Shop TIN 29/4: Bộ trưởng TN-MT nhận khuyết điểm...
1.
BỘ TRƯỞNG ĐÃ NHẬN KHUYẾT ĐIỂM, XIN HÃY ĐI TỚI CÙNG ĐỂ XỬ LÝ
Dù muộn nhưng rất thẳng thắn, ý kiến và thái độ nhận khuyết điểm của Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cũng đã làm dịu đi nhiều sức nóng của dư luận đối với thông tin và thái độ của ông thứ trưởng Bộ này vào cuộc họp vào tối 27/4.. Lời thừa nhận khuyết điểm của ông rất chân thành và thực tế:
Báo Tiền Phong:Bộ trưởng TN&MT nhận khuyết điểm
Kết thúc chuyến thực tế trong Cty FHS, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã chia sẻ những quan điểm rất rõ ràng. “Trước hết, tôi xin được chia sẻ với toàn thể bà con nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế hiện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thảm họa ô nhiễm môi trường”.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà kiểm tra khu xử lý nước thải của Formosa Hà Tĩnh. |
Cũng theo Bộ trưởng Hà, đây là một sự cố thảm họa rất lớn, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. “Phải thừa nhận rằng, các bộ ngành, các cơ quan nghiên cứu khoa học dù đã rất nỗ lực nhưng việc điều phối, triển khai trước các thảm họa như thế này còn lúng túng, chưa khoa học, chậm, chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của bà con và công luận. Với tư cách là người đứng đầu của Bộ, tôi xin nhận khuyết điểm về vấn đề này” – Bộ trưởng thẳng thắn.
Báo Tiền Phong cũng đã đưa tiếp một thông tin rất nóng, từ ý kiến của Bộ trưởng:
Không cho phép đặt ống xả thải ngầm
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp FHS. Ông khẳng định “đối với pháp luật Việt Nam thì hệ thống ống thải xả thải mà lắp đặt ngầm là không cho phép, chúng tôi đề nghị là có biện pháp để giám sát, tiếp cận và quan sát hệ thống này”.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho biết chưa thể khẳng định nước xả thải của FHS là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thảm họa nhưng “về gián tiếp có vấn đề liên quan bởi Vũng Áng là vịnh kín điều kiện nhiệt độ và dòng chảy rất đặc biệt và tại đây nồng độ dinh dưỡng rất cao, khi có việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng đã tạo ra chất xúc tác từ đó dẫn đến sự cố về môi trường”.
Đường ống xả nổi và khu vực cửa xả ngầm ra biển của FHS |
Thời gian tới, sở TNMT Hà Tĩnh cùng các đơn vị liên quan sẽ tăng cường giám sát việc xử lý nước thải của FHS và lắp đặt một số thiết bị chuyên dụng, camera giám sát để theo dõi trực tuyến hệ thống này.
Báo Lao Động:Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường: Pháp luật Việt Nam không chấp nhận việc đặt ống ngầm xả thải
2. Báo Tiền Phong: "Vương quốc" chim đã chết
Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình: Chim chết là việc chim chết, không liên quan gì đến tôi.
Chuyến vượt biển ra đảo chim- nơi luôn được mệnh danh là Vương quốc chim của phóng viên báo Tiền Phong đã cho bạn đọc nhiều thông tin đáng giật mình:
Thông tin về việc ngư dân phát hiện nhiều xác chim nằm bên xác cá dọc bờ biển Quảng Bình, nghi ăn cá nhiễm độc mà chết khiến tôi giật mình nhớ đến đảo Chim. “Thiên đường” của loài chim biển quý hiếm này nằm quá gần Vũng Áng (chừng 20 hải lí về phía Đông - Nam), nơi khởi nguồn hiện tượng cá chết bất thường trong gần 1 tháng qua.
Ngư dân các làng chài ven biển Quảng Bình chẳng ai chịu nhận chở chúng tôi ra đảo Chim dù trả giá cao gấp đôi, gấp ba so với ngày thường. Họ nói, không muốn nhìn thấy xác cá trôi bồng bềnh trên biển, nỗi đau này chỉ có những ngư dân như họ mới hiểu. Phải cậy hết các mối quan hệ, cuối cùng thì hai ngư dân trẻ, người xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch “đành phải” nhận chở chúng tôi ra đảo Chim, nhưng kèm theo cảnh báo: “Chim chết theo cá cả rồi, ra đó không thấy chim thì đừng trách bọn tui đó nha”.
Chúng tôi cố ngồi đợi đến cuối chiều, với hy vọng nhìn thấy một cánh chim hải âu nào đó còn sót lại về trú đêm. Nhưng tuyệt nhiên không, thi thoảng chỉ thấy thưa thớt vài cánh chim én chao liệng bắt muỗi hoàng hôn.
Một câu hỏi cứ mãi đeo đẳng chúng tôi sau khi rời đảo. Chẳng lẽ người ta bắt chim, lấy trứng mà làm cho một vương quốc hải âu xám đến độ tuyệt diệt, hay do chính những con cá nhiễm độc thời gian qua gây nên? Ai đã làm cho đảo Chim hoang lạnh như hôm nay?
Những câu hỏi đó đối với những người làm báo chúng tôi thật khó để cắt nghĩa, nhưng sự thật thì đảo Chim đã “chết”!.
Khi nghe thông tin người dân phát hiện nhiều xác chim nằm bên xác cá và đảo chim vắng hẳn bóng chim hải âu xám, nghi do ăn phải cá nhiễm độc trôi dạt trên biển, PV Tiền Phong đã điện thông báo cho lãnh đạo Sở NN&PTNT Quảng Bình. Ông giám đốc sở nói đi công tác Hà Nội, đề nghị phóng viên liên lạc với phó giám đốc sở, ông Trần Đình Du. Ông Du nói, chim chết là việc chim chết, không liên quan gì đến ông cả.
3.
CUỘC CÁCH MẠNG VỆ SINH, AN TOÀN THỰC PHẨM
Báo Dân Trí:Về “cuộc cách mạng” đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị cần chấm dứt ngay tình trạng “một mâm cơm, ba bộ quản lý” và hiểu Luật An toàn thực phẩm theo cách tiếp cận mới, tức là quản lý theo chuỗi sản phẩm. Ví dụ, mặt hàng rau thì Bộ NN&PTNT quản lý tất cả các khâu, từ sản xuất, phân phối, đóng gói… Mặt hàng bia thì do Bộ Công Thương quản lý chứ không phải như trước kia, việc trồng rau do Bộ NN&PTNT còn đưa rau ra thị trường thì do Bộ Công Thương và chế biến trong nhà hàng thì do Bộ Y tế quản lý...
(Thực phẩm bẩn đe dọa sức khỏe người tiêu dùng)
Bí thư Thanh Hóa Trịnh Xuân Chiến đề nghị "cần có sự quản lý chặt chẽ "đầu vào" của các ngành chức năng của Trung ương đồng thời cũng cần có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, với tình hình hiện nay, tuyên truyền phải đi đôi với xử phạt".
Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cũng cho rằng do không xác định được trách nhiệm, không kỷ luật được ai, từ xã, phường, quận, huyện nên dẫn đến tỉnh, thành nên hầu như không có sức răn đe…
“Chính vì hiện nay chúng ta không xác định được trách nhiệm của ai để kỷ luật nên “cả làng đều vui”, ăn bẩn vẫn vui vì có chết ngay đâu. Nếu trách nhiệm chưa rõ ràng thì tình trạng này chưa giải quyết được”. Ông Thăng nói.
Trước những bức xúc trên, Thủ tướng đã yêu cầu cụ thể về trách nhiệm cá nhân người đứng đầu và chỉ rõ "nếu ở xã, phường thì địa phương phải chịu trách nhiệm, ở Trung ương, bộ trưởng phải chịu trách nhiệm”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Không dừng ở đó, Thủ tướng chỉ đạo, xử lý hành chính ở mức cao nhất, kể cả xử lý hình sự các vi phạm về an toàn thực phẩm...
TIN TỔNG HỢP:
Quảng Bình: Sẽ xử lý nghiêm, truy tố nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm liên quan đến cá chết
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo xử lý nghiêm nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm tại Quảng Bình. Ảnh: Lê Phi Long
+Chiều 27.4, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài đã chủ trì buổi làm việc với chủ các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi hiện tượng cá chết bất thường xảy ra tại địa phương.
Đà Nẵng: Biển an toàn
Cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường và Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đà Nẵng lấy mẫu nước biển ngày 27/4 tại các bãi biển trên địa bàn TP để đem về xét nghiệm (Ảnh: Phan Minh Hải, BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng)
Tp Hồ Chí Minh:Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: Vụ 'Xin Chào' ảnh hưởng ghê gớm đến môi trường đầu tư
Quảng Nam: Thầy giáo cầm đèn dầu dạy học được học sinh yêu mến
+Trên tài khoản Facebook của giáo viên Phạm Nguyễn Quốc Nguyên, một học trò đã chia sẻ bức ảnh anh Nguyên cầm đèn dạy học với lời bình luận: “Tâm sáng hơn đèn. Ngưỡng mộ thầy!”. Hàng trăm lượt chia sẻ khác (chủ yếu là học trò) cũng dành những lời khen ngợi, chúc mừng thầy: “Thầy ơi bức hình đẹp quá!”, “Tiếc gì 1 like cho người thầy tâm huyết ngày nào”…
Bức ảnh được chụp tại khóa ôn thi đại học do Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Tiên Phước) tổ chức hôm 24.4, khi đó thầy giáo Nguyên đứng lớp suất dạy từ 17 giờ 30 đến 19 giờ tối. Đến khoảng 18 giờ 15, khi đang giảng bài tập hình học thì bất ngờ bị cúp điện.
Thừa Thiên Huế: Kim loại nặng Crom trong nước biển Lăng Cô cao gấp 9 lần mức cho phép
VTV.vn - Kim loại nặng Crom có trong mẫu nước lấy từ khu vực đầm Lập An và cửa biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc, đã gấp 9 lần mức cho phép theo quy chuẩn quốc gia.
Những ngày qua từ “thảm họa” được nhắc tới không ít lần khi hàng chục tấn cá đột nhiên chết tại 4 tỉnh miền Trung, nơi có hàng chục nghìn ngư dân sinh sống.
Thông tin mới từ Sở Tài nguyên Môi trường Thừa Thiên Huế cách đây ít giờ: Kim loại nặng Crom có trong mẫu nước lấy từ khu vực đầm Lập An và cửa biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc, đã gấp 9 lần mức cho phép theo quy chuẩn quốc gia.
Với những thông tin này, cùng hiện tượng hải sản và cá chết bất thường trong những ngày qua, liệu đây có phải là một thảm họa môi trường? Cùng đi tìm câu trả lời trong phần Tiêu điểm của Chuyển động 24h hôm nay. (27/4).
Khánh Hoà:Người quyết liệt chống dự án thép chục tỉ đô ở Vịnh Vân Phong
Một góc vịnh Vân Phong, nơi Tập đoàn Posco đề xuất xây dựng nhà máy thép. Ảnh: TL
Hà Nội: Giám đốc Dự án đường ống nước Sông Đà bị miễn nhiệm
Hà Tĩnh: Hà Tĩnh hỗ trợ 750 triệu cho người dân bị ảnh hưởng bởi cá chết
ĐỌC TỪ FACEBOOK:
*Giáo sư Ngô Bảo Châu:
Thảm hoạ môi trường dường như ngày một thường hơn. Thiên tai, nhân tại hoặc là cả hai. Dân thì khổ rồi, nhưng trong một số trường hợp, đây là dịp để chính quyền thể hiện vai trò của mình vì đây là lúc dân cần đến chính quyền nhất.
Chính quyền có thể làm gì?
Nói chuyện nước ngoài thì họ sẽ ban hành tình trạng thảm hoạ môi trường để làm nhanh các thủ tục bảo hiểm. Bảo hiểm nông sản hình như vẫn trong gian đoạn thí điểm từ 5 năm nay. Nhân dịp này có lẽ cũng nên có luật bảo hiểm bắt buộc đối với các khoản vay ngân hàng cho nông nghiệp.
Bảo hiểm không xong rồi, liệu chính phủ có thể chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ cho ngư dân được không. Đằng nào thì cũng phải giãn rồi, không nhẽ đi trưng thu tàu đánh cá? Vậy nên chính phủ có chính sách thì sẽ tốt cho chính phủ, ngân hàng phải nghe, nhân dân yên tâm hơn.
Quan trọng nhất vẫn là đảm bảo thông tin đầy đủ và minh bạch. Rằng chúng tôi đã lấy mẫu nước biển rồi, ở đây, ở đó, độ sâu bao nhiêu, đã gửi đến các phòng thí nghiệm này nọ. Đã mang mẫu cá chết, cá sống ở bao nhiêu điểm mang đi xét nghiêm ở đâu ở đâu. Kết quả tạm thời là thế này, đến ngày nọ sẽ có kết quả đầy đủ. Không có thông tin đầy đủ minh bạch thì sao duy trì niềm tin. Không duy trì được niềm tin thì khôi phục kinh tế thế nào?
Dù thế nào thì chắc chắn đây không phải lúc để thông báo rằng chưa chắc cá chết đã là tội của Formosa. Đấy có phải là cái mà đồng bào miền Trung cần nhất vào thời điểm này không? Bảo vệ pháp lý cho Formosa là việc của luật sư của họ.
Chắc chắn các chuyên gia kinh tế sẽ đưa ra những biện pháp kinh tế chuẩn hơn mấy ý kiến ngô nghê mà tôi đưa ra. Vấn đề là chính quyền phải làm gì đó cho dân. Không làm gì được thì cũng phải xắn quần đi lội nước rồi tu tu khóc như ông Tạn ngày xưa.
Tôi không thể khóc tu tu như ông Tạn, dù muốn lắm. Khi bất lực thì ta chẳng có lựa chọn nào ngoài shut up. I'll shut up.
*May ơ Xíc Líp: Cũng là cách để thư giãn: