Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu

Ngày giỗ 64 liệt sĩ hy sinh trong trận chiến không cân sức bảo vệ Gạc Ma trước họng súng lính Trung Quốc xâm lược (ngày 14/3/1988) sắp đến gần, càng nhắc nhở mỗi người Việt Nam về hiểm họa xâm lăng trên Biển Đông.

1.

Mấy ngày vừa qua, từ phía Trung Quốc liên tục phát đi những tuyên  bố về Biển Đông, hoặc là trắng trợn, hoặc là dùng những xảo ngôn, uyển ngữ, nhưng tất cả đều sổ toẹt toàn diện dã tâm quyết tâm chiếm đoạt biển Đông.Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hùng hồn khẳng định trong báo cáo trước Quốc hội nước này: “Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không”, rồi cam kết Trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách cho tỉnh Hải Nam để “khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông”, thì nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh – Ngoại trưởng Vương Nghị ngông nghênh tuyên bố với báo chí quốc tế rằng: Trung Quốc là nước khám phá, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo khác nhau ở Biển Đông sớm nhất. Tổ tiên người Trung Quốc đã làm việc siêng năng ở đây qua nhiều thế hệ”, do đó, việc Bắc Kinh kiểm soát vùng biển này là “hợp lý”!?. La Bảo Minh - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Nam - hòn đảo cực Nam Trung Quốc, giữ vị trí chiến lược giúp Trung Quốc vươn ra Biển Đông, khống chế khu vực đã "hiến kế” thiết thực, cụ thể hơn để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông: Đó là xua ngư dân ra chiếm biển, hay nói mĩ miều hơn là khuyến khích ngư dân dấn thân ra Biển Đông, để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”, bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp và đào tạo an ninh.

Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 1

              National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá

Theo Bí thư tỉnh ủy Hải Nam, tỉnh này có hơn 100 nghìn ngư dân. Lực lượng này đã được chính quyền Hải Nam cung cấp hỗ trợ trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu khi đánh bắt trên Biển Đông, đồng thời còn được “đào tạo năng lực tự vệ”. Đó là còn chưa kể, một số tàu cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn “lớn hơn cả một số tàu chiến hải quân của các nước Đông Nam Á”.

Đọc thêm ở đây: Cuộc chiến biển Đông đã bắt đầu

Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 2

Ngư dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ đóng tàu lớn cùng nhiều ưu đãi khác và được khuyến khích dấn thân đi chiếm biển

“Ông Vương Nghị cho biết hiện nay quan hệ Trung Quốc - ASEAN đang đứng trên khởi điểm mới, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực tiễn quan niệm ngoại giao với các nước xung quanh “thân, thành, huệ, dung” do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất, kiến tạo cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc - ASEAN gắn bó hơn”.Về bốn chữ “thân” (thân thiện), “thành” (chân thành), “huệ” (cùng có lợi), “dung” (bao dung độ lượng) đã được đúc kết tại “hội nghị tọa đàm về công tác ngoại giao láng giềng” lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 10-2013 mà nay ông Vương Nghị nhắc lại và cụ thể hóa sách lược đó bằng mệnh đề “Kiến tạo cộng đồng cùng chung vận mệnh Trung Quốc - ASEAN gắn bó hơn”.

Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 3

 Tàu cá Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp gần đá Xu Bi, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Có cần thiết không một chữ “dung” nếu như quan hệ được luôn tâm niệm là bình đẳng, không phân biệt “nước lớn” hay “nước nhỏ”? Phải chăng mặc cảm tự tôn, nay đã là “nước lớn”, đã thôi thúc đề ra “con đường ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc” (từ ngữ của ông Vương Nghị), với thái độ “bề trên khoan dung” bề dưới?Vấn đề không chỉ ở ngôn từ mà còn rành rành thể hiện qua hành động. Những lấn chiếm, xây dựng, lập sân bay, điều máy bay, tên lửa, rađa... cũng như những xua đuổi bằng bạo lực với tàu bè các nước láng giềng không hề là những minh thị cho những tuyên bố hữu nghị.

Đọc thêm ở đây: Thông điệp quá rõ ràng của ông Vương Nghị

Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 4

 Hình ảnh vệ tinh cho thấy các rạn san hô ở phía đông đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa bị ngư dân Trung Quốc tàn phá

Cùng với những xảo ngôn, uyển ngữ lừa mị và sẵn sàng tráo trở, là đây:

“11 người Trung Quốc nhảy lên tàu, dùng roi điện khống chế tôi và cắt bộ đàm liên lạc, sau đó họ đuổi hết anh em chúng tôi về phía sau đuôi tàu, rồi họ dùng dao cắt phá ngư cụ, cướp hết cá, mực. Hành động của họ quá hung hãn…”, thuyền trưởng Võ Quang Thái (trú thôn 1, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) chủ tàu QNa-91.939 vừa bị tàu Hải cảnh Trung Quốc tấn công hốt hoảng kể lại.“Tôi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa mấy chục năm nay rồi, cũng thường xuyên bị tàu Cảnh sát biển Trung Quốc xua đuổi, dí chạy liên tục khi đang đánh bắt. Nhưng lần này, họ hung hăng quá, không những dí đuổi mà còn mật phục cho tàu nhỏ sang cướp phá ngư cụ, gây khó khăn cho ngư dân hành nghề trên biển của mình. Riêng chuyến biển này, tôi thất thoáng gần 1 tỷ đồng, hiện còn nợ ngân hàng gần 700 triệu. Dù bị lỗ nặng, nhưng tôi vẫn khuyên anh em bạn cố gắng bám biển. Sau sự cố này, tôi sẽ vay tiếp tiền để sớm làm lại ngư cụ và cùng anh em tiếp tục vươn khơi bám biển bảo vệ chủ quyền của mình. Tôi không bao giờ sợ họ đâu…”, thuyền trưởng Thái quả quyết.

Đọc thêm ở đây: Hải cảnh Trung Quốc quá hung hãn

Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 5

 Những con rùa biển khổng lồ bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển quần đảo Trường Sa

Ngày giỗ 64 liệt sĩ hy sinh trong trận chiến không cân sức bảo vệ Gạc Ma trước họng súng lính Trung Quốc xâm lược (ngày 14/3/1988) sắp đến gần, càng nhắc nhở mỗi người Việt Nam về hiểm họa xâm lăng trên Biển Đông. Do đó thiết nghĩ các hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng không, hàng hải và luật pháp quốc tế ở Biển Đông mà Mỹ tiến hành có ý nghĩa, vai trò quan trọng. Các bên liên quan trong đó có Việt Nam cần tính toán những phương án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó tuần tra chung cũng là một lựa chọn khả dĩ và cần thiết. Mặt khác tăng cường đấu tranh trên mặt trận pháp lý, công luận, chính trị, ngoại giao nhằm vạch trần các thủ đoạn leo thang bành trướng vô nhân đạo bằng cách lấy ngư dân làm lá chắn để thực hiện tham vọng vĩ cuồng, biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc.

Đọc thêm ở đây:Trung Quốc xúi giục 100 ngàn ngư dân tràn xuống biển Đông

Người dân không thể chờ đợi gì hơn bằng tâm thế của mình, lòng tri ân của mình, quyết tâm ra biển của mình:

Cụ Dỏ ngồi nơi bậc cửa nhìn về phía biển xa với khóe mắt ươn ướt. “Hôm nay là lần giỗ thứ 27 của các con tui tại đảo Gạc Ma rồi. Tui mần mâm cơm tưởng nhớ...” - cụ ngậm ngùi. Cụ Dỏ đã bước qua tuổi 88, và gọi tất cả 63 liệt sĩ cùng hi sinh với con mình tại Gạc Ma là con. Con trai cụ là liệt sĩ Hoàng Văn Túy.

Cụ lấy thìa múc từng thìa cháo trắng đổ lần lượt vào các chồng bát đã sắp sẵn rồi rơm rớm mắt nhìn về phía biển đọc lời khấn: “Hôm nay là tròn 27 năm các con nằm lại giữa biển khơi vì chống lại bọn bành trướng Trung Quốc. Các con đã hi sinh vì bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Bọ (ba) không có chi hơn, chỉ có ba chén rượu lạt và nén hương thơm thắp lên đây mời các con cùng về dự...”.

Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 6

Nói tới chừng đó, cụ Dỏ bật khóc. Tay cụ cầm nén hương run run như muốn rớt. Mọi người phải đỡ cụ vào nhà để nghỉ ngơi sau đó.

Đọc thêm ở đây: 64 đôi đũa, 64 cái bát trong bữa giỗ Gạc Ma

Sáng 10.3, tại âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà), tàu cá vỏ thép đầu tiên đóng theo Nghị định 67 mang số hiệu 90777 TS do ngư dân Trần Văn Mười (phường Mân Thái, quận Sơn Trà) làm chủ đã chính thức hạ thủy.

Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 7

    Ngư dân Trần Văn Mười cho biết, tàu vỏ thép dài 30,8m, rộng 7,5 m, cao 4m, công suất 822 CV. Đây là con tàu nặng nhất trong số các con tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 tại miền Trung. Đặc biệt, tàu có khoang cá có dung tích hơn 220 m3, mớn nước 2,7m, khoang chứa nước ngọt 27,4 m3 và hệ thống làm lạnh bằng công nghệ tiên tiến (cách nhiệt PU), đảm bảo bảo quản tốt hải sản sau khi đánh bắt. 

    Đọc thêm ở đây:Hạ thuỷ tàu võ thép nặng hơn 100 tấn đầu tiên tại Đà Nẵng

    2.

    Lỗ theo kế hoạch, xin theo quy trình, rồi tới khi phá sản trong niềm tin ...phá sản:

    Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 8

    Theo thông tin từ Bộ Công Thương, do dự án chế biến alumin Nhân Cơ (Lâm Đồng) vẫn lỗ theo kế hoạch dự kiến là 4-5 năm, thời gian thu hồi vốn phải kéo dài 11-12 năm nên Bộ Công Thương đang tính toán, đề nghị Chính phủ hỗ trợ bù lỗ giá điện cho dự án xây dựng Nhà máy điện phân nhôm của Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân (Hà Nội) khoảng 490 tỷ đồng/năm.

    Đọc thêm: Dự án điện phân nhôm xin hỗ trợ hàng ngàn tỉ đồng tiền điện

    3.

    Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 9

    Mắc bệnh đã khổ nhưng đến bệnh viện còn khổ hơn, tình trạng xếp hàng dài chờ khám, mòn mỏi đợi phẫu thuật, nằm ghép, nằm hành lang… đang đày đọa người bệnh. “Người dân mong vào bệnh viện được đối xử như con người.” Đó là nội dung một trong số rất nhiều những tin nhắn được gửi đến số máy đường dây nóng do ông Đinh La Thăng, Bí thu Thành ủy TPHCM công bố trong buổi làm việc với Bộ Y tế và ngành Y tế thành phố cuối tuần qua.

    Đọc thêm ở đây: Người dân mong vào viện được đối xử như những...con người

     4.

    Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 10

    Rời thành phố Trà Vinh, chúng tôi đến huyện Duyên Hả Trong những ngày qua, có rất nhiều thanh niên ở các tỉnh lân cận tò mò đến xem cảnh ao Bà Om cạn nước. Người dân có thể thả bộ ra giữa... ao, ngồi hóng mát, chụp ảnh. Chàng trai trẻ Đồng Công Tây dẫn bạn gái đến ao Bà Om tránh nắng vào giữa trưa nóng. Tây nói: "Tôi là người Trà Vinh còn thấy cảnh này lạ lùng. Những năm trước, vào tháng này, ao Bà Om có hiện tượng hụt nước nhưng không đến nỗi cạn khô như năm nay. Những ngày qua, xem trên báo đài, thấy nói đến chuyện ao Bà Om cạn nước, mọi người lo lắng có thể thắng cảnh này bị biến mất. Không có chuyện đó đâu. Nước trong ao Bà Om là nước đọng, chủ yếu là nước mưa. Do trời nắng nóng, nước bốc hơi nhanh, ao cạn nước là bình thường. Vài ngày nữa, trời mưa, ao lại đầy nước thôi".i và huyện Cầu Ngang. Đây là hai huyện của tỉnh Trà Vinh có nhiều vuông tôm, ao cá bị thiệt hại vì hạn hán nặng nề. 

    Đọc ở đây:              Lòng ao Bà Om, cá chết phơi mương

    ĐỌC TỪ FACEBOOK:

    *Tran Vu Hai:

    Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 11


    Nhân vụ 3 người chết vì đinh tặc tại Bình Phước ngày 7/3, tôi đề nghị Uỷ ban An toàn Giao thông họp khần cấp về nạn đinh tặc, đề xuất các biện pháp kiên quyết để triệt bỏ. Cá nhân tôi cho rằng những hành vi rải đinh trên đường bộ, đặc biệt đường cao tốc là phạm tội khủng bố, giết người. Bộ Công an cần truy tìm gấp những hung thủ trong vụ này, ngành giao thông vận tải và các hãng xe cần treo thưởng lớn cho nguồn tin tố giác.
    "Chiếc xe tải chở đầy hàng đông lạnh chạy từ TP.HCM đi Bình Phước chiều 7/3, với tốc độ khá cao thì bị nổ lốp trước. Tài xế không làm chủ được tay lái, tông thẳng vào xe đầu kéo nằm bên trái lề đường, làm 3 người trên ca bin trong đó có lái xe tử vong ngay tại chỗ, còn ca bin xe biến dạng nát vụn. Nguyên nhân nổ lốp được cơ quan chức năng nhận định là do cán phải đinh trên đường".

    *Nguyễn Thiện:

    Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 12

    TỰ LIKE CÓ NGUỒN GỐC TỪ ...TỰ VỖ TAY
    Hồi trước 1975, ở miền nam, không có chuyện diễn giả tự ...vỗ tay! Diễn thuyết là chuyện của diễn giả, còn vỗ tay là cảm xúc của người nghe. Gãi đúng chổ ngứa thì vỗ tay hoan nghênh, không thì thôi . Sau 1975, tôi (và nhiều người khác) rất ngạc nhiên khi diễn giả vỗ tay trước, cử tọa thấy thế vỗ tay theo. Có khi, người viết diễn văn cho lãnh đạo còn mở ngoặc dặn : (Dừng, bỏ kính xuống, vỗ tay!). Ý là đọc đến đó thì ...dừng, lấy lính lão xuống và vỗ tay để ở dưới biết mà vỗ theo. Ban đầu thấy kỳ kỳ, lâu riết thành quen, trở thành ...phong cách mới !
    Vậy chuyện một người tự like status của mình có nguồn gốc từ ...tự vỗ tay nên cứ yên tâm. Đó là phong cách...XHCN

    *Văn Công Hùng: 
    Shop TIN 11/3: Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu - ảnh 13

    Mình đã đến Sầm Sơn nhiều lần, và thấy, mỗi bình minh, cái mà du khách thích nhất, túm tụm lại xem nhất, là cảnh bà con ngư dân bắt cá, cào dắt. Việc cào dắt được nhiều người xem nhất. Nó vừa thanh bình, vừa ấm áp, thân thiện. Tất nhiên là phía người xem, chứ bà con thì, nói thật, khổ bỏ mẹ đi ấy chứ, chắc thế nào cũng có bà con chửi thầm: Xem cái éo gì, lạnh xun mọi thứ đây này... Mà lạnh thật, nếu là mùa đông, nước ngập nửa người. Ngay ở Vũng Tàu, mỗi sáng cũng rất đông người đi thơ thẩn dọc biển xem ngư dân kéo lưới bắt cá, rồi mua tại chỗ, rồi chiến tại chỗ...

    Mà Sầm Sơn hình như còn cái cảnh bà con đi cà kheo ra rất xa bắt moi nữa...

    Ơ thế sao không biến những thứ ấy thành sản phẩm du lịch nhỉ, khoanh lại một chỗ, như bà con đề nghị ấy, chỉ 500m thôi, mà cứ phải bê tông hóa, kính hóa, men hóa... phẳng lỳ sáng choang lên nhỉ? để rồi đuổi bà con đi khỏi chỗ họ đã gắn bó nhiều đời rồi. Trước khi đưa họ đi, chuyển đổi nghề, phải đào tạo họ đã, chứ giờ họ thừa nhận, chả có chữ nghĩa gì, có đóng tàu to cũng chả biết sử dụng, nói gì các việc khác, không liên quan đến biển. Bao nhiêu năm xây dựng CNXH mà dân vẫn thất học dù báo cáo luôn là đã phổ cập các loại, lỗi ấy không chỉ của mình dân!

    Là vì vừa đọc cái công văn tỉnh Thanh Hóa gửi trung ương, vẫn nói bà con nhận thức kém, có kẻ xấu xúi giục, huhu...

    Làm dân thì bao giờ cũng bị gán cho có kẻ xấu xúi giục, chứ bản chất dân thì... chả biết gì nếu không có ai xúi giục. Làm quan mà luôn nghĩ về dân như thế mà đòi dân họ phục, thì, khuya nhé...

     
    Nguyễn Quang Vinh

    Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

    Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

    Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

    Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

    Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

    Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

    Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

    Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

    "Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

    Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

    Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

    Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

    Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

    Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

    ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

    Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

    ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

    Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

    Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

    Đang cập nhật dữ liệu !