Tên tiếng Anh 7 ngày trong tuần có cùng nguồn gốc tên gọi các thiên thể

Hỏi: Tên gọi của các ngày trong tuần có liên quan gì đến thiên văn học, các hành tinh, ngôi sao không? - Lê Hồng Mận (Hà Nội)

{keywords}
Cơ sở tên gọi các ngày trong tuần

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam: Khác với cách gọi tên khá đơn giản trong tiếng Việt của chúng ta, tên ban đầu các ngày trong tuần (từ chủ nhật đến thứ bảy) trong văn hóa của các quốc gia châu Âu có ý nghĩa rõ nét, cùng nguồn gốc với tên gọi quen thuộc của các thiên thể.

Chủ nhật là ngày được coi là đặc biệt nhất trong tuần được các nền văn hóa chọn cho cái tên đặc biệt nhất. Trong tiếng Anh chủ nhật là Sunday có ý nghĩa là ngày của Mặt Trời. Trong khi đó, nhiều nền văn hóa khác ở châu Âu thì ngày này lại được lấy theo ý nghĩa là ngày của Chúa (Lord's day), do đó nó được lấy theo tên của thánh Dominic.

Thứ hai là ngày đầu tiên trong tuần, được lấy theo tên của Mặt Trăng (đứng ngay bên cạnh Mặt Trời), trong tiếng Anh là Monday (lấy theo Moon - Mặt Trăng), tiếng Pháp là Lundi, tiếng Tây Ban Nha là Lunes, tiếng Ý là Lunedi, đều có nghĩa là Mặt Trăng.

Thứ ba, tiếng Anh là Tuesday. Trong thần thoại La Mã, thần chiến tranh là Mars, tên này được đặt cho hành tinh thứ 4 của Hệ Mặt Trời là Sao Hỏa.

Thứ tư - Wednesday trong tiếng Anh để chỉ thứ tư tương ứng với từ gốc là woden. Đây là tên vị thần đứng đầu thiên đình trong thần thoại của người Anglo- Saxon/Teutonic. Vị thần này tương ứng trong văn hóa Bắc Âu là Odin, Hy Lạp là Zeus, tiếng Latin tương ứng là Jupiter, được đặt tên cho hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời là Sao Mộc.

Thứ năm trong tiếng Anh là Thursday, là tên gọi của thần cai quản sấm sét trong thần thoại Bắc Âu - Thor.

Thứ sáu tiếng Anh là Friday, lấy theo tên của Freya - nữ thần tình yêu và sắc đẹp, thủ lĩnh của các Valkyrie trong thần thoại Bắc Âu. Tương tự trong tiếng Pháp, Vendredi, hay tiếng Ý là Venerdi đều lấy từ Venus, nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại La Mã.

Thứ bảy là ngày cuối cùng trong tuần, tiếng Anh là Saturday, tiếng Pháp là Samedi, tiếng Tây Ban Nha là Sasbado... đều có chung nguồn gốc là từ Saturn - cha đẻ của thần Jupiter trong thần thoại La Mã, đây là cái tên được đặt cho hành tinh thứ sáu trong Hệ Mặt Trời là Sao Thổ.

Theo khoahocdoisong.vn

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

Đang cập nhật dữ liệu !