Sơn La chủ động sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu
Đứng trước các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Rét đậm, rét hại, mưa đá kèm giông lốc, hạn hán, sạt lở đất... ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và nông hộ đã chủ động phương án sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Trần Sỹ Quân, Phó phòng phụ trách Phòng Trồng trọt - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Sơn La cho biết hiện nay, tỉnh ta chưa có đề án hoặc dự án riêng về sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, khoảng 10 năm nay, ngành Nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã triển khai nhiều mô hình, giải pháp kỹ thuật trên các loại cây trồng để giúp người dân chủ động trong sản xuất nhằm thích ứng biến đổi khí hậu.
Ðiển hình như: Ðưa vào gieo trồng các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu tốt với các biến đổi của thời tiết, sâu bệnh; ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI; cấy lúa theo phương pháp hiệu ứng hàng biên; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp... Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn luôn thực hiện tốt công tác dự thính, dự báo về thời tiết trong ngày, tuần, tháng và cả thời vụ.
Sơn La chủ động sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu |
Những năm gần đây, tại cánh đồng Mường Thanh, đến giai đoạn cây lúa trổ bông, chín sữa trên địa bàn huyện Ðiện Biên thường xảy ra mưa đá kèm giông lốc khiến nhiều diện tích lúa bị đổ gãy, ảnh hưởng đến năng suất. Nhằm thích ứng với những thay đổi, ảnh hưởng của thời tiết, từ năm 2016 huyện Ðiện Biên triển khai mô hình cấy lúa theo phương pháp hiệu ứng hàng biên trên địa bàn các xã vùng lòng chảo với 3 công thức khoảng cách, mật độ khác nhau để tìm ra mật độ, khoảng cách hợp lý nhất. Mô hình sản xuất lúa hàng biên đạt những ưu điểm vượt trội giúp cây lúa có khoảng cách phù hợp, tiếp nhận ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp toàn bộ phần gốc, thân, lá kích thích phát triển nên cây lúa khỏe, bộ rễ chắc.
Tại Sơn La, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là phương pháp phổ biến được người dân áp dụng nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La, trong khoảng hơn 10 năm qua, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi gần 5.100ha đất trồng lúa (cả lúa nương và lúa nước) kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, rau màu và cây công nghiệp; chuyển hơn 1.300ha sang trồng rừng và 95ha sang mục đích nuôi trồng thủy sản... để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Khánh Chi