Sự thật chuyện tên lửa SAM-2 "nối tầng" hạ Pháo đài bay B - 52 (phần II)

Theo các thông số được cung cấp chính thức, tổ hợp tên lửa SAM-2 có tầm vươn cao tới 27km và tầm bắn tới 35km. Với thông số này, SAM-2 thừa sức bắn được B-52 mà không cần cải tiến gì thêm. Tuy nhiên, bắn B-52 không hề đơn giản bởi....nhiễu chủ động và thụ động do bản thân máy bay ném bom chiến lược này và phi đội hộ tống phát ra. Ngoài ra, Bộ đội Tên lửa Việt Nam còn phải đối phó với tên lửa chống ra-đa Sơ-rai do không quân chiến thuật Mỹ phóng để áp chế hệ thống phòng không.
Nối tầng SAM-2 có cần thiết và khả thi?
Sự thật chuyện tên lửa SAM-2

SAM-2 là một trong những khí tài quân sự hiện đại mà Bộ đội Tên lửa đã làm chủ trong thực tiễn chiến đấu ác liệt.

Thực tế, ngày 1-5-1960, tổ hợp SAM-2 thế hệ đầu tiên sử dụng đạn tên lửa 1D đã bắn hạ một máy bay trinh sát tầm cao U-2 của không quân Mỹ ở tỉnh Sverdlovsk khi nó đang bay ở độ cao 20km. Viên phi công điều khiển chiếc U-2 nói trên là Francis Gary Powers đã buộc phải nhảy dù và bị bắt giữ.

Tiếp đó, đạn tên lửa trong tổ hợp SAM-2 là tổng thành của nhiều yếu tố như: Cơ khí chính xác, khí động học, điều khiển điện tử... Toàn bộ các thành phần của đạn đều đã được tính toán và thử nghiệm đảm bảo cho khả năng hoạt động tối ưu và chính xác. Việc can thiệp vào phần cứng của đạn sẽ làm thay đổi trọng tâm, hình dáng khí động và thuật điều khiển của đạn. Ngoài ra, để đạn tên lửa "cải tiến" hoạt động được cần thay đổi cả giá phóng, thiết bị điện tử điều khiển và thậm chí là cả thuật phóng. Từ những thông tin trên có thể thấy, việc nối tầng tên lửa SAM-2 thực hiện ở Việt Nam giai đoạn những năm 1960, 1970 là không khả thi (toàn bộ các tổ hợp tên lửa phòng không đều là hàng viện trợ hoặc nhập từ nước ngoài).

Sự thật chuyện tên lửa SAM-2

Sức mạnh của PK-KQ Việt Nam là dám đương đầu, dù có phải hy sinh. Đó là một trong những điểm sáng về tinh thân yêu nước, anh hùng cách mạng.

Có thể đây chỉ là phương thức nghi binh của ta làm địch không phát hiện được những sáng tạo trong cách đánh, chiến thuật vốn là thế mạnh của người Việt Nam.

Những thay đổi được ghi nhận trên tổ hợp SAM-2 là việc các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với chuyên gia Xô viết thay đổi tần số điều khiển rãnh đạn giúp đạn tên lửa khó bị gây nhiễu bởi các thiết bị đối kháng điện tử chủ động và thụ động (trong giai đoạn 1965-1972, chuyên gia ta phối hợp với kỹ sư Liên Xô đã 5 lần thay đổi tần số rãnh đạn).

Phương pháp bắn ba điểm - sáng tạo sử dụng vượt tính năng khí tài của người Việt Nam

Thông qua thực tế chiến đấu, Bộ đội Tên lửa Việt Nam đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm để đối phó với màn nhiễu của không quân quân Mỹ và phương pháp vạch nhiễu tìm thù, lấy điểm yếu của địch làm lợi thế của ta.

Sự thật chuyện tên lửa SAM-2

Hình ảnh mô phỏng về phương thức Bắn ba điểm.

Về căn bản, phương pháp bắn 3 điểm là hình thức cải tiến của phương thức bắn Vượt nửa góc với việc bỏ chế độ dẫn tự động sang dẫn đạn tên lửa bằng tay bám theo nguồn nhiễu do trắc thủ trực tiếp thực hiện. Khi tới cự ly tiêu chuẩn, đạn tên lửa sẽ đươc kích hoạt đầu do tự thân để tìm kiếm, khóa và tiêu diệt mục tiêu. Điểm khó của phương thức này là việc vạch nhiễu, xác định đúng đâu là nguồn nhiễu của máy bay B-52 và đâu là nhiễu do máy bay chiến thuật tạo ra.

Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", Bộ đội Tên lửa đã lợi dụng đài ra-đa K8-60 của pháo phòng không 57mm quét tập trung để xác định chính xác các tốp B-52 (không quân Mỹ không để ý tới tần số phát của đài ra-đa dạng này với chủ quan rằng chúng không có khả năng gây hại tới B-52) cung cấp thông tin cho đài ra-đa dẫn bắn Fan Song (một thành phần của tổ hợp SAM-2) để dẫn bắn trúng vào các tốp B-52 của địch khi tần số ra-đa của tổ hợp tên lửa SAM-2 bị gây nhiễu nặng. Ngoài ra, đài ra-đa Fan Song được trang bị hệ thống kính tiềm vọng TZK- tổ hợp PA-00 (chuồng cu - cách gọi nôm na của Bộ đội Tên lửa) cung cấp thông tin đồng bộ với hệ thống quan sát bằng ra-đa (phương thức so kim) cho phép SAM-2 khai hỏa vào mục tiêu trong điều kiện nhiễu nặng, không thể xác định được mục tiêu. Theo lời nhiều trắc thủ đã trực tiếp chiến đấu đánh B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm,  tổ hợp PA-00 với tầm quan sát chỉ 12km, nhưng do không thể bị gây nhiễu (quan sát trực tiếp bằng mắt) đã đóng góp rất lớn vào việc "vắt cổ" những "Pháo đài bay bất khả xâm phạm" của Mỹ.

Sự thật chuyện tên lửa SAM-2

Nhiều phi công Mỹ ngạc nhiên không hiểu vì sao SAM-2 "lạc hậu" trong tay Bộ đội Tên lửa Việt Nam lại làm lên điều thần kỳ là vặt cổ Pháo đài bay bất khả xâm phạm B-52.

Cùng với sự sáng tạo, tài tình trong chiến thuật và cách đánh của Bộ đội Tên lửa ta trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", cũng không thể không kể tới những sai lầm tính hệ thống của không quân Mỹ như: Các tốp B-52 sử dụng đường bay ổn định ở độ cao 10km để ném bom; áp dụng cứng nhắc biện pháp B-52 ngoặt gấp sau khi ném bom (phương thức áp dụng với các vụ ném bom hạt nhân, máy bay cần nhanh chóng thoát ly tránh ảnh hưởng của vụ nổ) làm máy bay bị bộc lộ vị trí trên màn hình ra-đa của ta.

Theo TUẤN SƠN (QĐND)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !