Tại sao loài người chúng ta lại ăn thịt?

Tại sao loài người chúng ta lại ăn thịt? Câu chuyện về việc con người trở thành loài thú ăn thịt đầy tham vọng bắt đầu từ 65 triệu năm trước.

Loài khủng long vừa mới tuyệt chủng, cùng với hơn một nửa số giống loài động vật trên trái đất. Trong những khu rừng nhiệt đới trải rộng khắp hành tinh, trên những tán cây cao vút, những tổ tiên của chúng ta chỉ vừa mới tiến hóa. Đó chính là loài linh trưởng đầu tiên được biết tới: Purgatorius. Nó nhìn chẳng hề giống bạn hay tôi, hay thậm chỉ cả lũ tinh tinh. Nhìn nó giống như sản phẩm giữa chuột và sóc vậy.

Purgatorius là một kẻ leo cây đại tài – và ăn chay. Nó đã từ bỏ chế độ ăn có côn trùng của tổ tiên mình để đến với những hoa quả và trái cây mới dồi dào, tự dựng cho bản thân một cái ổ trên những cành cây. Trong hàng chục triệu năm, con cháu của Purgatorius đã gắn liền với chế độ ăn từ cây cỏ. Từ những con khỉ nhỏ bé cho tới những con vượn to như khỉ đột, đều sinh tồn chủ yếu dựa vào hoa quả nhiệt đới. Khoảng 15 triệu năm trước, chúng đã đa dạng hóa hơn chút, thêm mầm cây và hạt vào bữa ăn của mình, nhưng vẫn là những kẻ ăn chay thực sự.

Tại sao loài người chúng ta lại ăn thịt? - ảnh 1

Purgatorius.

Và rồi, khoảng 6 triệu năm trước, Sahelanthropus tchadensis đặt chân vào hệ thống linh trưởng Châu phi. Với sự ra đời của Sahelanthropus, nòi giống chủa chúng ta dường như từ đó đã tách ra khỏi những người anh em gần nhất, tinh tinh và vượn bonobo. Trong ngôn ngữ của cổ nhân loại học, từ hominin là để chỉ con người hiện đại và tất cả những loài đã tuyệt chủng có quan hệ gần gũi với chúng ta – và Sahelanthropus chính là loài đầu tiên. Một sinh vật lùn, mặt tịt, não nhỏ, và gần như đi thẳng bằng hai chân. Nó có răng nanh nhỏ hơn và men răng dày hơn so với tổ tiên của mình, gợi ý rằng chế độ ăn của nó cần tới nhiều hơn việc nhai và nghiền so với Purgatorius -bữa ăn vốn chỉ có hoa quả.

Tuy nhiên, việc ăn thịt vẫn chưa được phát hiện trên tổ tiên của chúng ta. Sahelanthropus có lẽ đã ăn các loại cây cứng, nhiều chất xơ cùng với hạt giống và các loại hạt. Sau đó, một vài loài thuộc Australopithecus sống trong khoảng 4 tới 3 triệu năm trước trong rừng, rừng ven sông, và vùng ngập theo mùa của Châu Phi cũng không hề động tới thịt. Những hố và vết xước kích cỡ hiển vi trên bề mặt răng của chúng gây ra bởi những gì chúng ăn, gợi ý rằng chúng có một chế độ ăn tương đồng với tinh tinh ngày nay: lá, chồi, rất nhiều hoa quả, một vài loại bọ, và thậm chí là cả vỏ cây.

Liệu australopiths có ăn thịt? Cũng có thể. Cũng giống như việc tinh tinh ngày nay đôi khi cũng săn khỉ colobus, tổ tiên của chúng ta có thể cũng thỉnh thoảng đổi món với những con khi nhỏ hơn. Tuy nhiên ruột của hominin cổ đại cũng chưa cho phép chúng có một chế độ ăn nhiều thịt. Ruột của chúng mang những đặc điểm của loài ăn lá và hoa quả, với một manh tràng lớn, một cái túi ở đoạn đầu của ruột già. Nếu một con australopith nốc đầy thịt – ví dụ, ăn một vài miếng bít tết ngựa vằn một lúc chẳn hạn – nó sẽ bị xoắn đại tràng, đau ruột thừa, đầy hơi, buồn nôn, và có thể tử vong. Và bất chấp những hiểm họa đó, vào 2,5 triệu năm trước, tổ tiên của chúng ta vẫn đã trở thàn những kẻ ăn thịt.

Tại sao loài người chúng ta lại ăn thịt? - ảnh 2

Dường như cơ thể của chúng ta đã thay đổi dần dần.

Dường như cơ thể của chúng ta đã thay đổi dần dần, đầu tiên là bị hạt giống và các loại hạt hấp dẫn, vốn nhiều chất béo nhưng lại ít chất xơ. Nếu tổ tiên chúng ta ăn chúng quá nhiều, một chế độ ăn như vậy sẽ phải khiến cho ruột non phát triển (nơi diễn ra việc tiêu hóa lipid) và sự co lại của manh tràng (nơi chất xơ được tiêu hóa). Điều này khiến cho ruột của chúng ta xử lí thịt tốt hơn. Một chế độ ăn hạt cũng là một cách để tổ tiên chúng ta chuẩn bị cho lối sống ăn thịt: Nó đã cho chúng những công cụ để xé xác con mồi. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng những đồ đá đơn giản để đập hạt cũng có thể dễ dàng chuyển sang dùng để đập xương động vật và cắt thịt. Và bởi vậy, 2,5 triệu năm trước đây, tổ tiên của chúng ta đã sẵn sàng với thịt. Chúng có đủ công cụ để lấy thịt và một cơ thể để tiêu hóa nó.

Nhưng có khả năng là một chuyện; có đủ ý chí và kĩ năng để lấy thịt lại là chuyện khác. Vậy điều gì đã thôi thúc tổ tiên chúng ta nhìn vào linh dương và hà mã như một bữa tối tiềm năng? Câu trả lời, hay ít nhất là một phần của nó, có thể nằm trên sự thay đổi khí hậu khoảng 2,5 triệu năm trước. Khi mà mưa trở nên ít hơn, thế nên trái cây, lá, và hoa cũng giảm xuống theo. Hầu hết các rừng mưa đều biến thành các đồng cỏ cây cối thưa thớt, với chỉ một vài thực vật đủ chất lượng để ăn trong khi số loài ăn cỏ lại quá nhiều. Trong khoảng thời gian khô hạn kéo dài từ Tháng một tới Tháng tư, tổ tiên chúng ta sẽ gặp vấn đề với thức ăn, và để đủ ăn, chúng sẽ phải bỏ ra nhiều năng lượng và thời gian hơn. Hominin cổ đại đã đứng trước một ngã rẽ tiến hóa. Một vài loài, như australopith, chọn cách ăn một lượng lớn thực vật chất lượng kém hơn; số khác, như Homo cổ đại, đã tìm tới thịt. Và australopith cuối cùng đã tuyệt chủng, nhưng loài Homo cổ đại đã sống sót và tiến hóa thành con người ngày nay.

Thú vị là, trong khi những con người cổ đại này chọn cách hưởng lợi từ những động vật ăn cỏ thảo nguyên và thịt của chúng, những tổ tiên của tinh tinh và khỉ đột lại không như vậy. Có lẽ một trong những lí do là chúng không thể đi bằng hai chân. Tìm kiếm thịt sẽ phải trả giá nhiều hơn, đi bộ xa hơn – và tốn năng lượng hơn – so với ăn cỏ và hoa quả. Di chuyển bằng hai chân sẽ tiết kiệm năng lượng hơn so với kiểu bò của tinh tinh, và chân dài hơn cũng tiêu tán nhiệt tốt hơn, ngăn ngừa việc quá nóng và tăng sức bền. Dường như nếu Sahelanthropus hay tổ tiên của chúng không đứng thẳng lên vào 6 triệu năm trước, loài Homo cổ đại sẽ chẳng thể được trang bị cho việc tìm kiếm thịt tốt đến vậy, và sẽ chẳng thể phát triển khẩu vị với thịt động vật – và có chúng ta sẽ chẳng có bít tết hay bơ gơ trong bữa tối nữa.

Tại sao loài người chúng ta lại ăn thịt? - ảnh 3

Hominin vốn dĩ đã là loài ăn tạp và biết chớp thời cơ.

Tuy nhiên, câu hỏi về thứ gì đã châm ngòi cho những bước đột phá đầu tiên tiến vào giống loài ăn thịt vẫn chưa được trả lời. Có lẽ một vài tổ tiên của chúng ta đã nhìn thấy một con hổ răng kiếm ăn thịt linh dương khi tản bộ. Hay có thể là gặp phải một con ngựa vằn đã chết, ruột gan lòi ra ngoài cùng với thịt, và chúng nghĩ rằng, ơ, sao không thử một miếng nhỉ?

Ngay cả những loài thuần ăn cỏ như hươu hay bò cũng thỉnh thoảng ăn thử thịt nếu chúng có cơ hội. Đã có những ghi chép về việc bò ăn thịt gà và ăn những con thỏ đã chết, hay hươu ăn thịt chim, và Duiker, một loài linh dương Châu phi nhỏ bé, cũng săn ếch. Bởi vậy thật khó để ngạc nhiên khi tổ tiên của chúng ta, có thể đã thỉnh thoảng bổ sung vào chế độ ăn của mình thịt của những con khỉ nhỏ, thấy được đám thú đồng cỏ như là một nguồn năng lượng mới để bổ sung.

Hominin vốn dĩ đã là loài ăn tạp và biết chớp thời cơ. Nếu có thứ gì ăn được trước mặt chúng, chúng sẽ ăn nó. Khoảng 2,6 triệu năm trước, có rất nhiều thịt vào thời điểm đó. Cũng như việc Purgatorius chiếm lấy lợi thế từ thay đổi khí hậu và lượng hoa quả mới dồi dào, con cháu của chúng, Homo cổ đại, đã thích nghi thành công chế độ ăn của mình để thay đổi cùng với môi trường sống. Nhưng lần này, chúng đã tìm tới thịt.

Theo Trí Thức Trẻ

Du lịch Đà Nẵng: Khám phá Bà Nà về đêm chỉ từ 500.000 đồng

Từ tháng 10/2024, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) áp dụng chính sách giá combo “Ba Na By Night” linh hoạt theo từng khung giờ lên cáp treo.

Fansipan, Sa Pa - điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày sẽ là thời điểm lý tưởng cho một chuyến đi du lịch tại Fansipan, Sa Pa - nơi nắng vàng như rót mật, khí hậu mát lạnh, ruộng bậc thang mùa lúa chín rực vàng và tưng bừng các lễ hội.

Lý do Hà Nam có cơ hội trở thành ‘Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á’

Được kỳ vọng là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á”, Hà Nam là nơi-phải-đến dành cho những ai yêu thích khám phá các lớp trầm tích văn hoá bản địa.

Hà Nam được đề cử 2 hạng mục tại World Travel Awards lần thứ 31

Hà Nam vừa xuất sắc lọt vào danh sách đề cử World Travel Awards lần thứ 31 khu vực châu Á và châu Đại Dương, tại 2 hạng mục “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” và “Điểm đến văn hóa địa phương hàng đầu châu Á”.

Fansipan rực rỡ với thảm hoa tím trải dài tới tận chân trời

Tháng 8, đồi hoa tím trải rộng hơn 15.000m2 tại Sun World Fansipan Legend rực rỡ khoe sắc, làm đẹp cho bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ của dãy núi cao nhất Việt Nam.

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Người phụ nữ mặc áo dài, đứng sau cửa kính làm điều lạ lùng mỗi chiều ở TPHCM

Chiều xuống, bà chủ cửa hàng lại mặc những bộ áo dài thật đẹp rồi đứng trên sân khấu được dựng phía sau ô cửa kính để hát tặng người đi đường.

Đang cập nhật dữ liệu !