Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển

Bí thư tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến tặng một món quà quý giá cho phụ nữ Sầm Sơn nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Một món quà được lấy ra từ sự thấu hiểu, sự chia sẻ, trăn trở, sự cảm thông, từ ý thức biết lắng nghe dân, cầu thị và nghiêm túc....

1.

Trong suốt 10 ngày liên tục hàng trăm ngư dân Sầm Sơn  sát cánh bên nhau lên chính quyền thị xã, lên ủy ban, tỉnh ủy Thanh Hóa đi... đòi biển, tôi nhìn thấy trong số họ, đa phần là các mẹ, các chị, các em gái- tôi trân trọng gọi chung họ là những người đàn bà Sầm Sơn, họ đi đòi biển, đi đòi chính biển của quê hương mình, đi đòi chính quê hương, gốc gác, bến bãi đã ngàn đời gắn bó với lớp lớp con cháu, đi đòi lại chính vùng biển, nơi năm 1960 Bác Hồ đã về cởi trần cùng kéo lưới với bà con.

Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 1

Tháng 7/1960, Bác Hồ về thăm tỉnh Thanh Hóa. Bác đến Sầm Sơn, tại đây, Bác tham gia kéo lưới với bà con ngư dân xóm Sơn, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương (nay là thôn Vinh Sơn, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn) 

Bà con Sầm Sơn cùng khát vọng đổi mới quê hương của tỉnh Thanh Hóa, đồng thuận cao là khác, vì bãi biển Sầm Sơn được nâng cấp, biến thành khu du lịch cao cấp, thu hút được du khách về thì chính bà con cũng có thêm điều kiện thay đổi cuộc sống. Nhưng cái chính là không thể vì du lịch mà mất nghề, mất làng, mất biển. Những người đàn bà Sầm Sơn quyết đòi lại một phần biển, một phần bờ, một phần bến để vẫn tiếp tục kế sinh nhai truyền thống.

Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 2
Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 2
Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 3
Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 4
Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 5

10 ngày căng thẳng, náo loạn, bấn loạn xã hội chỉ vì điều đơn giản như thế nhưng không một cấp chính quyền nào tại địa phương thỏa mãn, vẫn một mực cương quyết lấy hết, chuyển hết, vẫn một mực bám vào chủ trương đúng để bác đi nguyện vọng của bà con.

Cho tới sáng hôm qua ( 7/3), Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến đi công tác về, gặp ngay bà con và lấy tư cách vị lãnh đạo cao nhất của Thanh Hóa, cam kết rất nhanh, cam kết dứt khoát, cam kết đàng hoàng: Bà con không mất biển, không mất nghề, không ai có quyền tước đi quyền đó nếu bà con không đồng thuận.

Chao ôi là tiếng vỗ tay.

Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 6

Tôi cho rằng, những người đàn bà Sầm Sơn đã được Bí thư Trịnh Văn Chiến tặng một món quà quý giá nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Một món quà được lấy ra từ sự thấu hiểu, sự chia sẻ, sự cảm thông, từ ý thức lắng nghe, từ trăn trở cẩn trọng và nghiêm túc, phân biệt rõ ràng giữa sự xây dựng phát triển quê hương và tính nhân văn truyền thống của làng quê. Bí thư Chiến đã ghi điểm lớn bằng chính cam kết bảo vệ biển cho bà con Sầm Sơn. Tôi đã rất xúc động nhắn tin cho anh về "món quà" anh mang cho chị em phụ nữ Sầm Sơn, họ là hậu phương, họ là bến đợi, họ là bệ đỡ tinh thần cho cha, chồng, con vươn ra biển lớn.

Báo chí viết nhiều về cuộc đối thoại của Bí thư Chiến với bà con Sầm Sơn, nhưng chỉ nghe thấy vài lời kết luận của Bí thư tỉnh ủy mà không đọc thấy lời đối đáp của bà con, nếu có cũng rất mỏng.

May quá, trên facebook của mình, nhà báo Huy Vĩnh ( báo Nông nghiệp) đã tường thuật  một đoạn thoại tôi cho là rất hay, rất căng thẳng, giằng co quyết liệt, giành nhau, thắng nhau từng chữ một, rất đời giữa những người đàn bà Sầm Sơn với Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến:

"
+ Ông Chiến: Chủ trương của Chính phủ, của tỉnh là đúng là vì Sầm Sơn nhưng một bộ phận bà con chưa thông? Đúng không?

- Phía dưới hội trường ngư dân ồ lên: Không đúng.

+ Ông Chiến: Thì một bộ phận lớn bà con chưa thông? Đúng không?

- Phía dưới hội trường ngư dân ồ lên to hơn: Không đúng như ông Bí thư nói.

+ Ông Chiến: Bao nhiêu? Tất cả hả? Ừ, thì đồng ý tất cả đi.

- Phía dưới hội trường nghe rõ tiếng của một ngư dân: Tất cả người dân chúng tôi không đồng ý (có tiếng vỗ tay)

+ Ông Chiến: Tất cả. Đồng ý chưa. Bây giờ tôi nói lại này, chủ trương của Chính phủ, của tỉnh là đúng là vì Sầm Sơn nhưng bà con ngư dân Sầm Sơn chưa thông. Được chưa? Được không?

- Phía dưới hội trường ngư dân đồng thanh đáp: Được rồi.

+ Ông Chiến: Được rồi thì vỗ tay đi (tiếng vỗ tay vang lên).

Tiếp đó, ông Chiến nói rõ quan điểm chỉ đạo của tỉnh Thanh Hóa như sau: Bà con nào đồng ý với chủ trương, chính sách của tỉnh, tức là Quyết định 705/QĐ-UBND ngày 01/3/2016 của UBND tỉnh thì nhận tiền và thực hiện các quy định theo Quyết định 705. Nhưng lưu ý, Quyết định này chỉ có hiệu lực đến 15/4/2016.

Bà con nào vì nhiều lý do khác nhau, mà chưa thông với chủ trương, chính sách của tỉnh thì cứ làm bình thường như trước đây đã làm, không có vấn đề gì cả. Bởi vì, cho đến thời điểm này, Thường trực Tỉnh ủy chưa có chủ trương di dời bến thuyền. Chưa di dời khi chưa có sự đồng ý. Như thế, bà con cứ thế mà làm ăn thôi.

"Hôm nay tôi đề nghị, nếu ai tìm được văn bản nói đến ngày nào di dời bến thuyền gửi đến cho tôi, tôi sẽ xử lý đến nơi đến chốn" - ông Chiến quả quyết.

Sau khi chốt được cơ bản các nhóm vấn đề mà ngư dân quan tâm nhưng vị Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa vẫn chưa thể dứt bước ra về được mặc dù đã có lời chào đến nhân dân, lý do là ngư dân muốn ông Bí thư khẳng định chắc nịch điều căn bản mà ngư dân mong mỏi nhất.

“Bà con đã thống nhất đề xuất nguyện vọng giữ lại 1,5km bờ biển để neo thuyền. Tôi khẳng định lại một lần nữa là tỉnh không có chủ trương và không có chỉ đạo thu hồi cái này (vẫn để bãi biển cho ngư dân – PV). Như vậy thì nguyện vọng của ngư dân đã được đáp ứng. Từ nay bà con cứ neo đậu bình thường, ra khơi khai thác thủy sản, đánh cá bình thường như lâu nay thôi. Thế nha, vỗ tay đi ta về. Được chưa? Về nha. Chúc bà con vui nha. Ta về”, ông Chiến vừa dứt lời hàng nghìn người dân reo hò, vỗ tay tán thưởng.

Cám ơn nhà báo Hùng Vĩnh đã cho bạn đọc một đoạn đối thoại tuyệt vời, chân thực, quyết liệt nhưng ấm áp.

Chúc mừng những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển mà vẫn đồng hành cùng tỉnh nhà phát triển bờ biển Sầm Sơn về một tương lai văn minh.

Cám ơn Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến vì "món quà" rất hợp lòng dân, rất cầu thị, rất tử tế tặng những người đàn bà Sầm Sơn nhân ngày quốc tế phụ nữ.

Tôi thấy xúc động.
Đọc thêm thông tin ở đây:

Bí thư Thanh Hóa nhận khuyết điểm

Thanh Hóa dừng thu hồi bến thuyền ở Sầm Sơn

Nguyên văn phát biểu của Bí thư tỉnh Thanh Hóa với người dân Sầm Sơn

2.

Một tập đoàn lớn như FLC mà còn sai phạm tưng bừng như vậy, lôi kéo cả chính quyền Sầm Sơn sai phạm theo thì đừng có trách bà con không nổi khùng:

Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 7

Thi công khi chưa được phê duyệt, FLC tiếp tục xây cổng bảo vệ, cấm người dân đi lại trên tuyến đường này. 

Kết luận cũng nêu rõ sai phạm của Tập đoàn FLC liên quan đến việc tự ý thi công tuyến đường Hồ Xuân Hương kéo dài, khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đồng ý cho thi công. Theo đó, sau khi UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt dự án đầu tư với hạng mục đường Hồ Xuân Hương kéo dài có giá trị xây lắp trên 120 tỷ đồng, giao cho UBND thị xã Sầm Sơn làm chủ đầu tư.

Ngày 15/7/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá có Quyết định số 2603/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Gói thầu xây lắp tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, UBND thị xã Sầm Sơn đã “cầm đèn chạy trước ô tô” khi tổ chức kiểm đếm, chi trả trước một phần kinh phí cho các hộ để bàn giao mặt bằng cho Công ty FLC thi công khi chưa có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường GPMB. 

Công ty FLC đã tự lập hồ sơ thiết kế và tiến hành thi công thảm nhựa mặt đường, lát đá vỉa hè, hệ thống thoát nước, dải phân cách… khi chưa được các cấp có thẩm quyền đồng ý.

Đọc thêm ở đây: Hàng loạt sai phạm của FLC tại Sầm Sơn

3.

Thành phố Hồ Chí Minh nóng vụ "rác", nóng khủng, làm mất trắng ngân sách thành phố cả ngàn tỉ đồng:

Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 8

                                           Doanh nhân David Dương

Sau chuyến đi công tác “vô tiền khoáng hậu” của đoàn cán bộ TP.HCM sang Hoa Kỳ để “học tập kinh nghiệm xử lý rác” và học nhiều thứ khác nữa, do ông Nguyễn Hữu Tín (thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM) làm trưởng đoàn trở về, một thời gian sau, Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (Công ty VWS) xin điều chỉnh giấy phép đầu tư tăng công suất lên 10.000 tấn, để bãi rác Đa Phước “ăn” toàn bộ rác sinh hoạt (theo công nghệ chôn lấp) của người dân TP.HCM.

Đọc ở đây: Ông Tín dẫn một số cán bộ đi Mỹ từ tiền ông David Dương

4.

Có nhiều thứ lâu nay người ta vẫn nói nhiều nhưng chưa thật chính xác. Thái Lan có gạo 800 USD/tấn, Việt Nam chỉ bán được 450 USD/tấn, nhưng ít ai suy xét rằng Thái Lan khác Việt Nam rất nhiều. Thái Lan có 60 triệu dân, Việt Nam có 90 triệu người, đất nông nghiệp bình quân đầu người của họ gấp đôi, gấp ba lần Việt Nam.

Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 9

Chính vì thế, Việt Nam phải làm lúa ba vụ, thậm chí ở ĐBSCL hai năm phải 7 vụ, chọn giống 90 ngày, năng suất đạt 16 tấn/ha. Còn Thái Lan chỉ làm một vụ, chọn giống 160 ngày, năng suất 4 tấn/ha. Tính về năng suất trên mỗi ha, Việt Nam vẫn gấp rưỡi Thái Lan. Bởi thế, cứ đòi hỏi Việt Nam phải có lúa 800 USD thì không có bởi chúng ta đất chật người đông, phải thâm canh tăng vụ mới dư được 7 triệu tấn gạo xuất khẩu.
Đọc thêm ở đây: Thành tích nông nghiệp Việt: Nhập khẩu hết...

 ĐỌC TỪ FACEBOOK:

 *Hoàng Tuấn Công:

Shop TIN 8/3: Những người đàn bà Sầm Sơn đã đòi được biển - ảnh 10

VỚI NGƯ DÂN SẦM SƠN, BIỂN CẢ LÀ ĐỒNG RUỘNG CỦA BÀ CON.

-Chiều 1/3/2016, từ đường Trần Phú rẽ vào đại lộ Lê Lợi, qua khu vực "Cấm tụ tập đông người" thấy dân chúng đông như kiến, hai đầu đường đã bị phong tỏa, Cảnh sát đang hé hàng rào sắt cho một chiếc xe cứu thương len lỏi thoát ra. Tôi cứ ngỡ có án mạng. Hóa ra không phải. Bà con Sầm Sơn lên đòi biển.

-Sáng 2/3, đi làm thấy ngã Tư giao nhau với đường Hạc Thành và Đại lộ Lê Lợi tắc ngẽn vì hàng rào sắt phong tỏa, .

-Sáng 4/3/2016, đi qua thấy vắng tanh, đường thông hè thoáng, hàng rào sắt đã tháo dỡ. Ngỡ vụ việc đã được giải quyết êm xuôi. Chiều đọc bài "Thanh Hóa ngày thứ bảy ngư dân bao vây trụ sở UBND tỉnh..." http://laodong.com.vn/…/thanh-hoa-ngay-thu-bay-ngu-dan-vay-…. hóa ra lúc ấy chưa đến giờ "đi làm" của bà con ngư dân.

-Hôm nay 5/3, trời đổ mưa rét, không biết bà con có còn lăn lóc bên đường để đòi một lối đi ra biển tìm kế sinh nhai-nơi mỗi ngư dân đã và đang được vinh danh là "cột mốc sống" về chủ quyền biên giới?

Lướt FB, thấy tâm đắc với:

NGUYỄN XUÂN HÙNG:

"Thấy tồi tội và nghẹn nghẹn thế nào ấy. Hàng nghìn con người khốn khổ cơm đùm cơm nắm lên vạ vật chỉ để cầu xin một điều: Tập đoàn FLC và tỉnh hãy để lại chỉ 500m bờ biển thôi để bà con tiếp tục ra khơi. Trời ạ! Mảnh đất cha ông bao thế hệ đã đổ xương máu, mồ hôi nước mắt để giữ gìn mà nay phải lăn lê bò toài cầu xin cái của mình, không khéo lại vi phạm pháp luật, ngồi tù. Dân chỉ yêu cầu một việc rất nhỏ, chứ có đòi bồi thường hay hỗ trợ gì đâu. Vậy mà ai đó vẫn làm ngơ, vẫn bảo thủ. Đành rằng, cuộc cách mạng nào cũng chẳng hề dễ dàng, nhưng với sinh kế của hàng nghìn con người sao có thể làm ngơ? sao có thể đánh đổi chỉ vì sự bảo thủ và quyền lợi của một tập đoàn? Có nên vô cảm trước sinh mạng hàng nghìn con người như thế không? Lương tri và trách nhiệm ở đâu?"
(Xuanhung Nguyen, tác giả bài báo http://laodong.com.vn/…/thanh-hoa-ngay-thu-bay-ngu-dan-vay-…

VĂN CÔNG HÙNG

"Việc ở Sầm Sơn Thanh Hoá có vẻ nghiêm trọng rồi, công an Thanh Hoá đã khởi tố vụ án. Rồi lại có người tù đày. Mà ngư dân có làm gì đâu, họ chỉ xin chính quyền và FLC để lại cho họ 500m bờ biển để họ ra khơi làm ăn. Ngư dân mà không có đường ra biển thì làm sao mà bám biển? Khởi tố là cách làm dễ nhất của chính quyền đối với nhân dân, vấn đề là lòng dân, là sự đồng thuận, và cao hơn là đời sống của dân, chứ chỉ nhăm nhăm trấn áp thì ai chả làm được, phỏng ạ?"
(Văn Công Hùng)

"Con cá và chiếc cần !
Thời điểm này, hơn 500 ngư dân thị xã Sầm Sơn đang tập trung tại ngã tư Đại lộ Lê Lợi để phản đối việc tập đoàn FLC thu hồi và giải tỏa bãi biển để phục vụ khu du lịch nghĩ dưỡng và sân gôn.
Hăng trăm hộ ngư dân với truyền thống bám biển làm kế sinh nhai đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ làng nghề. Trao đổi với chúng tôi. anh Ngọc cho biết:
- Người dân không cần 50 triệu hay nhiều hơn thế nữa mà FLC hay tỉnh bồi thường. Mà người dân mong muốn FLC có thể để lại cho bà con lấy 100m để đậu thuyền bè đánh bắt cá. Vì đây là cái nghề đã gắn bó với họ bao đời nay, là nguôn thu nhập chính của các ngư dân. Nhiều gia đình vì điều kiện mà con cái chỉ được học hết cấp 1 rồi đi biển, nếu giờ không có biển thì biết làm gì khi kiên thức không có? 50 triệu rồi nhoằng 1 cái cũng hết nhưng 1 người đi biển mà nghỉ thì kéo theo cả chục người cùng không có công việc để làm .
Chúng tôi cần cái cần chứ không cần con cá!".
(FB Hoàng Văn Đức)

VĂN HÙNG
"Theo ghi nhân của chúng tôi, việc thị xã Sầm Sơn tiến hành thực hiện Dự án trên đã không tính toán kỹ lưỡng đến các tác động và những ảnh hưởng lớn lao đến đời sống của hàng trăm hộ dân làng biển với 4000 nhân khẩu chỉ quen với nghề đi biển.
Lẽ ra, khi triển khai dự án này, ngoài việc tổ chức lấy ý kiến ngư dân, chính quyền Sầm Sơn phải có đồng thời cùng lúc hai kế hoạch, một là quy hoạch khu tái định cư và bến thuyền mới để thay thế, hai là thực hiện việc đào tạo, chuyển đổi nghề cho ngư dân. Chính vì bỏ qua các bước này mà quyền lợi chính đáng của ngư dân đã bị xem nhẹ.
Chúng tôi cho rằng, việc cần kíp nhất lúc này là chính quyền thị xã Sầm Sơn nên thành tâm lắng nghe nguyện vọng chính đáng của ngư dân. Một dự án có thể làm “thay đổi bộ mặt hạ tầng” cho Sầm Sơn nhưng đằng sau đó là nước mắt, là nỗi lo sinh kế của 4.000 nhân khẩu chưa biết đi đâu, về đâu, làm gì nếu như họ mất đi bến đậu bình yên."
(Hùng Vĩnh)

NGUYỄN QUANG THÂN

Có những câu hỏi được đặt ra: đây là một dự án phát triển kinh tế, xã hội, nguyên tắc đã được luật định là phải có thương lượng đền bù. Doanh nghiệp muốn lấy đất đã có quyền sử dụng của ai đó để kiếm lời ( thường gọi là phát triển") thì cũng phải nghĩ tới dân, không thể mình ăn cơm mà dân không có cả miếng cháo! Tại sao tỉnh không buộc doanh nghiệp đền bù cho dân thỏa đáng, lại lấy tiền ngân sách để hỗ trợ? Chẳng khác gì lấy tiền thuế của dân dúi cho doanh nghiệp. Tại sao một dự án phải di dời cả một bến cá lâu đời mà không bàn với dân trước? Đánh xa bờ hay gần bờ, ra khơi hay vào lộng, bao đời nay người ngư dân biết phải làm gì để sống (....)Trọng dân, gần dân không phải nói suông mà nhất thiết không thể "lấy nơi khố rách đãi nơi quần hồng", ưu ái doanh nghệp mà để dân thiệt thòi."
(FB Nguyễn Quang Thân)

Nguyễn quang Vinh

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !