Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông...

Lúa chết hết rồi. Bao nhiêu công sức, tiền của đổ vào mảnh ruộng này, bây giờ trắng tay...Chỉ có ông trời mới hiểu được nỗi lòng người dân chúng tôi...Trời hạn hán như thế này mà mình không đùm bọc nhau sống thì chết hết..

1.

Tôi muốn bạn đọc nghe những lời nói đau đớn, bất lực của bà con vùng khô hạn đồng bằng sông Cửu Long.

Buông tay nhìn lúa chết, châm lửa đốt lúa trong đỏ hoe nước mắt, "tế|" trời....

-“Lúa chết hết rồi. Bao nhiêu công sức, tiền của đổ vào mảnh ruộng này, bây giờ trắng tay”

-“Mọi năm giờ này là nhà đầy lúa rồi đó, còn năm nay chưa có giạ nào. Mấy người thuê đất làm lúa năm nay lỗ quá, nhìn tội lắm. Có người nợ tiền giống, vật tư hơn 20 triệu đồng, giờ thì mất trắng, làm sao mình đành lòng đòi lúa. Mình khó 1, họ khó 10 đó

-“Lúa ngoài đồng xác xơ, thưa thớt. Mỗi công chỉ thu hoạch được 4-5 giạ lúa, trong khi những năm trước gần 30 giạ. Chỉ có ông trời mới hiểu được nỗi lòng người dân chúng tôi”

-“Mỗi tháng, 1 người dùng ít nhất từ 3-4 lu nước. Có khi hết nước mà ghe không đổi kịp thì chạy sang hàng xóm mượn về xài đỡ. Trời hạn hán như thế này mà mình không đùm bọc nhau sống thì chết hết

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 1

Bé Lê Thị Cẩm Loan - cháu nội bà Đặng Thị Cúc đứng giữa đồng ruộng khô cháy- Ảnh Vietnamnet

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 2

Bà Đặng Thị Cúc làm 5 công lúa nhưng thu hoạch chưa được 10 bao- Ảnh Vietnamnet

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 3

Người dân tỉnh Kiên Giang đã cải tạo đất để chờ mưa xuống tái sản xuất- Ảnh Vietnamnet

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 4

Chị Đặng Thị Mén tâm sự: Trời hạn hán thế này mà mình không đùm bọc nhau sống thì chết hết- Ảnh Vietnamnet

Đọc thêm ở đây:    Chết khát vì khô mặn, đốt lúa "tế" trời

2.

Có thể coi đây là một trong những lối thoát lâu dài chống lại hạn hán ngập mặn cho đồng bằng sông Cửu Long không?

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 5

 Các nhà khoa học Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu nhiều giống lúa chịu mặn (ảnh do Viện Lúa cung cấp).

Theo GS-TS Nguyễn Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, thời gian qua, Viện đã nghiên cứu ra nhiều giống lúa OM chịu được độ mặn từ 3-5‰, cụ thể là: OM 5451, OM 2517, OM 6976, OM 2395. Các giống lúa này đã được Bộ NNPTNT công nhận và được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Vụ đông xuân 2015-2016 này, tỉnh Cà Mau đã phối hợp một số đơn vị có liên quan triển khai sản xuất giống lúa 6129 vàng (giống lúa lai nhập từ Ấn Độ) và cho năng suất khoảng 10 tấn/ha trên đất lúa 2 vụ. Tới đây, tỉnh Cà Mau sẽ tiếp tục cho sản xuất thử trên ruộng nuôi tôm theo mô hình tôm – lúa.

Đọc ở đây: Lối thoát từ lúa "siêu" chịu mặn

3.Cần phải xem tình trạng nhiễm mặn tại Nam Bộ chỉ là dịp để cơ cấu lại nông nghiệp chứ không phải là thảm họa.

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 6

 Ao nuôi tôm trên cát tại xã Trung Trạch - Bố Trạch – Quảng Bình. (Ảnh: Báo Quảng Bình)

Nông nghiệp Việt Nam chỉ cần sản xuất đủ gạo nuôi sống 90 triệu người Việt, chúng ta không nhất thiết phải sản xuất gạo bán rẻ cho các nước để người ta lại bán đi kiếm lời [3] còn nông dân Việt mãi vẫn chỉ là người làm thuê trên đồng ruộng của chính mình.

Chúng ta từng đề ra khẩu hiệu “sống chung với lũ”, cần thiết phải có khẩu hiệu “sống chung với mặn” chứ không phải là “chống mặn”. 

Khả năng của con người là vô hạn nhưng chống lại thiên nhiên không phải lúc nào cũng thành công nếu không nói là không thể.

Sinh ra từ thiên nhiên, sống chung với thiên nhiên, đó chính là văn hóa sống mà con người văn minh cần phải hướng tới.

Đọc ở đây: Vấn đề sông Mê Kông cần đưa vào chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc

4.

Việc thiếu trách nhiệm của cả ekip bác sĩ làm cô gái trẻ phải cưa cụt chân đang dấy lên trong dư luận nhiều ý kiến phẫn nộ. Đã tới lúc có những sự cố ngành y nếu thuộc về trách nhiệm của con người thì cần dùng pháp luật để xử lý nghiêm.

Nhưng cũng đáng hoan nghênh sự có mặt kịp thời của Bộ trưởng Y tế thăm nhà nạn nhân và những lời cam kết rất có trách nhiệm: Tại cuộc gặp, bà Tiến hỏi thăm sức khỏe của em Vi và hứa sẽ xử lý nghiêm đối với kíp trực tắc trách.

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 7

Ngoài ra, bà Tiến cũng khẳng định ngành y tế sẽ miễn phí toàn bộ kinh phí điều trị cho cháu Vi cũng như hỗ trợ toàn bộ kinh phí lắp chân giả và phục hồi chức năng cho cháu.

“Đó là tai nạn không ai muốn. Nếu sau này cháu Vi có nguyện vọng học ngành y thì ngành y tế sẽ có trách nhiệm bố trí việc làm cho cháu” -  bà Tiến hứa.

Đây là một lời hứa quan trọng với tương lai của cháu, nhưng tôi đồng tình với gia đình là không thể xúc động vì lời hứa này, mà phải biến lời hứa thành chứng thực, cẩn thận vẫn hơn: Nghe Bộ trưởng hứa vậy, đại diện gia đình đề nghị ngành y tế phải có văn bản chứng thực việc Bộ trưởng hứa. Ngay tức khắc, bà Tiến quay sang nói với ông Doãn Hữu Long -  giám đốc sở Y tế Đắk Lắk - truyền đạt ý kiến này. Ông Long khẳng định sẽ có trách nhiệm với tương lai của em Vi.

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 8

Như thế vẫn chưa có chứng thực, vẫn suông, đề nghị gia đình sau khi tiễn Bộ trưởng Tiến ra về an lành, hãy quay lại Sở y tế lấy cho được cam kết của Sở, mình là dân lành, cầm cái giấy cam kết cho nó chắc, nhỉ?

5.

Một bài viết rất hay của tiến sĩ Nguyễn Quang A:

Lọc dầu Nghi Sơn, còn chưa đầu tư xong, còn chưa đáp ứng nổi tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng mà lại đi đòi Chính phủ ra lệnh cho những người mua phải mua hết sản phẩm của mình rồi mới được nhập khẩu. Thậm chí nó còn đòi Nhà nước ưu đãi cho nó 75.000 tỷ đồng (tương đương 3,4 tỷ USD). Thật là quá quắt!

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 9

                   Nhà máy lọc dầu Dung Quất (ảnh minh họa)

Phá sản không có nghĩa là nhà máy biến thành đống sắt vụn, mà là quá trình buộc nó phải bán rẻ tài sản cho các chủ đầu tư khác. Các chủ đầu tư (kể cả Nhà nước) phải chịu trách nhiệm với tính toán sai lầm của mình! Thí dụ, Lọc dầu Nghi Sơn, được cho là có tổng đầu tư 9,5 tỷ USD; nếu các chủ đầu tư bán cho chủ mới với giá 5,5 tỷ USD, thì chủ mới sẽ có chi phí đầu tư giảm đáng kể (do 9,5-5,5= 4 > 3,4 tỷ USD đòi ưu đãi) và chắc chắn hoạt động sẽ có lãi trong tương lai (giả như vẫn không hiệu quả thì lại phải bán rẻ cho chủ khác, chỉ đến mức không ai mua với giá 0 USD thì có thể phải đành để cho nó thành đống sắt vụn).

Đọc ở đây:   Bỏ chết lãi hơn bảo hộ

6.

Hình như một số cấp chính quyền cơ sở chỉ mỗi việc rình...ăn của dân hay sao nhỉ? Rình ăn trong tư thế rung đùi mới kinh:

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 10
Ấp Phú Ngọc- ảnh trong bài

Một con đường bằng bê-tông với chiều dài hơn 1km do chính người dân tự huy động nhân công và đóng góp tiền để mua vật tư xây dựng. Thế nhưng sau khi hoàn thành, chính quyền địa phương lại cấu kết với nhà thầu lập khống hồ sơ thi công để rút tiền ngân sách của tỉnh và huyện hàng trăm triệu đồng để chia nhau.

Đọc ở đây: Chính quyền "rung đùi"... ăn tiền dân

7.

Hai ngày rồi vẫn chưa tìm ra bọn phản động đứng sau người tự ứng cử, đến khổ:Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng cho rằng, việc đưa những thông tin phản động trong và ngoài nước “bảo kê” cho một số người tự ứng cử ĐBQH lần này sẽ ảnh hưởng, hạn chế đến việc làm chủ của dân, và xúc phạm người tự ứng cử.

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 11

 Ông Nguyễn Túc

“Hôm trước tôi rất sốc khi đọc thông tin có thế lực thù địch đứng đằng sau một số người tự ứng cử. Những người có tự trọng cao họ rất bất bình về thông tin này. Ủy ban bầu cử Quốc gia nên chú ý về vấn đề này”- ông Túc nói.

Đọc ở đây:   Chỉ rõ "thế lực đứng sau" người tự ứng cử...

8.

Dân chung cư đang choáng váng bởi những quy định điên rồ từ các chung cư của ông Thản thuốc lào xây, hai điều tất cả, điều 1 và điều 2, còn điều 3 là nếu ai không thực hiện thì hỏi ông Thản chứ hỏi ai? Sao lại có kiểu làm ăn cửa quyền rất "thuốc lào" này nhỉ?:

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 12

"Điều 1: Kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2016, Ban giám đốc chủ chương sẽ khóa cửa phụ ra vào tòa nhà, chỉ mở khi có sự cố để cư dân thoát hiểm.

Từ 23 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, bảo vệ chi nhánh sẽ khóa cửa sảnh chính. Do vậy, đề nghị cư dân ai có việc đi về muộn sau 23 giờ xin mời đăng kí trước với bảo vệ tòa nhà để được mở cửa".

Điều 2: Từ ngày 10 tháng 3 năm 2016 sẽ cắt một số bóng đèn chiếu sáng hành lang các tầng và chỉ để lại 1 thang máy để vận hành từ 23 giờ đêm hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau. Vào ban ngày, chi nhánh sẽ tạm cắt hết bóng đèn chiếu sáng tại những hành lang có ánh sáng tự nhiên chiếu sáng".

Ai muốn choáng váng đọc thêm ở đây:  Dân chung cư choáng váng...

9.

Ăn cả tiền hỗ trợ học sinh nghèo. Tiền hỗ trợ học tập cho học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã bị một cá nhân ở Trường THCS-THPT Tây Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, Đồng Nai) chiếm dụng.

Đọc ở đây: Ăn chặn tiền hỗ trợ học sinh nghèo

 ĐỌC TỪ FACEBOOK:

 *Hoàng Hải Lý:

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 13
Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 14

 Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Đại tá, Phi công Nguyễn Văn Bảy, người lái tiêm kích Mig17, bắn rơi 7 máy bay Mỹ.

Ông làm đến chức Phó tham mưu trưởng Quân chủng Không quân. Sau khi về hưu, ông tìm về quê nhà đào ao, thả cá tại Ấp Hậu Thành, Xã Hoà Thành, Lai Vung, Đồng Tháp.

Có những trận không chiến, lao vào giữa đội hình địch, máy bay của ông đấu với 24 máy bay địch.

Ông thường không bắn xa, bởi bắn xa không hiệu quả "mất công một lần đi săn". Chiếc Mig17 do ông điều khiển, dẫu bay chậm hơn máy bay Mỹ, nên ông thường bay lẫn địa hình, lẫn vào trong mây, từ trên cao, máy bay ông bất ngờ hiện ra, đón cắt đầu máy bay Mỹ, lướt mắt và tìm vài con nhái để xiên, ông vui ví như vậy.

Những lần ông bắn địch chỉ với khoảng cách 200m hoặc ngắn hơn nữa, nên máy bay địch khó sống sót.

Có những lần ông hạ cánh trở về, ở hai mũi máy bay mig 17, ông "lụm" được rất nhiều mảnh mi ca, vỏ nắp máy bay của USA.

Trong những lần không chiến, cũng có khi máy bay ông bị thương nặng. Chỉ huy, dẫn đường cho phép ông nhảy dù cứu mạng sống của ông. Nhưng ông thầm nghĩ, máy bay là tài sản quý hiếm của Tổ quốc, nhân dân. Nên ông cương quyết xin phép đưa máy bay về căn cứ an toàn.

Hình ảnh máy bay mig17 của ông bị thương lết về sân bay, khi bị " con ma" "thần sấm" xỉa tên lửa, súng máy tự động băm đạn lỗ chỗ. Máy bay tiếp đất bùng lửa, ông bật nắp ca bin buồng lái, lao ra khỏi máy bay, sà vào vòng tay đồng đội trong tiếng reo hò, xúc động, thán phục.

Sau chiến tranh, có những phi công Mỹ đã bị ông bắn, cháy máy bay, nhảy dù, hiện đã thành Tướng trong Quân đội Hoa Kỳ. Người ta tìm sang Việt Nam, người ta tìm về Nam Bộ, tìm về quê nhà ông đang sống, người ta thảng thốt. Bởi trước mặt của rất nhiều vị Tướng, tá Hoa Kỳ là một lão nông dân thứ thiệt đã từng hạ gục mình.

Ông sống gần gũi với ruộng đồng, gần gũi với bà con quê nhà. Bà con vất vả, ông cũng vất vả. Bà con vui, ông cũng vui. Bà con uống rượu gạo, ông cũng uống rượu gạo.

Đồng đội cùng thời và thế hệ sau, như ở đơn vị tôi, họ kể cho nhau nghe những giai thoại về ông với tất cả lòng quý mến, tin yêu.

*Mai Lan:

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 15

Tôi đi tìm Đam Săn nhưng chỉ thấy những chàng trai buồn bã ở lễ hội người Kinh
Tôi muốn nghe tiếng lầm rầm của già làng kể chuyện sử thi trong bóng đêm rừng núi, nhưng lại bị ánh điện làm cho chói mắt, người ta hát nhăng nhít những bài hát yêu đương chán ngán 
Tôi thấy những "ngôi nhà dài như một tiếng chiêng" nằm cô đơn như một cánh rừng... 
Nữ thần Mặt trời giờ mất giá đến mức chả còn chàng Đam Săn nào mơ ước...
Và tôi cũng thôi không đi tìm em...

*Luật sư Lê Ngọc Luân:

Shop TIN 19/3: Đốt lúa tế trời/ Sợ Bộ trưởng hứa suông... - ảnh 16

 LỜI TRI ÂN CỦA TÔI 

Có thể nói rằng, nếu ai đã và có dịp được nghe, thấy hoàn cảnh bi đát của Bố, Mẹ cháu Hiếu chắc chắn không khỏi xót xa và thương cảm. Hôm nay, tôi chính thức nói lên những suy nghĩ và trăn trở của mình cho những phận người giữa cuộc đời này. 

Tại phiên tòa phúc thẩm vừa mới kết thúc, chúng tôi quyết định nói lên toàn bộ sự thật và bóc tách những "vết đen" oan nghiệt trong vụ án này. Khi kết thúc phần tranh luận, tôi hỏi hai LS về việc có nghĩ là HĐXX sẽ trả tự do cho bị cáo hay không. Hai LS nói e là rất khó bởi, việc trả tự do ngay tại phiên tòa dù lý do gì cũng là điều hiếm hoi ở Việt Nam. Tuy nhiên, riêng tôi, tôi tin Bị cáo sẽ được tự do và tôi đã nói với những người dân tham gia phiên tòa về điều này nhưng họ cũng lo sợ như hai đồng nghiệp của tôi.

Lúc tòa tuyên án, dù có niềm tin như thế nhưng thực sự tôi hồi hộp đến nín thở khi nghe từng câu chữ chậm rãi của ông chủ tọa phiên tòa và, tôi với mọi người như vỡ òa cảm xúc hạnh phúc, sung sướng khi nghe câu "trả tự do cho bị cáo". Có lẽ, khoảnh khắc hai mẹ con ôm nhau vào lòng khóc òa tại phiên tòa sẽ không bao giờ phai trong ký ức hành nghề luật sư của mình.

Đặc biệt, khi bà nói: "Giờ nhà chẳng còn gì mà sống nữa...", thì, người chồng với dáng vẻ khắc khổ, ít nói lầm lũi vẽ lên một tương lai tươi sáng an ủi mà rằng: "Tôi tin mình sẽ làm được hơn nhiều hơn trước kia nhà nó ạ". Sự yêu thương, tình nghĩa phu thê cũng khiến mọi người phải lắng đọng. 

Cũng thông qua đây, tôi xin gửi lời tri ân đến các Anh/Chị và các Bạn (quen có, không quen cũng có) những nhà báo, phóng viên, những người luật sư đồng nghiệp đã đồng hành và sẽ chia cùng chúng tôi trong suốt quá trình tham gia vụ án này. Dù nhiều mệt nhọc nhưng thực sự chúng tôi không đơn độc và cảm thấy rất ấm lòng. Tôi nghĩ rằng, nếu không có những điều này, e rằng kết quả phiên tòa phúc thẩm sẽ không được như vậy.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Vị Đại diện VKS tham gia phiên tòa phúc thẩm lần này khi đã thấu hiểu và có ý kiến sẻ chia. Ngoài ra, không thể không gửi lời cảm ơn đến HĐXX cấp phúc thẩm ngày 16/03/2016. Tôi cũng gửi lời cảm ơn riêng về cái bắt tay của ông Thẩm phán cùng câu nói mà ông dành cho tôi: "Là luật sư phải như vậy, chúng tôi trân trọng". Dù câu nói không dài nhưng đó cũng là động lực cho những người hành nghề luật sư như chúng tôi đây.

Điều cuối cùng tôi muốn nói với cháu Hiếu: 

Chú mong con hãy sống tốt, chân thành và trong sáng như những gì chú đã biết và chứng kiến. Việc đòi công lý cho Bố Mẹ thực ra không có gì lớn lao cả, bởi Đạo Làm Con thì lẽ thường ai cũng phải hành động như thế. Vì vậy, nhiệm vụ của cháu bây giờ là học tập chăm ngoan, sống tốt với Bố Mẹ và mai này lớn lên hãy là người có ích cho xã hội. 

P/s: Chú sẽ nhớ mãi cái ôm mà cháu đã dành cho chú, Hiếu à.

*Nguyễn Thiện:

NƯỚC NGỌT ĐÃ TRỞ THÀNH VẤN ĐỀ AN NINH QUỐC GIA.
Chỉ mới ra Tết hơn 1 tháng, toàn bộ ĐBSCL đã ngập mặn, nhiều tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hạn hán gay gắt, hàng chục triệu người thiếu nước ngọt, ngay bệnh viện mà được tiếp nước bằng xe bồn ! Và tình hình dự kiến sẽ còn nguy cấp hơn trong các tháng đến ! Tôi không dám hình dung tình cảnh của một đại đô thị như TPHCM với 10 triệu dân mà thiếu nước ngọt vì như thế là tê liệt rất nhiều hoạt động, từ sản xuất, dịch vụ đến đời sống hàng ngày. 
Theo tôi, nếu nhận thức đúng tầm quan trọng thì nước ngọt thực sự đã trở thành vấn đề an ninh quốc gia và phải được cảnh báo rộng rãi . Thiếu nước ngọt là " thế lực thù địch" nguy hiểm nhất . Những nơi đang có nước thì tiết kiệm nước trở thành chuyện cấp bách hơn bao giờ hết!

Nguyễn Quang Vinh

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !