Shop TIN 12/4:Kinh hãi: Dùng hoá chất nhổ lông vịt-Vá đập bằng nêm gỗ, màn tuyn
1.
KINH HÃI...1
Ôi người Việt. Ôi sáng tạo. Những con vịt ở chợ được làm lông sạch ơi là bóng. Bắt ơi là mắt. Tưởng người ta công phu nhổ lông cho sạch, tưởng người ta làm cách nào, hoá ra dùng hoá chất, mỗi ngày như thế nhổ lông sạch bóng 2.500 con vịt.
Cơ sở giết mổ gia cầm dùng hóa chất màu đen để nhổ lông vịt |
Nước thải của cơ sở giết mổ này xả thải thẳng ra môi trường
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở có 60 người đang làm việc, đa số không có hợp đồng lao động và giấy khám sức khỏe. Cơ sở đang giết mổ trên 550 con vịt có sử dụng hóa chất màu đen để nhổ lông. Theo đó, những con vịt sau khi cắt tiết, được nhúng vào lò chứa dung dịch màu đen, sau đó nhúng vào nước lã.
Sau khi lớp keo đông cứng, người chế biến chỉ cần lột lớp màng đen bao phủ bên ngoài toàn thân con vịt sẽ sạch bong, nhìn rất bắt mắt. Theo ông Lợi, mỗi ngày cơ sở của ông giết mổ trên 2.500 con vịt. Hiện trong kho còn trên 2.100 con vịt cũng sử dụng chất màu đen để làm sạch lông.
Thông tin ở đây: Kinh hãi nhổ lông vịt bằng hoá chất2.
KINH HÃI...2
Một con đập cao su với sức chứa 10 triệu mét khối nước, quá thời hạn sử dụng, nay bắt đầu xuống cấp, thủng, nứt...rò rỉ...Và người ta đã vá víu bằng cách nêm những thanh gỗ quấn với màn tuyn...Hỡi thế giới, hãy về đây mà học tập cách sửa chữa đập hồ chứa nước bằng biện pháp kinh hãi này:
+Câu chuyện thật như đùa, pha chút... rùng rợn trên đang xảy ra tại công trình đập cao su - nâng tràn đầu mối Nam Thạch Hãn (Quảng Trị). Chỉ cần nghĩ đến hậu quả nếu con đập này bục ra cũng đủ khiến nhiều người rùng mình.
Được biết, con đập này được lắp đặt vào năm 2000, dài hơn 130 m, khi được bơm căng có thể trữ tối đa 10 triệu m3 nước, đảm bảo tưới tiêu cho hơn 10.000 ha lúa của đồng bằng Triệu Hải, 200 ha nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng gần 86.000 người.
Đập cao su này có thời hạn sử dụng là 10 năm, nhưng đến nay đã bước sang năm thứ 16....
Các công nhân dùng màn tuyn bọc quanh các nêm gỗ để... nhét vào các lỗ rò trên thân đập - Ảnh: Nguyễn Phúc
Hiện con đập đã xuống cấp rất trầm trọng, trên thân đập có hàng chục lỗ thủng lớn nhỏ và những mảng cao su bong tróc. Theo một số công nhân đang làm nhiệm vụ vận hành đập thì họ vá hết chỗ này thì lại lòi ra chỗ khác.
Vì không có loại keo chuyên dụng để vá nên các công nhân đã sử dụng “công nghệ vá” có một không hai là sử dụng màn tuyn bọc các nêm gỗ rồi nhét vào các lỗ thủng.
Thông tin ở đây:Vá đập cao su bằng nêm gỗ quấn màn tuyn
3.
KINH HÃI...3
Kinh hãi vì thế giới chưa ai làm nhưng thành phố Hồ Chí Minh lại muốn làm khi đề xuất mua trực thăng chữa cháy giá 1000 tỉ đồng.
Đại tá Nguyễn Thế Từ - Nguyên Trưởng phòng đào tạo trường ĐHPCCC cho rằng việc này không phù hợp với thực tế.
Các chuyên gia về PCCC đều cho rằng việc dùng trực thăng để dập lửa ở các nhà cao tầng là lãng phí và không khả thi. Ảnh minh họa
“Các nước trên thế giới chủ yếu dùng những loại máy bay trực thăng cho cứu hộ cứu nạn, chữa cháy rừng là chính. Vì làm gì có nước để máy bay phun vào trong nhà được. Cháy nhà cao tầng thường là dùng trực thăng để cứu người, đặc biệt là ở trên sân thượng thôi. Còn những khu vực lưng chừng khác cũng không thể vào được.
Ngay như ở Úc hay Indonesia họ có trực thăng chữa cháy loại cực lớn chở được 4 - 5 m3 nước nhưng chủ yếu là chữa cháy rừng và đám cháy ngoài trời, cháy nhà khu dân cư thấp tầng. Chứ mà để chữa cháy nhà cao tầng thì chả nước nào người ta dùng trực thăng cả. Như thế không có tác dụng”. Cũng chia sẻ về vấn đề này, Đại tá, PGS. TS. Ngô Văn Xiêm – Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC cho rằng đề xuất này của TP.HCM là lãng phí và không phù hợp với hoàn cảnh hiện nay.
Thông tin ở đây:Thành phố HCM mua trực thăng chữa cháy: Thế giới không ai làm
4.
KINH HÃI...4
Kinh hãi với các bác ở Gia Lai, còn cho chủ trương xây đập thuỷ điện giữa rừng bảo tồn...mà vẫn say mê ngoạc mồm bảo vệ thì đúng là kinh hãi cả về tư duy, cả về đạo đức, cả về kiến thức...
Trong khi thủy điện An Khê Kanak (Gia Lai) đang gây tranh cãi về công trình “sai lầm thế kỷ” thì lại thêm hai đập thủy điện đang được tỉnh này yêu cầu khảo sát cho ý kiến để bổ sung quy hoạch.
Vị trí được đề xuất cho làm lòng hồ thủy điện trong khu bảo tồn Kon Chư Răng - Ảnh: B.D. |
Ngày 10-4, Sở Công thương tỉnh Gia Lai cho biết UBND tỉnh đang giao đơn vị chủ trì khảo sát thực tế và lấy ý kiến các đơn vị liên quan về hai đập thủy điện Suối Say 1 và Suối Say 2. Cả hai đập này đều trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn Kon Chư Răng (huyện Kbang). Dự án này được Công ty TNHH MTV 30-4 Gia Lai trình UBND tỉnh xin chủ trương.
Và đây là "mồi nhử" của doanh nghiệp với chính quyền:Giám đốc Công ty TNHH MTV 30-4 Gia Lai Nguyễn An: “Nếu nói rằng thủy điện có tác động xấu không thì chúng tôi khẳng định là có, dù ít dù nhiều. Nhưng nhìn rộng ra, hai nhà máy thủy điện tổng công suất lên tới 40 MW mà chỉ ảnh hưởng 25ha rừng thì vẫn được coi là thấp. Quan trọng nhất là khi dự án hoàn thành, công ty sẽ đóng thuế hàng chục tỉ đồng cho địa phương”
Thông tin ở đây: Xây đập thuỷ điện trong khu bảo tồn
5.
KINH HÃI...5
Kinh hãi vì đã sử dụng bằng giả mà còn vẹo mồm chống chế, lại còn ngoạc mồm đau đớn cho là...oan, cho là không biết, cho là bị đệ tử nó...lừa:
Giải thích về vụ việc trên, ông Hoài thừa nhận bằng ĐH của mình là bằng…không có hồ sơ gốc. Tuy nhiên, ông Hoài phủ nhận chuyện mua bằng và cho rằng mình nhờ người đi học, đi thi hộ nên không hề biết đó là bằng giả.
Bản sao bằng ĐH giả của ông Hoài vẫn được UBND xã Mỹ Chánh Tây chứng thực (Ảnh: Văn Lưu)
“Vì không có thời gian nên qua người quen giới thiệu, cách đây 5 năm, tôi đã nhờ một người học hộ rồi đưa cho họ 8 triệu đồng. Sau khi nhận bằng ĐH, tôi tra cứu thông tin mới biết khóa học không có thật nên đã xin rút lại hồ sơ bổ sung của mình để tránh hệ lụy. Bản thân tôi cũng bị lừa vì đã tin tưởng người giới thiệu cho người đi học nhờ (!?)” – ông Hoài biện minh.
Thông tin ở đây:Bị phát hiện bằng giả, trưởng công an xã nói mình bị...lừa
6.
KINH HÃI...6
Lâu nay vẫn thường kinh hãi vì mưa Huế, mưa dầm dề, mưa lê thê, mưa đau đớn trong nhiều tháng đến người cũng mốc meo chứ đừng nói tới gỗ ở ngoài trời, sắt thép cũng "chết:" vì mưa chứ đừng nói tới sàn gỗ, thế nhưng người ta có tiền dự án tài trợ, người ta cứ làm, cứ thử nghiệm, hỏng thì thôi, lo chi, món ngon dễ sợ mà. Đó là còn chưa bàn lũ to năm nào bờ sông Hương cũng ngập bùn....
Việc tỉnh Thừa Thiên- Huế đang lên kế hoạch xây dựng dự án đường đi bộ dài 380 m nằm dọc bờ Nam sông Hương (TP Huế) được kết cấu bằng bê tông, sàn lát gỗ, đang khiến dư luận hết sức băn khoăn, bởi thời tiết ở Huế năm nào cũng diễn biến phức tạp, nắng bức mưa dầm, nên việc xây dựng lát sàn gỗ ngoài trời e rằng không hợp lý.
Thông tin ở đây:Huế sẽ làm đường đi bộ lát gỗ ngoài trời
ĐỌC TỪ FACEBOOK:
*ivivu.com:
Mùa hè đến gần, sẽ thật thú vị khi được phiêu trên những cung đường đầy cát trắng và biển xanh. Hãy cũng iVIVU.comkhám phá 5 cung đường xuyên đồi cát đẹp đến mức “lạc tay lái” ở Việt Nam nhé.
Và đây là con đường xuyên cátở Quảng Bình ( đoạn từ cầu Quán Hàu- Bàu Sen)
Đọc ở đây: Tốp 5 con đường xuyên cát đẹp nhất Việt Nam
*Nguyễn Kim Thành:
...Cha mẹ ông Nén đã phải dành hàng chục năm trời để đi kêu oan cho con. Người mẹ đến khi chết vẫn còn đau đáu về việc đứa con mình bị tù oan.
Những đứa con của ông Nén không được ông giáo dục và dạy dỗ, thiếu ăn và thất học, thiếu hiểu biết và vi phạm pháp luật.
Đối với gia đình vợ thì ông Nén đã bị mất niềm tin với người thân bởi từ lời khai của Nén, hàng chục người trong gia đình đã bị khởi tố, xét xử oan sai, khiến gia đình tán gia bại sản. Nghĩa là, từ oan sai của ông Nén dẫn đén oan sai của cả một gia đình, khiến hạnh phúc của Nén bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên ông yêu cầu bồi thường những khoản này.
Ngoài ra, những luật sư đã bảo vệ miễn phí cho Nén trong nhiều năm trời đằng đẵng, tuy họ đều làm miễn phí nhưng với ông Nén, đó là sự hàm ơn không bao giờ quên bởi các luật sư đã bảo vệ quyết liệt để đến ngày ông được minh oan.
Dù những luật sư này không yêu cầu, nhưng ông Nén cho rằng, họ đã dành nhiều thời gian, tâm sức và tiền bạc để quyết liệt minh oan cho ông nên ông cũng yêu cầu cơ quan gây oan sai cho mình phải bồi thường những khoản này để trả ơn cho các luật sư.
Ông Nguyễn Thận là người cũng đã quyết liệt đi minh oan cho ông Nén, là người ngược xuôi Nam Bắc, là người bán cả tài sản của mình đi để có lộ phí cho những chuyến đi kêu oan và photo tài liệu.
Mỗi khi có bài báo nào viết dưới khía cạnh pháp lý nhằm minh oan cho ông Nén, ông Thận đều mua báo, hoặc photo các bài báo đó để phát không cho người dân để người dân được biết rõ hơn về sự thật của vụ án.
Đây là người mà ông Nén hàm ơn và ông Nén cũng yêu cầu bồi thường để bù đắp cho những chi phí mà ông Thận đã bỏ ra.
Thông tin hỗ trợ:Vì sao ông Huỳnh Văn Nén đòi bồi thường 18 tỷ?
*Dũng Vậy Thôi:
Đây mới thực sự là "Hậu duệ mặt trời".
Tại sao lại cứ phải cuồng mấy cái anh Hàn Quốc bóng bẩy, son phấn, điệu đà mà không phải là những người lính đang hy sinh tuổi xuân cho tổ quốc, ngày đêm quên thân chiến đấu với thiên tai để bảo vệ đồng bào?