Sinh viên được cấp bằng sau… 150 năm tốt nghiệp
Bảy nữ sinh bị ngăn cản không được tốt nghiệp bác sĩ cách đây 150 năm cuối cùng cũng đã được Trường ĐH Edinburgh trao bằng công nhận tốt nghiệp.
7 nữ sinh này là đại diện cho những người phụ nữ đầu tiên được nhận vào một trường đại học ở Anh khi họ đăng ký học ngành Y tại Trường ĐH Edinburgh vào năm 1869.
Nhưng dưới áp lực quá nặng nề từ các nam sinh của trường, 7 nữ sinh là Mary Anderson, Emily Bovell, Matilda Chaplin, Helen Evans, Sophia Jex-Blake, Edith Pechey và Isabel Thorne đã không thể tốt nghiệp ra trường.
Sophia Jex-Blake là người đã kiến nghị nhà trường về quyền tham gia các bài học trên giảng đường, nhưng chỉ giới hạn ở sản khoa hoặc phụ khoa.
Tuy nhiên các thành viên và sinh viên nam của khoa này cương quyết phản đối, buộc trường phải tách lớp giảng dạy riêng cho nam và nữ. Việc sắp xếp các lớp học riêng vô cùng tốn kém nên cuối cùng, nữ sinh này vẫn không thể được ngồi trên giảng đường.
Sau đó, biên tập viên của tờ The Editor of the Scotsman đã đăng thông tin về trường hợp trên lên báo, khuyến khích thêm nhiều phụ nữ khác nộp đơn. Cuối cùng, với nhiều nỗ lực, họ đã hình thành được một lớp gồm có 7 người.
Thế nhưng, họ vẫn phải đối mặt với cảnh tượng phân biệt đối xử và bị nam sinh xua đuổi. Bên cạnh đó, tiền học phí họ phải đóng đắt đỏ hơn bình thường.
Các sinh viên nam cũng công khai phân biệt đối xử với họ như đóng cửa vào mặt hay cư xử hung hăng. Một cuộc xô xát đã xảy ra trước kỳ thi khi những nam sinh cố gắng ngăn các nữ sinh này vào phòng.
Không nản lòng, mặc dù không được phép tốt nghiệp, cô Jex-Blake đã chuyển đến London và giúp sức thành lập trường Y dành cho nữ giới tại đây. Câu chuyện của cô cũng gây chú ý và đến năm 1877, Anh đã thông qua luật đảm bảo phụ nữ có thể vào đại học.
Mới đây, ông Peter Mathieson, Hiệu trưởng Trường ĐH Edinburg có buổi trao bằng cho các cô gái dũng cảm sau nhiều năm trì hoãn.
“Chúng tôi rất vui mừng được trao bằng cho 7 người phụ nữ đặc biệt này. Sự phân biệt đối xử mà họ gặp phải đã thuộc về quá khứ, nhưng những rào cản vẫn tồn tại ngăn cản quá nhiều người trẻ tài năng có thể thành công ở trường đại học.
Chúng ta cần phải học hỏi từ những phụ nữ này và cố gắng rộng mở cơ hội cho tất cả những người có tiềm năng thành công”, ông nói thêm.
Những tấm bằng tốt nghiệp sau đó đã được các nữ sinh thay mặt lên nhận cho 7 người phụ nữ từng là sinh viên y khoa của Trường ĐH Edinburgh.
Nhưng dưới áp lực quá nặng nề từ các nam sinh của trường, 7 nữ sinh là Mary Anderson, Emily Bovell, Matilda Chaplin, Helen Evans, Sophia Jex-Blake, Edith Pechey và Isabel Thorne đã không thể tốt nghiệp ra trường.
Sophia Jex-Blake là người đã kiến nghị nhà trường về quyền tham gia các bài học trên giảng đường, nhưng chỉ giới hạn ở sản khoa hoặc phụ khoa.
Tuy nhiên các thành viên và sinh viên nam của khoa này cương quyết phản đối, buộc trường phải tách lớp giảng dạy riêng cho nam và nữ. Việc sắp xếp các lớp học riêng vô cùng tốn kém nên cuối cùng, nữ sinh này vẫn không thể được ngồi trên giảng đường.
Sau đó, biên tập viên của tờ The Editor of the Scotsman đã đăng thông tin về trường hợp trên lên báo, khuyến khích thêm nhiều phụ nữ khác nộp đơn. Cuối cùng, với nhiều nỗ lực, họ đã hình thành được một lớp gồm có 7 người.
Thế nhưng, họ vẫn phải đối mặt với cảnh tượng phân biệt đối xử và bị nam sinh xua đuổi. Bên cạnh đó, tiền học phí họ phải đóng đắt đỏ hơn bình thường.
Các sinh viên nam cũng công khai phân biệt đối xử với họ như đóng cửa vào mặt hay cư xử hung hăng. Một cuộc xô xát đã xảy ra trước kỳ thi khi những nam sinh cố gắng ngăn các nữ sinh này vào phòng.
![]() |
Trường ĐH Edinburgh hiện nay. |
Không nản lòng, mặc dù không được phép tốt nghiệp, cô Jex-Blake đã chuyển đến London và giúp sức thành lập trường Y dành cho nữ giới tại đây. Câu chuyện của cô cũng gây chú ý và đến năm 1877, Anh đã thông qua luật đảm bảo phụ nữ có thể vào đại học.
Mới đây, ông Peter Mathieson, Hiệu trưởng Trường ĐH Edinburg có buổi trao bằng cho các cô gái dũng cảm sau nhiều năm trì hoãn.
“Chúng tôi rất vui mừng được trao bằng cho 7 người phụ nữ đặc biệt này. Sự phân biệt đối xử mà họ gặp phải đã thuộc về quá khứ, nhưng những rào cản vẫn tồn tại ngăn cản quá nhiều người trẻ tài năng có thể thành công ở trường đại học.
Chúng ta cần phải học hỏi từ những phụ nữ này và cố gắng rộng mở cơ hội cho tất cả những người có tiềm năng thành công”, ông nói thêm.
Những tấm bằng tốt nghiệp sau đó đã được các nữ sinh thay mặt lên nhận cho 7 người phụ nữ từng là sinh viên y khoa của Trường ĐH Edinburgh.
Trường Giang (Theo Euronews)
Bức ảnh tốt nghiệp thần thái tự tin ngút ngàn của bé mẫu giáo gây sốt
MỸ- Bé gái 6 tuổi gây sốt mạng xã hội sau khi bức ảnh chụp trong buổi lễ tốt nghiệp mầm non lan truyền. Hình ảnh cô bé đĩnh đạc, tự tin ngút ngàn khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Thị trấn cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi học cấp 2
Phụ huynh và các trường học tại thị trấn Greystones (Ireland) tự nguyện tuân thủ chính sách “không smartphone”, cấm trẻ em dùng điện thoại cho tới khi đủ tuổi.
Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay
Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.
3 cô gái trẻ yêu chung một người, lên kế hoạch trả thù bạn trai và cái kết
TRUNG QUỐC - Ba cô gái lên kế hoạch "tống bạn trai chung" vào tù vì anh ta lừa đảo, lấy của họ 15.000 USD. Rồi sau đó, họ rồi trở thành bạn, cùng nhau đi du lịch.
Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'
Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.
Chiến lược giúp chàng trai miền núi giành học bổng vào ĐH top đầu thế giới
Gia đình chỉ có thể chi trả khoản tài chính khiêm tốn, Hoàng Nguyên lo lắng đây sẽ là bất lợi cho em khi ứng tuyển vào các trường đại học Mỹ.
Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần
Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.
Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè
Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.
Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5
Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.
Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép
Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.