùng” là không hợp tác. Dù hy vọng khá mong manh nhưng sau ba tháng mẹ tôi vẫn viết cho cô gái ấy một bức thư gửi qua Facebook với lời khẩn cầu mong cô ấy giúp đỡ. Khi ấy, vào một chiều tháng 6/2016, tại nhà tôi, khoảng nửa giờ sau khi mẹ tôi gửi thư thì cô ấy nhắn lại: “Mẹ ơi con đây, cám ơn ông giời cho con được là con mẹ. Mẹ để cho con thời gian để những người yêu thương con đón nhận Trang”. Đọc những dòng chữ này, bà đã chết lặng”, chị Trang kể lại.

Chị bảo, đến bây giờ vẫn không tin đây là sự thật, chị đã tìm thấy cha mẹ đẻ của mình sau hơn 40 năm thất lạc. Sau đó, chị Lan Anh (con gái của mẹ nuôi chị Trang) đã sắp xếp để chị Trang bay vào Đà Nẵng gặp bố mẹ đẻ. Còn ở Hà Nội, chị Lan Anh cũng về nhà mẹ nuôi chị Trang nhận mẹ.

Chị Tạ Thị Thu Trang cùng mẹ nuôi là bà Hạnh.

Vẫn theo lời chị Trang, Tết năm ngoái là quãng thời gian hạnh phúc nhất đời chị từ khi biết tin mình không phải con đẻ của mẹ Hạnh. Đó là cái Tết đầu tiên chị được sống trong tình yêu thương của cả bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi. “Khi ấy tôi mới sinh thêm cháu, đã được bố mẹ đẻ đón về nhà ông bà chăm nửa tháng. Sau đó sát Tết, ông bà cũng đưa tôi và các con về thăm quê nội, ngoại thắp hương cho ông bà, gặp gỡ họ hàng. “Các con tôi vui lắm, chúng có thêm ông bà. Sau đó, thi thoảng chúng tôi lại đưa các con cháu đến chơi, cũng có khi ông bà ghé qua thăm chúng tôi”, chị Trang kể lại.

Tết ra, bố mẹ đẻ chị Trang trở lại Đà Nẵng sinh sống, từ đó mẹ con họ ít có dịp gặp nhau. Nói chuyện với tôi nhưng ánh mắt của người đàn bà ngoại tứ tuần vẫn chất chứa nỗi buồn vời vợi. Chị bảo: “Điều tôi mong nhất là bố mẹ đẻ và mẹ nuôi khỏe mạnh, vui vẻ. Một cái Tết nữa lại sắp về, hy vọng Tết này các con tôi được sum vầy bên ông bà”. 

Ngô Huyền

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !