Shop TIN 26/4: Anh nói thật: Chọn tôm cá hay chọn nhà máy thép hiện đại?
1.
TÔM, CÁ & THÉP?Thông tin quan trọng nhất ẩn sau câu nói này liệu có nghĩa là, chấp nhận công nghiệp sản xuất gang thép là chấp nhận sống chung với ô nhiễm, với nước xả độc hại, với khói bụi chứa nhiều độc tố, chấp nhận mất mát về môi trường sống, về sinh thái biển...?
Câu nói như có giúp Bộ TNMT về việc chỉ rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt thời gian qua xuất phát từ Vũng Áng, biển Kỳ Anh...lây lan tới biển biển Quảng Bình, Quảng Trị, Huế...?
Đọc thêm ở đây:
Giám đốc đối ngoại Formosa: Không thể được cả 2, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm
Formosa đừng phát ngôn thách thức!
Phải mở chuyên án điều tra nghi vấn phá hoại môi trường ở Formosa
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội Đúc Luyện kim Việt Nam cho biết, Khu liên hợp gang thép của Formosa tại Vũng Áng sử dụng công nghệ lò cao. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng phương pháp này tiêu thụ nhiều than và sinh ra xỉ, khí dioxyd carbon và nhiều bụi. Trong quặng sắt còn chứa nhiều hóa chất rất độc hại khác như chì, arsen (thạch tín), lưu huỳnh, phốt pho; cùng với đó, công đoạn luyện than coke cũng phát thải nhiều chất độc hại ra môi trường.
Theo số liệu thống kê từ Hội Đúc Luyện kim Việt Nam, để sản xuất được một tấn thép thô bằng công nghệ lò cao, sẽ phải thải ra hơn 585 ki lô gam chất thải rắn, trong đó có 455 ki lô gam xỉ. Đồng thời, mỗi tấn thép thô sản xuất còn tạo ra 3 mét khối nước thải độc hại. Lượng khí thải ra từ việc sản xuất một tấn thép thô có 2,3 tấn CO2, cùng các loại khí CO, SO2, NOx, bụi và bụi kim loại....
Nói về khả năng kiểm soát ô nhiễm, ông Cường cho rằng, bình thường rất khó biết DN đang làm gì. Vụ Vedan trước đây chính là như vậy. Họ xả thải thẳng ra sông, đến khi cá chết hàng loạt mới phát hiện ra. Như đã nói, chi phí xử lý môi trường với sản xuất thép rất phức tạp và tốn kém. Vì vậy, cần kiểm soát tốt để tranh mọi rủi ro và gian dối. "Chẳng hạn, máy lọc bụi chỉ chạy đối phó khi có cán bộ môi trường đến kiểm tra, sau đó lại ngừng, thì rất nguy hại", ông Cường lấy ví dụ. Cần đặt phòng kiểm tra môi trường ngay tại Khu liên hợp Formosa và kiểm tra thường xuyên, chứ không nên định kỳ một quý một lần như hiện nay. Nếu cán bộ môi trường không đủ trình độ, cần thuê các chuyên gia nước ngoài giám sát, mới có thể giúp bảo vệ môi trường...
Đọc ở đây:
Đại nạn cá chết: Sự nguy hiểm của ô nhiễm sản xuất thép
2.
MỘT THỢ LẶN TỬ NẠN... CÓ NHIỄM ĐỘC NHƯ CÁ?
Cũng vào đêm hôm qua, khoảng hơn hai mươi công nhân của Công ty Nibel có mặt tại Bệnh viện thị xã Ba Đồn, Quảng Bình để tiễn đưa công nhân Lê Văn Ngầy về quê mai táng. Theo lời các thợ lặn, thời gian gần đây, trùng vào thời điểm cá chết hàng loạt, một số thợ lặn khi lên bờ cảm thấy tức ngực, khó thở, thậm chí là người ngứa bất thường. Trao đổi với PV Giao thông, nhiều thợ lặn làm việc ở cảng Sơn Dương 2- 3 năm cũng cảm nhận được sự khác biệt của nước biển thời gian gần đây so với năm ngoái.
Thông tin ở đây:Một thợ lặn ở Vũng Áng tử vong
3.
CÁ VẪN TIẾP TỤC CHẾT. THUYỀN LẠI BẮT ĐẦU RA KHƠI?
Trong khi báo Người đưa tin hoan hỉ thông báo ngư dân đang phấn khởi dong thuyền ra khởi trở lại:
Thì báo Lao Động tiếp tục cập nhật tình hình cá vẫn chết mới nhất:
Cá mới chết trôi dạt vào bờ sông Nhật Lệ (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) sáng ngày 25.4. Ảnh: Lê Phi Long
Sáng 25.4 trao đổi với báo Lao Động, ông Nguyễn Thanh Điệu - Trưởng thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình kiêm Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bảo Ninh – cho biết, người dân vẫn phát hiện một lượng lớn cá mới chết trôi dạt vào bờ sông Nhật Lệ từ ngày 24.4.
Vấn đề là, ngư dân có được khuyến cáo nên ra khơi đánh bắt hay chưa, biển đã an toàn chưa, cá đánh bắt về đã an toàn chưa?
Những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.
Ngư dân miền Trung phấn khởi ra khơi bám biển
Quảng Bình: Cá mới chết vẫn dạt vào bờ biển
4.
CHÍNH XÁC LÀ TỚI.. DÂN.
"Xem trên báo tôi thấy Thạnh An rất đẹp. Tôi đến đây trước là để thăm bà con, làm việc với chính quyền. Sau là để thỏa chí tò mò của tôi, một công dân của TP về hòn đảo xinh đẹp này" - ông Đinh La Thăng chia sẻ.
Bí thư Thành ủy đã đi bộ khảo sát dọc tuyến đường xuyên đảo dài hơn 1 km. Ông thăm hỏi nhiều người dân hai bên đường.
Bí thư Thăng đã thể hiện sự không hài lòng khi nghe ông Đặng Văn Mềm (60 tuổi), một người dân nuôi hàu cho biết con ông chỉ học đến lớp 9 thì nghỉ vì đảo không có trường cấp 3 mà phương tiện vào đất liền lại cách trở.
“Số hộ nghèo còn lớn quá nhưng vậy mà Cần Giờ lại còn đi đấu tranh, đi mời thẩm định để thành huyện nông thôn mới. Nông thôn mới để làm gì mà 44,6% nghèo? Người nghèo cần gì nông thôn mới. Nông thôn cũ cũng được nhưng mà dân phải thoát nghèo!”.
Thông tin ở đây:
Thăm đảo Thạnh An, Bí thư Thăng chỉ đạo sớm xây trường cấp 3
Nông thôn cũ cũng được nhưng mà dân phải thoát nghèo
5.
TRANH CƯỚP HAY KHÔNG?
Tóm lại báo nào phản ánh đúng?
Báo Thanh Niên: Tranh nhau lấy hoa đào dù ban tổ chức van xin
Theo quan sát của PV Thanh Niên, thời điểm diễn ra lễ khai mạc xuất hiện hàng chục thanh niên (nam lẫn nữ) và cả người lớn tuổi đứng chụp hình rồi đua nhau lựa những cành hoa đẹp mang đi dù ban tổ chức lễ hội yêu cầu không được lấy hoa. Thậm chí, có người còn năn nỉ: “Mọi người đừng lấy nữa, mai lên báo bây giờ” nhưng hầu hết vẫn vô tư lấy hoa.
Theo một thành viên ban tổ chức, có khoảng 100 cành hoa anh đào đã bị lấy đi. Số hoa này dùng để dự phòng thay thế những cành hoa anh đào héo (có khoảng 500 cành được ngâm trong 10 xô nước). Thành viên này than thở: “Chúng tôi đã bố trí 4 người canh chừng nhưng do người dân xúm nhau vào lấy quá đông nên không kịp trở tay”.
Còn báo Chủ nhà Đồng Nai: Không có chuyện tranh cướp hoa anh đào.
Đó là lời khẳng định của ông Giang Mạnh Hà, Phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch, Phó trưởng ban tổ chức, kiêm Tổng đạo diễn Lễ hội hoa anh đào tại Đồng Nai với phóng viên báo Đồng Nai vào sáng 24-4 về những thông tin được lan truyền trên mạng internet phản ánh tình trạng du khách tranh cướp, trộm hoa xảy ra ở Lễ hội hoa anh đào tổ chức tại Đồng Nai vào đêm 23-4.
6.
ĐÌNH CHỈ & XIN LỖI
Sáng 25.4, Bộ Công an và Công an TP.HCM có buổi họp về việc xử lý các cán bộ công an liên quan đến vụ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Văn Tấn (Chủ quán cà phê Xin Chào ở H.Bình Chánh) về tội danh kinh doanh trái phép.
Giao các quyết định tố tụng chứng minh ông Tấn vô tội - Ảnh: C.T.V
Theo tinh thần cuộc họp, Cơ quan công an thống nhất sẽ tạm đình chỉ công tác đối với đại tá Nguyễn Văn Quý, Trưởng Công an H.Bình Chánh, là người trực tiếp ký khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Tấn.
Liên quan đến vụ việc này, thiếu tá Nguyễn Hoàng Tuấn (Phó trưởng Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an H.Bình Chánh) cũng bị tạm đình chỉ công tác.
Đình chỉ công tác đại tá Quý trưởng công an huyện Bình Chánh
Chiều nay, cơ quan công an sẽ tiến hành thủ tục về mặt Đảng đối với cán bộ liên quan và dự kiến chính thức công bố quyết định tạm đình chỉ.
Thông tin ở đây:
Vụ 'Xin Chào': Tạm đình chỉ công tác đại tá Nguyễn Văn Quý, Trưởng Công an H.Bình Chánh
+Gọi điện báo tin có tàu hút cát lậu nhưng không thấy công an lập biên bản khi đến kiểm tra, bà Ngọc chửi bới cơ quan chức năng và 6 tháng sau thì bị bắt về tội Chống người thi hành công vụ.
Ngày 24/4, Viện kiểm sát cùng Công an huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã làm việc với bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc để làm rõ một số vấn đề liên quan việc bắt giam bà về tội Chống người thi hành công vụ vào ngày 19/4. Tại buổi gặp gỡ, đại diện 2 cơ quan trên đã thừa nhận sai sót trong việc khởi tố bắt giam bà Ngọc.
Đọc ở đây: Công an Đồng Nai nhận sai khi bắt giam người tố cáo cát tặc
7.
CHÒI VỊT KHÔNG CÒN... NGUY HIỂM
Ngày 25/4, liên quan đến việc ông Nguyễn Văn Bỉ (48 tuổi) bị Công an huyện Bình Chánh đề nghị truy tố Vi phạm các quy định về quản lý nhà ở, Ban giám đốc Công an TP HCM cho rằng hành vi của ông này "không cấu thành tội phạm". Từ đó, đề nghị rút lại kết luận điều tra và đề nghị truy tố đối với ông Bỉ.
Lãnh đạo Công an TP HCM cũng xem xét trách nhiệm của những cán bộ liên quan đến vụ án xuyên suốt quá trình cho đến nay.
Động thái này được đưa ra sau khi Công an TP HCM rà soát lại toàn bộ hồ sơ vụ án do Công an huyện Bình Chánh thực hiện.
Người ký các văn bản tố tụng đối ông Bỉ là nguyên Trưởng Công an huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Quý - vừa bị tạm đình chỉ công tác sáng nay trong vụ truy tố chủ quán cà phê Xin Chào. Người phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Bỉ là cựu Viện phó VKSND huyện Bình Chánh Lê Thanh Tòng - cũng bị tạm đình chỉ công tác trong vụ quán cà phê Xin Chào.
Thông tin ở đây:
Người dựng chòi ngỗng "không phạm tội"
ĐỌC TỪ FACEBOOK:
*Phạm Xuân Cần:
NHÂN VỤ BIỂN CHẾT: LẼ NÀO CHỈ SỐNG SÓT NHỜ CƠ MAY?
Cần nói ngay: Trong vụ biển chết hiện nay, Nghệ An có hai điều may mắn lớn.
May mắn lớn thứ nhất của Nghệ An là mùa này dòng hải lưu trên biển Đông đang chảy theo hướng bắc – nam, nếu không biển Cửa Lò chắc cũng không khác chi Vũng Áng. Và, mùa hè đang tới không biết Cửa Lò có còn là điểm hẹn nữa hay không!
May mắn lớn thứ hai là dự án Thép Kobelco 1 tỷ đô ở Hoàng Mai Đông Hồi của Nghệ An sau sáu năm khởi công vẫn đang đắp chiếu!
Chắc chắn giờ này dư luận đang sục sôi trước phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp, khi ông này nói rằng: “Người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá." Xem trên VTV thấy ông này còn nhắc đi nhắc lại với nữ phóng viên: “Anh nói thật lòng!”.
Nhưng, dù sao mặc lòng, mình cho rằng ông này đã nói thật, đã dám nói một sự thật, mà chỉ cần có kiến thức phổ thông và suy nghĩ nghiêm túc một chút ai cũng có thể biết. Đó là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng nóng!
Không cần là nhà môi trường học cũng biết công nghiệp luyện thép là ngành gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Về lý thuyết cũng như thực tiễn người ta chỉ có thể giảm thiểu ô nhiễm chứ không thể triệt tiêu ô nhiễm. Đã chấp nhận công nghiệp luyện thép thì phải chấp nhận ô nhiễm môi trường. Vấn đề là lựa chọn công nghệ nào, quản lý ra sao để giảm thiểu ô nhiễm tới mức nhỏ nhất có thể chấp nhận được. Nên nhớ rằng cách đây bảy, tám năm, vào thời kỳ cao điểm đã có nhiều dự án luyện thép xin vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký lên tới hơn 40 tỷ USD và, tuyệt đại bộ phận các dự án đó đều chọn đầu tư vào khu vực ven biển. Thế nhưng, cho đến nay số dự án được chấp nhận và triển khai chỉ là một vài, trong đó có Formosa Vũng Áng.
Cũng cần nhắc lại rằng trước khi Nghệ An trống dong cờ mở đón dự án sắt xốp Kobelco 1 tỷ đô, thì mấy năm trước đó Khánh Hòa đã từ chối một dự án tương tự đầu tư vào vùng cảng Vân Phong với giá trị hơn bảy lần như thế. Và, ông Bá Thanh trước khi ra Hà Nội và sau đó đi vào cõi vĩnh hằng, cũng đã kịp nói không với một dự án thép và một dự án giấy trị giá 4 tỷ đô. Tất cả đều không ngoài lý do môi trường!
Khi Nghệ An đón dự án thép Kobelco không phải là đã không có cảnh báo. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh một cán bộ cấp phòng của sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An thề trước một cuộc họp của tỉnh sẽ phản đối đến cùng dự án này, để bảo vệ một vùng biển đẹp bậc nhất của Nghệ An. Tất nhiên, tiếng nói của một cán bộ cấp phòng dù tâm huyết và trí tuệ cũng chẳng thể lọt tai các nhà lãnh đạo đang khát đầu tư. Và, quả thật, sáu năm qua cái dự án thép một tỷ đô này đã kéo thành tích thu hút đầu tư của Nghệ An lên hàng chục bậc. Vì, nếu bỏ 1 tỷ đô này đi, sau hai mươi mấy năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài con số đăng kí vốn FDI của Nghệ An chỉ gần 600 triệu đô, trong đó con số giải ngân thực tế chỉ là 279 triệu đô. Nếu so sánh thì số vốn FDI giải ngân của Nghệ An chỉ nhỉnh hơn dự án Thủy điện Bản Vẽ chút xíu, nhưng cũng chỉ hơn một nửa số vốn đã đầu tư của dự án Sữa TH! Trong lúc đó thì ông bạn Thanh Hóa, rồi đến lượt “thằng em Hà Tĩnh” bứt lên, qua mặt ông anh giàu tiềm năng và truyền thống. Nghệ An không sốt ruột mới là lạ!
Bây giờ sau vụ biển Vũng Áng chết, Nghệ An mới nghiệm ra câu “Tái ông mất ngựa” có khi đúng với mình. Cũng may, sáu năm qua nhì nhằng chuyện nguồn quặng không chắc chắn mà dự án thép Kobelco chưa triển khai! Vậy nên Nghệ An một mặt vẫn được hưởng…thành tích từ dự án tỷ đô này, mặt khác lại chưa phải đối mặt với rủi ro bất khả kháng về môi trường.
Nghệ An ơi, may thật là may! Không những một lần may, mà may những hai lần!
Nhưng, chả lẽ môi trường sống của ba triệu dân, của chín chục triệu dân, của hằng hà sa số sinh linh trên rừng, dưới biển chỉ có thể sống sót được nhờ những…cơ may?
*Nguyễn Duy Xuân:
Cái gọi là "lắng nghe dư luận để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn cho những lần sau" mà ông phó GĐ nói là như vầy: “Sắp đến, chúng tôi dự kiến vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động này, như làm bánh trung thu khổng lồ vào dịp Tết Trung thu, làm bánh chưng khổng lồ vào dịp giỗ Tổ năm sau".