Sức mạnh của dân tộc trong Chiến thắng 30/4/1975

Từ góc nhìn Văn hiến Việt Nam, ý nghĩa lịch sử của ngày trọng đại 30/04/1975 đã được Giáo sư Vũ Khiêu, nhà văn hóa lớn của Việt Nam lý giải một cách sâu sắc.

Sức mạnh của dân tộc trong Chiến thắng 30/4/1975

Sức mạnh của dân tộc trong Chiến thắng 30/4/1975

Giáo sư Vũ Khiêu: "Sau hơn 30 năm chiến đấu trường kỳ, hy sinh gian khổ, cái đích mà cả dân tộc phấn đấu hy sinh đã thực sự trở thành hiện thực".

Thưa Giáo sư, chiến thắng 30/04 là sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỉ XX. Vậy, Giáo sư đánh giá mốc son chói lọi này trong lịch sử Việt Nam như thế nào?

Có những sự kiện lịch sử mà càng có độ lùi về thời gian, quy mô và tầm vóc của nó ngày càng lung linh và hoành tráng. Sự kiện chấm dứt 30 năm chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam là một ví dụ.

Ngày 30/4 là ngày chiến thắng, ngày cả dân tộc Việt Nam ca khúc khải hoàn. Người Việt Nam, ai từng sống trong những năm tháng chiến tranh, chứng kiến đất nước chia cắt, bom rơi đạn nổ, mong manh giữa sự sống và cái chết càng thấm thía giây phút lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Sau hơn 30 năm chiến đấu trường kỳ, hy sinh gian khổ, cái đích mà cả dân tộc phấn đấu hy sinh đã thực sự trở thành hiện thực. Non sông hòa bình, nước nhà thống nhất, nhân dân tự do, cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Con đường mà cả dân tộc ta đi qua để có ngày 30/04, nói một cách hình ảnh là con đường đầy máu và hoa. Niềm vui vỡ òa, nỗi đau lắng đọng.

Đây là chiến thắng không của riêng ai. Tất cả người dân Việt Nam đều góp phần làm nên chiến thắng. Nỗi đau cũng không của riêng ai. Tất cả người dân Việt Nam trực tiếp hay gián tiếp đều gánh chịu nỗi đau, hy sinh, mất mát từ khi nước nhà bị chia cắt, tổ quốc bị xâm lược. Tám mươi triệu người dân Việt Nam đã ví cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta như một bản anh hùng ca.

Giáo sư có nhận định như thế nào khi một số sử gia nghiên cứu về cuộc chiến chống Mỹ của nước ta đã cho rằng vũ khí lớn nhất, mạnh nhất của quân dân Việt Nam là lòng quả cảm, khí phách hiên ngang, sự hy sinh quên mình cho độc lập Tổ quốc?

Chiến thắng 30/4 là kết quả của sau 30 năm chiến đấu kiên cường chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Nhân dân ta đã không sợ hy sinh gian khổ, không sợ tổn thất, quyết tâm đánh bại kẻ thù. Dù kẻ thù - đế quốc Mỹ lúc ấy đang là đất nước mạnh nhất trên thế giới cả về kinh tế và vũ khí chiến tranh.

Trong khi đó, nước ta còn vô vàn những khó khăn bởi kinh tế kém phát triển, vũ khí chiến đấu chưa được trang bị hiện đại. Vậy để chiến đấu chống giặc xâm lược, chúng ta phải dựa vào vũ khí tinh thần - vũ khí truyền thống của dân tộc ta. Sức mạnh tinh thần ấy không chỉ là sự coi thường sống, chết mà là ý chí kiên cường, bất khuất, kết hợp với đầu óc sáng tạo để chiến đấu với quân thù, quyết tâm chiến thắng, quét sạch chúng ra khỏi đất nước. Và cuối cùng với ý chí chiến đấu, khí phách hiên ngang đó, chúng ta đã giành được chiến thắng, mang lại độc lập và tự do cho Tổ quốc.

Sức mạnh đó - sức mạnh để chiến đấu chống quân xâm lược bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống quý báu của một đất nước có nền văn hiến cao.

Như vậy theo Giáo sư thì vũ khí đánh thắng quân xâm lược bắt nguồn từ truyền thống lâu đời của nước ta. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có ảnh hưởng gì đến khí phách chống quân xâm lược trong chiến thắng 30/4?

Như tôi đã nói ở trên, ý chí kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm là một sức mạnh vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ truyền thống lâu đời của nước ta như Nguyễn Trãi đã từng nói trong Bình Ngô đại cáo: “Như nước Việt ta từ trước. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

Văn hiến Việt Nam là sự phản ánh những đặc trưng của văn hóa Việt Nam, những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Đặc trưng và phẩm chất ấy có thể tóm lược dưới 3 điểm sau đây:

Về tình cảm, là lòng yêu thương vô hạn đối với đồng bào, là sự gắn bó máu thịt với Tổ quốc. Về lý trí, là tinh thần kiên trì học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết để trước mọi việc đều có những suy nghĩ sâu sắc và sáng tạo. Về hành động, đó là tinh thần dũng cảm trong sản xuất, chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn để đi tới thành công.

Với những tài liệu lịch sử phong phú có thể thấy, chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam suốt mấy ngàn năm và không ngừng được phát triển qua thử thách. Lòng yêu nước ấy là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị của dân tộc ta. Chúng ta tự hào về Tổ quốc Việt Nam, một quốc gia hình thành từ rất sớm và không chịu khuất phục trước bất cứ một lực lượng ngoại xâm mạnh mẽ, tàn bạo đến thế nào. Sức mạnh của chúng ta, bí quyết của chúng ta chính là lòng yêu nước. Lòng yêu nước ấy đã được củng cố và rèn luyện trong những cuộc chiến tranh vệ quốc lâu dài nhất, chống những kẻ thù hung bạo nhất.

Lòng yêu nước cùng với ý chí hiên ngang bất khuất đó đã xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trải qua bao cuộc kháng chiến chống giặc, tinh thần yêu nước ấy càng thể hiện sức mạnh và ý nghĩa ở thành công của Cách mạng tháng Tám, của Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và đỉnh cao là chiến thắng 30/4/1975.

Trong hoàn cảnh hiện nay, khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, theo Giáo sư thế hệ trẻ hôm nay cần có những hành động gì để phát huy nền văn hiến của dân tộc ta?

37 năm đã trôi qua từ chiến thắng lịch sử ấy, đó cũng là quãng thời gian để chúng ta cảm nhận đầy đủ ý nghĩa thắng lợi. Hơn lúc nào hết, công cuộc đổi mới và sự phát triển kinh tế ngày nay đòi hỏi chúng ta phải luôn nuôi dưỡng và phát huy tinh thần 30/4, trí tuệ 30/4, sức mạnh 30/4 trong cuộc chiến chống nghèo nàn, lạc hậu, chống tham nhũng, lãng phí và mọi tiêu cực xã hội để hướng tới một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

37 năm qua, so với lịch sử dân tộc thì thật ngắn ngủi nhưng so với cuộc đời mỗi con người là khá dài. Mừng ngày thắng lợi vẻ vang, thống nhất Tổ quốc là cơ hội để thế hệ trẻ hôm nay tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, từng cá nhân có công, gia đình có công trong cuộc kháng chiến cứu nước. Hơn lúc nào hết, công cuộc phát triển kinh tế ngày nay phải đi đôi với những hoạt động thiết thực “uống nước nhớ nguồn”. Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với an sinh xã hội để xứng đáng với thành quả vẻ vang của ngày 30/4/1975.

Thế hệ trẻ hôm nay cần nâng cao tinh thần yêu nước. Trước đây, tinh thần yêu nước thể hiện trong việc quyết tâm chống quân thù xâm lược thì nay tinh thần ấy lại được thể hiện trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ hôm nay cũng cần phải kịp thời nâng cao trí tuệ, sáng suốt về tư duy bởi chúng ta đang sống trong thời đại mà kinh tế tri thức đang chi phối toàn bộ đời sống xã hội.

Xin cảm ơn Giáo sư!

Nguyễn Cường

(Thực hiện)

(Thực hiện)

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !