Shop TIN mồng 3 tết Bính Thân: Du lịch Việt Nam đang đuổi khách đi
Trong khi lãnh đạo ngành Văn hoá TT&DL lắp bắp, vụng về và hốt hoảng khoe về cái nón lá, cái nón, là cái nón....bài thơ, khoe phở, khoe cả làng văn hoá du lịch các dân tộc Việt... đang xuống cấp thê thảm... thì khách quốc tế đang vãn dần...
Trong khi nhiều lễ hội tốn kém, ồn ã, nhốn nháo, chen vai thích cánh, sưng đầu mẻ trán vì "tự lao vào gậy" thì cũng chỉ người Việt "chém gió" với người Việt, không còn sức thu hút với du khách quốc tế.
Trong khi các kỷ lục bánh to nhất, bánh dài nhất, tượng cao nhất vẫn tiếp tục "nổ" thì lại không phải là điều mà du khách nước ngoài hướng tới.
Trong khi các khu danh lam thắng cảnh đang buông tay cho nạn chèo kéo, chém giá, lừa đảo, móc túi, "thánh giả mò tiền thật"... đã trở thành nỗi lo sợ muôn trùng của du khách thập phương.
Và cuối cùng, giá tour cho du khách nước ngoài quá cao, cao hơn nhiều so với các nước lân cận, và cả sự nghèo nàn, bó hẹp thời gian thư giãn, mua sắm... khiến du khách quốc tế nản lòng.
Xin hãy tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật sa sút nghiêm trọng, sa sút thảm hại trong việc thu hút du khách quốc tế của năm 2015 để nhanh chóng cứu vãn đà tăng trưởng của du lịch đối với du khách quốc tế đang dần xuống 0 và âm.
Xin bớt đi sự khoe khoang hổn hển, sự kênh kiệu nhà quê, sự phét lác đơm đặt về tiềm năng với lại thế mạnh, để soi mình, sửa mình, thay đổi, họa may mới có thể dám gọi tên ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Xin hãy dành tiền quảng bá, lôi kéo cho được khách du lịch khu vực trước, đừng huyênh hoang mang tiền quảng bá ra thật xa, thật cao chỉ làm bóng miệng cho người đi quảng bá mà chả giúp ích được bao nhiêu việc kéo khách tới nước nhà.
Báo Thanh Niên đã lên bài báo động khẩn cấp cho ngành du lịch nước nhà, nhưng có vẻ như vì bài in ra sát tết, mọi người theo công theo việc ít đọc.
Tôi lại phải đưa lại những ý kiến của người Việt về du lịch Việt trên báo Thanh Niên để trước hết, mong ngành du lịch thấy cho được thực trạng của mình, thấy để thay đổi nhanh, thấy để khép mồm khép miệng lại, khiêm tốn, tận tâm, nỗ lực tìm cách thoát ra khỏi sự trượt dốc đáng báo động.
Ông Robert Tan, chuyên gia du lịch người Singapore cho rằng: Cùng một chi phí tương đương, hoặc thấp hơn so với VN, nhưng khách quốc tế đến đây hưởng lợi được nhiều hơn. Họ có thể tắm biển, vui chơi giải trí thâu đêm suốt sáng, mua sắm, xem các chương trình nghệ thuật khác nhau, tham quan di tích, thắng cảnh... Với một chai bia khoảng 2 USD, du khách có thể ngồi chơi đến nửa đêm về sáng, trong khi tại các thành phố lớn ở VN, khách nhiều khi chỉ có thể ngồi tới 12 giờ đêm. Vậy thì, có phải đồng tiền họ bỏ ra ít hơn hoặc bằng, nhưng giá trị mà khách được hưởng nhiều hơn? Chắc chắn là vậy”, ông Tan nhấn mạnh.
(ảnh trên báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ cười, và lấy trên Internet)
Đáng lo
Từ tăng 35%, sau vài năm mức tăng chỉ còn 0,9%, cho thấy tình trạng đã đến mức báo động. Nếu ngành du lịch không có kế sách điều chỉnh, thay đổi ngay thì chỉ vài năm tới con số tăng trưởng sẽ về 0 là điều chắc chắn. Tại sao lại như vậy, trong khi lúc nào chúng ta cũng ca ngợi điều kiện của VN tốt hơn Campuchia, ngang tầm với Thái Lan, Hàn Quốc… Thế mà ngay cả Campuchia láng giềng bên cạnh, chúng ta còn không theo kịp họ. Tôi từng nghe nhiều người hoạt động trong ngành du lịch nói rằng đa phần khách quốc tế đến VN chỉ một lần mà không dám quay lại do dịch vụ kém, làm ăn chụp giựt, tình trạng chặt chém… Đây là một điều rất đáng buồn.
Nguyễn Lê Quang (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Do chụp giựt
Giá tour cao chỉ là một phần khiến khách quốc tế giảm mạnh. Hình ảnh rất xấu xí tại nhiều điểm du lịch chính là tình trạng xin ăn, chèo kéo, chặt chém khiến du khách khó chịu, bất an. Bên cạnh đó là cách hành xử thiếu chuyên nghiệp của các tổ chức, cơ sở phục vụ du khách nói chung... Tôi đã đi một số nước cả Á lẫn Âu và nhận thấy phong cảnh, di tích của họ không hơn gì VN, đất nước VN ta đẹp hơn nhiều, nhưng tôi vẫn muốn đi các nước vì cảm thấy được thoải mái hơn, ít lo bị "móc túi". Trong khi ở VN, ngay cả người Việt đi du lịch trong nước còn cảm thấy bất an thì nói chi khách nước ngoài. Lẽ đương nhiên, cái gì chụp giựt thì cũng chỉ thực hiện được một lần mà thôi.
Trần Nguyên Hữu (nguyenhuu56@gmail.com)
Thiếu chuyên nghiệp
Khách đi du lịch là đi chơi, họ muốn được tận hưởng cảm giác thoải mái, thư giãn, nhưng liệu họ có được như vậy. Thực trạng tại VN không thể phủ nhận việc du khách lúc nào cũng canh cánh lo sợ bị trộm cắp, tai nạn, đi ra đường là lo bị xin ăn, hàng rong đeo bám. Còn buổi tối, ở Hà Nội và một số nơi, cứ đến khuya là xe công an phường chạy lòng vòng, phát loa oang oang yêu cầu các nhà hàng đóng cửa. Thế thì du khách sụt giảm là phải. Ngành du lịch cần chuyên nghiệp hơn, ngoài việc giữ gìn an toàn, trật tự thì cũng nên học theo các nước mở các khu vui chơi thâu đêm cho người nước ngoài, như vậy mới giữ chân được du khách.
Chính Nghĩa (chinhnghia86@gmail.com)
Phí cao do đâu ?
Giá dầu thế giới đã giảm sâu thế nhưng giá xăng ở VN vẫn chưa giảm tương xứng, điều này tác động trực tiếp lên giá tour. Hơn nữa, dù giá xăng có giảm nhưng những thứ khác không giảm thì cũng vậy, ra đường thì thu phí cầu đường quá cao và nhiều, rồi giá các loại dịch vụ, phí, lệ phí làm thủ tục... Chi phí đó tính vào giá bán, du khách là người chịu thiệt.
Lê Anh Tuấn (anhtuanle08@gmail.com)
Hùng
Việt Nam có một cái hay là cứ địa danh nào mà ít người biết là còn đi được chứ mà đã nổi tiếng lên một cái là y như rằng ô nhiễm rồi chặt chém khách du lịch, rồi cướp giật móc túi đủ cả. Như đảo Lý Sơn mình đi cách đây tầm 5 năm, chưa nhiều người biết đến, nước xanh trong hoang sơ cảnh vật sạch sẽ cực kì. Hôm rồi mới quay lại thì ôi thôi, người đông, ý thức kém, đảo Lý Sơn thì đầy rác... Cái quy hoạch và bảo tồn các khu du lịch của Việt Nam còn yếu kém nhiều lắm
Thảo Linh
Ấn tượng ban đầu là một thứ rất quan trọng, đặc biệt với ngành du lịch. Một khi ấn tượng đã không đúng thì họ sẽ dần mất niềm tin. Mà chưa kể, nếu học hàng bạn bè họ có ý định đi du lịch VN thì họ - những người đã du lịch VN rồi và thất vọng cũng sẽ cho lời khuyên gây tác động tiêu cực. Một người truyền nhiều người. Đó là khi xây dựng hình ảnh không tốt, rốt cuộc bạn đã bỏ người khác cả một bước xa
Như Quỳnh
Du lịch cũng là một dạng kinh doanh. Nhưng cũng đừng vì lợi nhuận mà bỏ quên tất cả. Đầu tư nên tính đường dài lâu, bền vững. Vả lại du lịch cũng là bộ mặt của đất nước. Khách nước ngoài du lịch Việt Nam mà gặp phải chuyện chèn ép giá, lừa đảo,... rồi ấn tượng của họ về cả một cộng đồng người Việt cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Nói đâu xa là mấy cái phân biệt vùng miền cũng là từ quan điểm đánh giá một cá nhân rồi quy chụp cho cả một địa phương mới thành ra như vậy. Không phải ai cũng có đủ trình độ dân trí hay là cái nhìn khái quát, khách du lịch cũng vậy. Thế nên tránh được cái gì thì tránh. Buồn vì kinh tế nghèo còn không buồn vì bị đánh giá cả một nền văn hóa của dân tộc
My Lê
Người VN đi du lịch trên đất mình mà còn sợ nữa là người nước ngoài.
Phan
Du lịch Việt Nam trong cái khối Asean này thì thuộc hàng thứ bét chẳng cạnh tranh được ai đâu, mặc dù Việt Nam có những cảnh đẹp thuộc hàng hiếm thế TG. Chất lượng dịch vụ thì bình thường hoặc quá tệ, giá cả thì trên trời thêm nạn lôi kéo chặt chém du khách, vốn ít mà đòi lời nhiều tham ăn trước mắt không nghĩ dài lâu. Nói chung du lịch Việt Nam là một mớ tạp nhạp nên khách giãm là tất yếu nếu tăng mới là chuyện dị thường, các cấp có thẩm quyền họ thấy hết đó nhưng việc khách giảm không ảnh hưởng gì tới lợi ích của họ hết nên phần lớn là phản ứng qua loa cho có chuyện chấm hết. Dù sao thì họp rút kinh nghiệm là xong có quái gì phải suy nghĩ, dân đen thấy sót nhưng chẳng làm được gì chấp nhận thôi.
thắng
Tôi có 1 số bạn bè nước ngoài hay hỏi ý kiến tôi về du lịch Việt Nam. Với người ít quen biết thì tôi hay nói lãng đi. Bạn bè thân một chút thì thôi nói thẳng luôn, đừng đến Việt Nam làm gì. Dịch vụ thì sơ sài, giá cả đắt, thực phẩm bẩn, chặt chém du khách, v.v so với Lào hay Campuchia thôi thì cũng đã là 1 trời 1 vực ... Bản chất nằm ở ý thức và dân trí của Việt Nam quá thấp so với mặt bằng chung Đông Nam Á!
Chính Nghĩa
Khách đi du lịch là đi chơi, thư giãn. Hãy thử lấy Hà Nội làm ví dụ, ban ngày đi đâu, xem gì? lúc nào cũng canh cánh trộm cắp, bán hàng rong đeo bám. Buổi tối, 23h xe CA phường chạy vè vè, loa oang oang bắt các nhà hàng đóng cửa. Thế thì thư giãn gì. Sụt giảm là phải.
Trần Nguyên Hữu
Giá, mới chỉ là 1 phần thôi các bạn ơi. Hình ảnh rất xấu xí tại các điểm du lịch (ăn xin, chèo kéo, chặt chém...) cách hành xử của các tour, sự thiếu chuyên nghiệp của các HDV, của cách tổ chức, phục vụ khách.v.v... là những điều mà DLVN chưa đạt, còn kém, nếu như không muốn nói là rất kém. Tôi cũng đã đi một số nước Á, ÂU... nhưng phong cảnh của họ đâu bằng VN, đất nước ta đẹp hơn nhiều, thế mà tôi vẫn muốn đi các nước vì được thoải mái hơn, ít lo bị "móc túi" tuy rằng đi các tour của người Việt tổ chức cũng bị "móc" nhưng họ chỉ thực hiện được 01 lần.
nh
Còn một lý do mà lượng khách sụt giảm trầm trọng mà ai cũng biết mà rất ngại đề cập đến là thói quan liêu, cửa quyền, hách dịch, vòi vĩnh của một bộ phận không nhỏ các cán bộ quản lý XNC tại các cửa khẩu sân bay quốc tế. Tôi đã từng chứng kiến khách ở các nước được miễn thị thực phải móc 160USD trả tiền visa vì quay lại VN lần thứ hai mà không có thư bảo lãnh của công ty du lịch.
Số tiền này tôi không biết đi đâu, về đâu vì khách kia chỉ nhận được tờ biên nhận với số tiền 45USD. Tôi cũng đã từng khóc dỡ cười và xấu hổ giùm khi biết tiếp xúc với vị khách nước ngoài bị cán bộ XNC tại sân bay Nội Bài, hướng dẫn làm visa xong, đưa khách ra taxi rồi xin khách tiền tip...
Đáng lẽ phải đem lại cho khách ấn tượng tốt từ ban đầu nhưng ngược lại, họ để lại trong lòng du khách nỗi ám ảnh bị lừa, bị vòi vĩnh và một hình ảnh rất xấu xa về thói quan liêu, khách phải chờ hàng giờ để nhận thị thực vì anh cán bộ bận nói chuyện điện thoại ....
Câu chuyện được chia sẻ trên FB dạo gần đây của bà mẹ Việt đưa con về thăm quê hương là một minh chứng trong những câu chuyện đáng xấu hổ mà nó đã trực tiếp góp phần làm cho du lịch VN sụt giảm không phanh
Lee
Tại sao cứ đổ lỗi cho giá, giá do đâu mà ra.... Nếu A có một sản phẩm thật tốt, dịch vụ thật chất lượng, giá cả bây giờ chỉ là yếu tố phụ thôi. Đừng bao giờ đổ lổi cho giá. Mà hãy nhìn thẳng vào nhưng yếu kém từ con người. (Không an toàn, không vệ sinh, bảo tồn di tích 1 cách cẩu thả...). Giảm khách là hệ quả của tất yếu và nó sẽ là tương lai
Tôi có ý kiến: Ngành du lịch phải nhanh chóng thay đổi
Khách quốc tế sụt giảm không phanh
Tết trên Facebook:
* Sally Hà
Nắng ngày xưa ở bên nhau
vắt ngang trên lá niềm đau thân cành
đã mờ nhân ảnh mắt xanh
bàn chân bụi đỏ cũng đành bước đi...
*Nhà báo Trà Xanh:
Các con cứ thoải mái chơi đùa bay nhảy
Cả thế giới cứ để bố lo...
*Cô giáo Lưu Tử Anh:
Xuân đang về từ đỉnh núi
Quấn quýt với lạnh tàn Đông
Em ngủ vùi quên sáng tối
Có ai í ới riệu không????
*Nhà thơ, nhà báo Lương Ngọc An:
NGÕ TẠM THƯƠNG
Tạm về nơi ấy mà thương;
Chật nhà thì nép, chật đường thì chen...
Chật lòng xin gắng đừng ghen;
Chật chiều đừng ngại, đỏ đèn rồi sang...
Qua đền, nhớ khấn Ỷ Lan:
- Chật đời nên phải vội vàng... tạm thương...
*Nhà thơ, nhà báo Phạm Đương (Trần Đăng)
P/S của chủ Shop: Tập thơ rất hay, được giải Hội nhà văn, in cách đây 4 năm, không biết in bao nhiêu cuốn mà vừa bán vừa tặng tới nay vị chi là 4 năm tròn vẫn còn dư)
*Kim Hoa Bui
KHÔNG PHẢI GỌI ANH...
Ông chồng tết nhất đi chơi mệt mỏi quay về nhà dặn vợ: “Bất kì ai gọi đến em cũng đều nói anh không có nhà nhé! Anh nghỉ 1 lát ". Chuông điện thoại reo vang, người vợ nhấc ống nghe lên, sau đó trả lời: “Chồng tôi có nhà!”.
“Không phải đã dặn em rồi sao? Sao lại bảo anh có nhà hử?” Ông nọ càu nhàu.
“Đừng giận anh yêu! Cú điện đó đâu phải cho anh”. Bà vợ che miệng cười.
*Nguyễn Thanh Thuỷ:
Anh chỉ đến bên em lúc say, vì hết say anh đâu ở đây...
Anh là ai đi qua chốn này?... còn em là ai trong cuộc đời anh đây?
Nói đi anh người ơi vì sao anh nỡ yêu em như vậy!!!
Anh chỉ đến bên em lúc buồn, vậy những ngày vui anh về nơi đâu?
*Nhà báo Phan Thanh Phong:
Tôi có tôi dài lâu
*Hoạ sĩ, nhà báo Trung Dũng KQĐ
Chúc mừng năm mới:
Bình yên, may mắn, hạnh phúc, sáng tạo, thành công, cầu được ước thấy, vạn sự như ý... đến tất cả anh em, bè bạn, tri kỷ, tri bỉ và cả đối thủ, tình địch... của Trung Dũng Kqđ.
Xuân Bính Thân 2016.
"Xuân đa kiết khánh
Hạ bảo bình an
Thu tống tam tai
Đông nghinh bá phước".
(Lời nguyện cầu quanh năm)
*Trưởng thôn Khoai Lang:
Con gái xứ Nghệ xét một cách toàn diện là đẹp. Thống kê như sau: Trong 100 % cô, thì có tới 70% cô đẹp nhức răng, 20% đẹp đau đớn, 5 % đẹp rụng rời, 5 % còn lại có lẽ để các địa phương khác khỏi mủi lòng nên đẹp bình thường. Khiếp chưa.
Con gái Nghệ Tĩnh có một câu nói để làm nũng, để ứng xử với “giai” là “Em nỏ”.
Phiên dịch: Nỏ là không. Em nỏ là em không đâu, em ứ, em ứ vào, em chã, em hổng dám….
Nhưng cái từ "em nỏ" phát ra từ khuôn miệng của em quê gốc Nghệ Tịnh nghe tưởng có thể khịu chân xuống, tưởng có thể thóp tim lại, tưởng có thể muốn lao tới…
Tiếng “ em nỏ” cùng với đôi mắt lá răm-( mà hầu như em nào Nghệ Tịnh cũng đôi mắt lá răm- thế mới chết), đôi mắt lá răm chớp chớp, đôi bàn chân di di trên cỏ, mái tóc hất ra sau, đàn ông rơi vào tình huống này không “ phạm tội” mới lạ.
Nếu mình mê mẫn em Nghệ Tịnh nào, mình mời đi cà phê với anh em nhé, em chớp chớp mắt, bàn chân di di trên cỏ, má hồng ửng lên rồi thỏ thẻ: Em nỏ…Em nỏ nhưng vẫn líu ríu theo mình vào quán cà phê.
Thân yêu hơn, tới mức không “ phạm tội” là không chịu được, thì đưa em vào phòng ( phòng mô cũng được). Nói với em, mình tới đây em nhé, anh khát em lắm. Em vẫn chớp chớp mắt, bàn chân di di trên cỏ, má hồng, thì thầm: Em nỏ. Rồi cũng líu ríu theo chân mình về phòng.
Tới cửa phòng, mình mạnh bạo hơn, cầm tay em: Em ơi, anh muốn ôm em quá, thương quá, yêu quá. Vào phòng em nhé. Em vẫn vậy, má ửng đỏ, mắt chớp chớp, miệng chúm chím: Em nỏ. Rồi lại líu ríu theo mình vào phòng.
Vào phòng rồi, mình tiến gần tới biên giới “ phạm tội” em vẫn “ em nỏ”. Mình “ phạm tội” rõ ràng rồi, hỏi em: yêu anh không, em vẫn thế, má ửng đỏ, đôi tay rất đẹp của em ghì lấy đầu mình, miệng lại thì thào: Em nỏ.
Nói vậy nhưng đừng nghĩ em nào cũng vừa em nỏ vừa cho mình “ phạm tội” đó nghe, vỡ mặt có ngày. He he
Nhưng con gái Nghệ Tịnh nghịch ngợm e nhất nước.
Chứng cứ. Năm o xinh đẹp đang cấy lúa. Một anh lái xe qua, dừng xe trêu, các em ơi, lên đây cho anh yêu nào. Các em nhìn nhau rồi ngước lên trả lời đồng thanh: Em nỏ.
Rồi năm o cùng bước lên, tiến tới anh chàng đang trêu, và ngay lập tức lôi tuột anh chàng ra xe, lột truồng, búng đôm đốp vào thằng “ em trai” vô tội, tới mức anh chàng phải lạy mới tha.
Mình có cô bạn Nghệ Tịnh kể chuyên riêng: Em buồn lắm anh nờ. Anh ấy hỏi yêu anh không, miệng em thì “ em nỏ” mà chân em thì cứ bị cuốn theo anh ấy, cuốn mãi, cuốn cho tới khi ...đã có ba mặt con mà em vẫn em nỏ có chồng... Là vì răng anh? Vì “em nỏ” à?
Tôi cầm tay em.
Tôi an ủi: Thôi, từ nay đừng “ em nỏ” nữa nhé.
Em chớp chớp mắt, má ửng hồng, mái tóc hất ra sau, hai bàn chi di di trên cỏ và ngoan ngoãn: Em nỏ.