Sống mãi những “biệt kích thông tin”

“10h sáng 30/4/1975, cả cơ quan Cục Bưu điện Trung ương (BĐTƯ) vỗ tay nhiệt liệt khi nghe tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Để có được niềm vui ngày hôm ấy, các cán bộ, nhân viên của Cục đã phải trải qua cả một chặng đường dài với không ít mất mát, hy sinh”...

Sống mãi những “biệt kích thông tin”

... Nhớ lại một thời hoa lửa hào hùng, ông Nguyễn Văn Giai, nguyên Cục trưởng Cục BĐTƯ không khỏi bồi hồi.

Sống mãi những “biệt kích thông tin”

Ông Nguyễn Văn Giai đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi thăm thiết bị mới của Cục Bưu điện Trung ương vào tháng 6/1996.

Khói lửa một thời

Năm 1965, Cục BĐTƯ được thành lập để phục vụ cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, bảo đảm thông tin liên lạc nhanh chóng, chính xác, bí mật, an toàn và thuận lợi. Những mảng hoạt động chính của Cục gồm bưu chính, mạng vô tuyến điện và hữu tuyến.

Về hoạt động bưu chính, Cục BĐTƯ phải vận chuyển trực tiếp nhiều tuyến công văn tài liệu từ Trung ương xuống đến địa phương, như từ Hà Nội vào tận Vĩnh Linh, hoặc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng… Đặc biệt là tuyến khói lửa Khu 4 từ Hà Nội vào Vĩnh Linh. Tuyến này có rất nhiều trạm, mỗi trạm cách nhau khoảng 50km. Giao thông viên bắt buộc phải đạp xe đạp từ trạm này sang trạm khác với tốc độ rất cao để đảm bảo chuyển công văn trong ngày (giao công văn đi cho trạm kế tiếp rồi lại mang công văn đến trở về trạm của mình). Từ năm 1968, khi Mỹ hạn chế đánh phá miền Bắc thì hoạt động của tuyến khói lửa này giảm dần (tuyến khói lửa Khu 4 đã vinh dự được nhận Huân chương kháng chiến do Nhà nước trao tặng).

Về mạng vô tuyến, cán bộ nhân viên của Cục BĐTƯ vừa đảm bảo hoạt động tại chỗ, vừa đảm bảo hoạt động lưu động, lãnh đạo Đảng và Chính phủ đi đến đâu thì xe thông tin đến đó. Ở Hà Nội cũng như các địa điểm sơ tán, Cục BĐTƯ đều có cả đài thu và đài phát. Tất cả đài thu, đài phát của Cục BĐTƯ đều rất an toàn, kể cả thời điểm năm 1972 khi các mạng vô tuyến điện của ngành Bưu điện cũng như những ngành khác đều bị phá hủy.

Chính trong năm 1972, Cục BĐTƯ đã làm tròn một sứ mệnh lịch sử, đó là đảm bảo phục vụ thông suốt hội đàm trực tiếp giữa Hà Nội với đoàn đại diện của Việt Nam tham gia Hội nghị Paris.

Ngoài những sự kiện quan trọng như Hội nghị Paris, mạng chuyên dùng của Cục BĐTƯ còn hoàn thành nhiệm vụ truyền trực tiếp điện tín hàng ngày của Đảng, Chính phủ ta sang các Đảng anh em và những nước XHCN như Lào, Trung Quốc, Liên Xô… Đối với các nước châu Âu thì điện sẽ được truyền từ Hà Nội sang Mạc Tư Khoa (Matxcơva - Liên Xô cũ) rồi từ Mạc Tư Khoa chuyển tiếp đến nơi nhận. Tất cả hoạt động điện tín đều an toàn, bí mật.

Có một kỷ niệm khác cũng liên quan tới hoạt động đảm bảo an toàn thông tin vô tuyến điện của Cục BĐTƯ đến giờ vẫn là "dự đoán" của ông Nguyễn Văn Giai. "Ngày đó, Cục nhận trách nhiệm chuẩn bị đảm bảo thông tin vô tuyến điện cho tuyến Hà Nội - Đồ Sơn; chỉ biết là phải đảm bảo thông tin phục vụ lãnh đạo. Sau này, khi thống nhất nước nhà, tôi xuống đó thăm lại thì thấy có bến của các đoàn tàu Không số. Có khả năng lúc đấy lãnh đạo xuống để giao nhiệm vụ cho các chiến sĩ trên tàu Không số trước khi tàu xuất bến”, ông Giai nói.

Gian khổ và hy sinh

Đảm bảo hoạt động thông tin liên lạc trên phạm vi cả nước trong thời chiến là công việc rất khó khăn đối với những cán bộ, nhân viên của Cục BĐTƯ.

Điển hình là hoạt động đạp xe để chuyển thư. Những cán bộ làm nhiệm vụ này phải nỗ lực rất lớn, biết khắc phục mọi khó khăn như đang đi giữa đường thì xe hỏng hoặc đường hỏng vì bị bom bắn phá… Nhiệm vụ chỉ có thể tạm ngưng khi những “chiến sĩ thầm lặng” phải nằm lại chiến trường. Trên những “tuyến đường lửa” năm đó, đã có 4 liệt sĩ anh dũng hy sinh trên đường làm nhiệm vụ, trong đó có 1 liệt sĩ nằm lại khe nước lạnh giáp Nghệ An, 1 người khác hy sinh ở Lệ Thủy - Quảng Bình… (Nhiệm vụ chỉ tạm ngưng bởi mỗi chuyến đi đều có 2 người, khi 1 người đã hy sinh, nhiệm vụ vẫn được hoàn thành bởi người còn lại).

Hoạt động của những điện báo viên cũng không kém phần cam go. Suốt thời gian dài, Cục BĐTƯ sử dụng đài phát hệ 1 công suất thấp… rất khó liên lạc với vị trí ở xa nếu bị tác động xấu về thời tiết hoặc bom đạn. Rất nhiều trường hợp tín hiệu bị đứt đoạn, điện báo viên phải hỏi đi, hỏi lại bao lần mới xong một bức điện.

Ông Nguyễn Văn Giai có sự đồng cảm đặc biệt và hiểu rất rõ khó khăn, mất mát của các cán bộ, nhân viên trong Cục bởi bản thân ông không ít lần đối mặt với ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết.

Ông vẫn nhớ như in cái ngày giặc Mỹ bắn phá ở Cửa Hội chiều 5/8/64 bởi ngay sáng hôm sau ông và anh hùng Nguyễn Toản ở Cục Điện chính phải vào thành phố Vinh để xây dựng và vận hành mạng lưới. "Chân ướt chân ráo đến Vinh, đang họp với lãnh đạo Bưu điện tỉnh Nghệ An thì khoảng 9h sáng, nghe thấy báo động, tôi và anh Toản chạy vào hầm, sau khi bom nổ thì bỏ hầm chạy ra ngoài, vừa chạy vừa nhìn máy bay từ phía Tây (Nam Đàn - Nghệ An) bay xuống. Chưa đến Vinh thì máy bay thả bom để căn tọa độ cho bom rơi trúng thành phố Vinh. Máy bay quần thảo thả bom mấy tiếng đồng hồ. Hai anh em quýnh quáng chạy tránh bom, thế nào lại gặp nhau trong lũy tre vang. Lúc vào thì không hề xây xát gì nhưng lúc ra thì rách toạc hết cả áo và xước xát tay chân vì tre vang là loại tre có rất nhiều gai...”, ông Giai kể.

Sống mãi những “biệt kích thông tin”

Xuyên suốt câu chuyện với phóng viên, thỉnh thoảng ông Giai lại nhấn mạnh rằng nhân tố đặc biệt quan trọng giúp Cục BĐTƯ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần đem lại ngày toàn thắng cho đất nước, chính là tinh thần hăng say công tác và lòng trung thành với Đảng của cán bộ, nhân viên toàn Cục.

Ngoài những cán bộ nòng cốt làm việc cho Đài Vô tuyến điện của Trung ương Đảng và Chính phủ (thành lập năm 1945, sau đó sơ tán lên Việt Bắc cùng Trung ương Đảng và Chính phủ, năm 1954 lại về Hà Nội, tới năm 1965, khi Cục BĐTƯ thành lập thì bộ phận Vô tuyến điện này nhập vào Cục), đã có rất nhiều lớp người được tuyển từ các địa phương vào làm việc cho Cục. Lòng trung thành với Đảng và lý lịch trong sạch là yếu tố được xác định hàng đầu khi tuyển dụng.

Thời gian đầu, việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nhân viên đều do Cục tự làm. Từ năm 1968, để đáp ứng nhu cầu đào tạo người cho chiến trường thì mới lập thêm Trường Bưu điện K27. Tính tới ngày 30/4/1975, đã có hàng nghìn cán bộ được đào tạo tại trường K27, lãnh đạo bưu điện một số tỉnh sau này đều từ trường K27 mà ra. Các thành viên của lớp điện báo viên và cơ công khóa cuối cùng vừa đi gần vào trong Sài Gòn thì được tin thống nhất nước nhà nên trở ra Bắc luôn.

Một thông tin thú vị được ông Nguyễn Văn Giai chia sẻ là Trường K27 đã từng được ngụy quyền đặt tên là "trường biệt kích thông tin" của Việt cộng. Những cán bộ tiếp quản cơ sở thông tin ngụy quyền kể lại rằng, ngụy quyền rất kiềng nể "trường biệt kích thông tin" này song không biết làm cách nào để phá bởi không thể biết trường ở đâu, đang làm gì…

Ngọc Mai

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !