Shop TIN 11/8: Formosa đang luyện thép hay... tuyển vàng?
1.
Tin chủ đề: LUYỆN THÉP HAY TUYỂN VÀNG?
Một nghi vấn hết sức đáng chú ý:Formosa đang luyện thép hay... tuyển vàng?
Một nghi vấn dù phải được kiểm chứng để tìm cho ra sự thật nhưng lập luận để nghi vấn rất có lý.
Nếu nghi vấn này đúng thì thực sự không còn gì để nói nữa, chấm dứt ngay hoạt động của Formosa và kéo theo đó là một chuỗi những xử lý sai phạm của nhiều cấp quản lý đã...hoặc là nhắm mắt biết mà không nói, hoặc là năng lực thẩm định hồ sơ kém tới mức... số không.
Nhưng không thể tặc lưỡi bỏ qua nghi vấn này:
"Chính hàm lượng xyanua cao gấp nhiều lần mức cho phép đã khiến dư luận thắc mắc và đặt ra câu hỏi: Formosa đang làm gì ở Vũng Áng, luyện thép hay tuyển vàng có trong quặng thép? Sở dĩ dư luận thắc mắc, vì từ xưa đến nay, nhắc đến xyanua là người ta nghĩ tới tuyển vàng...
Vậy, xyanua có tác dụng gì trong quá trình tuyển vàng. Từ những tài liệu chúng tôi thu thập, có thể tóm tắt quá trình tuyển vàng như sau: xyanua là chất mà hàng nghìn năm nay các cụ nhà ta đã liệt nó vào chất kịch độc. Chính vì độc tính cao nên cha ông ta có câu “nhất nhân ngôn nhì thạch tín”. Nhân ngôn là xyanua, còn thạch tín là asen. Cho đến bây giờ, xyanua vẫn được xếp vào hàng kịch độc. Một cơ thể người có trọng lượng 50kg, nếu ăn 50 miligam là tử vong.
Thế nhưng, xyanua nó là tác nhân phục vụ khai thác, chế biến kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim… không thể thiếu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chất nào thay thế xyanua trong quá trình lấy vàng ra từ đất.
Trong tự nhiên, vàng chủ yếu gặp ở dạng tự sinh. Vàng có mặt ở dạng bao thể, xâm nhiễm mịn trong các quặng sunfua Fe, Cu, As, Ag, Sb và hiếm khi có trong galenit và sphalerit. Những khoáng vật chủ yếu chứa vàng là vàng tự sinh. Cho đến nay, công nghệ hòa tách xyanua là công nghệ chủ đạo, nếu như không muốn nói rằng là công nghệ duy nhất để thu hồi vàng từ các loại quặng và quặng tinh vàng gốc.
Cách đây hơn nửa thế kỷ khi nói đến công nghệ thu hồi vàng bằng hòa tách xyanua, chúng ta có thể hiểu ngay đó là quá trình chuyển vàng trong quặng sang dạng phức chất xyanua và sau đó thu hồi vàng từ dung dịch bằng quá trình kết tủa bằng kẽm kim loại.
Formosa đang vừa luyện thép, nhưng đồng thời tuyển vàng trong quặng thép ấy hay không? Đây là câu hỏi rất khó có câu trả lời, cần sự vào cuộc nghiên cứu một cách khoa học, công phu của các cơ quan chức năng (!?)
Tuy nhiên, trước khi có câu trả lời chính thức từ phía cơ quan chức năng, Báo điện tử PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Côn - Giảng viên Hóa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trước vấn đề dư luận hoài nghi, Formosa Hà Tĩnh thải ra lượng lớn bùn có chất xyanua vượt ngưỡng cho phép, có thể nhà máy này trá hình luyện thép để tuyển vàng. PGS. TS Trần Hồng Côn nhận định: “Không thể nhận định như vậy được mà phải bắt tận tay day tận mặt mới quy kết”.
Đọc thêm:
+Miễn và hoàn thuế cho Formosa hơn 10.450 tỷ đồng vì thiệt hại năm 2014?Theo nguồn của Dân trí, Tổng cục Thuế đã có dự kiến một số biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) bị thiệt hại do sự kiện ngày 13/5/2014 gửi Bộ Tài Chính, trong đó đáng chú ý, Formosa là DN dự kiến được miễn thuế và không truy thu thuế số tiền hơn 10.450 tỷ đồng.
+Các cá nhân được yêu cầu tự nhận hình thức kỷ luật vụ Formosa
Trong văn bản này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ, vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) xả thải, gây ra sự cố môi trường biển và một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chôn lấp chất thải rắn, đổ rác thải không đúng quy định trên địa bàn thị xã Kỳ Anh trong thời gian qua, đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.
LỌC TIN
+Báo ĐẤT VIỆT: Dự án DAP Đình Vũ ô nhiễm: Bộ TN&MT hành động
"Núi" chất thải rắn thạch cao chứa photpho cực độc này của dự án DAP Đình Vũ Hải Phòng. Ảnh: TS Nguyễn Thành Sơn
Văn phòng Bộ TN&MT vừa có văn bản số 3218/BTNMT-VP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Hồng Hà về việc kiểm tra thông tin người dân phản ánh về Nhà máy DAP Đình Vũ.
Theo đó, Bộ trưởng đã nhận được thông tin phản ánh của người dân về Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón DAP Đình Vũ do Công ty cổ phần DAP thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm chủ đầu tư (địa chỉ tại Khu kinh tế Đình Vũ, phường Đông Hải 2, thành phố Hải Phòng) thải chất thải rắn thạch cao chứa phốt pho cực độc với khối lượng lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.
Bộ trưởng Hà giao Tổng cục Môi trường phối hợp với Sở TN&MT thành phố Hải Phòng kiểm tra ngay thông tin, đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 12/8.
+Báo XÂY DỰNG: Vụ đổ đất lấn sông Cầu tại Thái Nguyên: Chúng tôi sẽ không xúc đi!
Như Báo Xây dựng đã phản ánh: Với mục đích mở rộng đất phục vụ sản xuất kinh doanh, Công ty CP Giấy Hoàng Văn Thụ (đóng tại Tổ 5, phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã thực hiện đổ đất lấn sông Cầu trong một thời gian dài, từ năm 2013 đến đầu năm 2014 mới bị phát hiện. Tuy nhiên, dường như việc xử lý của ngành chức năng và chính quyền địa phương “có vấn đề” nên nhiều nghìn m3 đất đá lấp sông vẫn tồn tại hơn 2 năm nay gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy, việc thoát lũ của sông Cầu khiến người dân vô cùng bức xúc.
+Báo HÀ TĨNH:Nam thanh niên Hà Tĩnh lên đường ra Hà Nội tình nguyện hiến đầu cho y học
22h25’ tối qua (9/8), anh Phạm Sỹ Long với sự trợ giúp của nhóm Thiện Từ Tâm Hà Tĩnh và gia đình đã chính thức lên đường ra Hà Nội để thăm khám trước khi thực hiện ý nguyện hiến đầu cho y học.
+Báo VIETNAMNET: Chuyến đi bộ của Thủ tướng ở Hội An
Sự xuất hiện bất ngờ của Thủ tướng vào tầm chiều muộn 8/8 đã thu hút sự quan tâm, chú ý của rất đông du khách, nhiều người mạnh dạn tới chụp ảnh kỷ niệm với Thủ tướng. Trước sự quan tâm đó, Thủ tướng nói vui rằng “tôi quảng bá cho du lịch Hội An đấy nhé”.
+Báo INFONET: Thiết kế ga sân bay Long Thành bị chê thấp.Theo đó, việc Ban tổ chức yêu cầu cá nhân, tổ chức tham gia dự thi phải đáp ứng tiêu chí là đã từng thực hiện thiết kế kiến trúc ít nhất 2 công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế có quy mô 100.000m2 sàn trở lên, và công trình được xây dựng, đưa vào sử dụng trong vòng 15 năm gần đây là “chủ quan và khó khả thi”.
"15 năm gần đây, trên thế giới không có nhiều sân bay quốc tế với diện tích sàn như trên được xây dựng. Vì vậy, đặt ra tiêu chí đó sẽ hạn chế sự tham gia của các tổ chức tư vấn quốc tế và Việt Nam có năng lực, cũng như hạn chế sự lựa chọn để tìm ra phương án kiến trúc tốt nhất", Hội KTS Việt Nam nêu ý kiến.
+Báo AN NINH TIỀN TỆ: Người bị ông Đinh La Thăng cách chức quay về làm Phó tổng giám đốc.Thông tin từ Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam cho biết, ông Phạm Tuấn Anh, người bị ông Đinh La Thăng khi còn làm Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải cách chức đã quay lại giữ vị trí Phó tổng giám đốc tại Tổng công ty này.
Từ tháng 7/2015, ông Phạm Tuấn Anh có tên trong báo cáo tài chính hợp nhất 2015 của Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam (BĐATHHMN) với chức danh Phó tổng giám đốc. Trước đó, ông Phạm Tuấn Anh từng được bổ nhiệm giữ chức vụ trên hồi tháng 2/2014. Tuy nhiên, quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Phó tổng giám đốc là vượt thẩm quyền và trái quy định hiện hành về trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ.
+Báo DÂN VIỆT:Trâu bò mập ú bên dự án tỷ đô
Cách đây 6 năm, Dự án Cảng quốc tế Long An rầm rộ khởi công trong sự háo hức của người dân xã nghèo Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Mang tiếng là giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh nhưng người dân Tân Tập còn rất xa lạ với đèn đường, lộ nhựa, cả xã nhìn không thấy ô tô.
Ở thời điểm này, người dân háo hức bởi đây là công trình của Công ty Đồng Tâm - đơn vị đang nắm trong tay đội bóng Gạch Đồng Tâm Long An nổi tiếng. Và hơn hết, Công ty Đồng Tâm gắn liền với tên tuổi ông Võ Quốc Thắng - người con đất Cần Giuộc. Dự án này có tổng vốn lên đến 1 tỷ đô la - tức hai mươi ngàn tỷ đồng - được Đồng Tâm và Tập đoàn Vina Capital cùng đầu tư.
+Báo PHỤ NỮ TP HỒ CHÍ MINH:Đừng để Quảng Ninh… bơ vơ
Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Đức Long, giải thích mấy lý do, trong đó tập trung vào hai vấn đề: vay của Trung Quốc, mình sẽ bị bắt chẹt những điều kiện có lợi cho họ về lãi suất, công nghệ, máy móc, nhà thầu. Tỉnh có thể kêu gọi các nhà đầu tư trong nước theo hình thức BOT, với vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước là 30%, còn lại là vốn của nhà đầu tư. Cũng theo ông Long, nhiều nhà đầu tư đã đặt vấn đề và tỉnh đang xem xét, nhận thấy hoàn toàn có thể huy động nguồn lực theo hình thức hợp tác công tư; tỉnh đang hoàn chỉnh phương án đầu tư dự án với tính khả thi cao.
Ngỡ ngàng, bởi chẳng ai ép Quảng Ninh phải lặn lội đi tìm tiền, mời nhà đầu tư rồi loay hoay giải bài toán tiền bạc, thi công; bởi nếu tỉnh không có ý kiến gì, thì trước sau cũng có tiền từ khoản vay ODA này, vì sáu năm trước, Chính phủ hai bên đã đồng ý. Không dưng gánh cực vào thân, nhưng cái khoát tay từ chối này là hành động dũng cảm và đầy tự trọng, đầy trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân.
Dư luận khen Quảng Ninh, bởi ODA đang là mối quan tâm đặc biệt, khi con số nợ công đã lên ngất ngưởng, vốn vay nước ngoài cứ chồng chất, không kiểm soát được. Người ta ước tính, mỗi đứa trẻ sinh ra trong thời điểm này đều phải cõng 1.000 USD nợ công. Nợ triền miên, nợ chồng nợ. Bao lời cay đắng đã được thốt lên từ giới quản lý, chuyên gia, đại biểu Quốc hội, hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ kia, nhưng nào có được phanh lại để tìm cách tháo gỡ. Không những vậy, còn xuất hiện sáng kiến… vay tiếp, với luận điểm “ODA của ai không quan trọng, vấn đề là điều kiện vay ra sao”.
3.
GÓC ẢNH.
Shop Tin giới thiệu góc ảnh vềChuyến đi bộ của Thủ tướng ở Hội An