Shop TIN 10/8: Mời gọi nhà đầu tư Nhật Bản vào các dự án hạ tầng giao thông lớn
1.
Tin chủ đề: MỜI GỌI AI ĐẦU TƯ?
SHOP TIN BÌNH LUẬN.
Chắc chắn nên như thế: Mời gọi nhà đầu tư Nhật Bản vào các dự án hạ tầng giao thông lớn
Đã đi vay ắt phải có điều kiện, theo điều kiện, bắt buộc bởi điều kiện.
Nhưng trước hết và trên hết vẫn phải chất lượng.
Nếu thống kê những công trình do Trung Quốc xây dựng thông qua nhiều nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn vay, dễ nhìn thấy sự yếu kém cả về chất lượng và tiến độ, thậm chí còn phát hiện nhiều "tiểu xảo" nhằm tăng vốn đầu tư nhờ "phát sinh"...
Với Nhật Bản không thế.
Những công trình vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam và trên thế giới đều để lại ấn tượng tốt đẹp cả về chất lượng, thẩm mỹ, tiến độ.
Một sự lựa chọn cho các công trình lớn bằng việc mời gọi các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản là sự lựa chọn đúng.
Thái độ và chủ trương hành động của Bộ giao thông khi quyết định dành nhiều công trình hạ tầng lớn để mời gọi các nhà đầu tự Nhật Bản là sáng suốt, hợp lòng dân, có trách nhiệm với đất nước.
...."Các dự án do Nhật Bản tài trợ đều là dự án lớn, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển KT-XH của Việt Nam như: các công trình tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đường sắt Bắc – Nam… Nhiều công trình trở thành biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai nước như: Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân…
Dự kiến từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ tiến hành đầu tư xây dựng khoảng 1.300km còn lại đường bộ cao tốc nối Hà Nội – TP. HCM. Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần được khẩn trương triển khai để nâng cao năng lực vận tải hành khách, hàng hóa tuyến Bắc – Nam, giảm áp lực cho các loại hình vận tải khác vì tuyến cũ rất lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu. Đầu tư xây dựng đường sắt đô thị đang rất cấp thiết khi mà ùn tắc giao thông đã trở thành vấn nạn nhiều năm nay tại Hà Nội và TP. HCM.
Các dự án cấp bách trên đều đòi hỏi nguồn kinh phí lớn trong khi năng lực vốn của Việt Nam rất hạn chế, nợ công đã tới mức trần. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam ưu tiên và đang xây dựng cơ chế kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).
Đề nghị phía Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hai tuyến Hà Nội – Vinh, Sài Gòn – Nha Trang thuộc dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tiếp tục nối lại hỗ trợ và thúc đẩy dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi), tuyến số 2 (Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo), đường sắt đô thị số 1 TP. HCM (tuyến Bến Thành – Suối Tiên)…"
2.
LỌC TIN
+Báo DÂN TRÍ: Phó Thủ tướng: Huế đẹp nhưng phát triển ì ạch vì “vướng” tư duy?
Du lịch di sản của Huế đa dạng và đặc sắc, mỗi năm thu được gần 5 triệu USD tiền vé tham quan. Nhưng đền AngkoVat của Campuchia mỗi năm số thu này gấp nhiều lần Huế. Thừa Thiên- Huế còn có lợi thế du lịch biển, rừng mà vẫn vướng. Vậy phải chăng là vướng tư duy?
+Báo INFONET: Đà Nẵng Bức xúc Nhà trưng bày Hoàng Sa sắp bị "bóng đè"...Nhà trưng bày Hoàng Sa cao 3 tầng có nguy cơ bị “bóng đè” bởi một khách sạn 22 tầng đang xây dựng ở ngay bên cạnh. Đồn Biên phòng Sơn Trà với lịch sử hơn 40 năm canh giữ vùng biển Tổ quốc ở khu vực này cũng nằm sau lưng khách sạn cao ngất đó!
Chiều 9/8, kỳ họp thứ 2 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX tiến hành phiên thảo luận ở tổ.
Tại tổ thảo luận số 1, nhiều đại biểu đã không khỏi bất ngờ và bức xúc khi ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, hiện là Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng cho biết về việc Nhà Trưng bày Hoàng Sa đang xây dựng có nguy cơ bị “bóng đè” bởi một khách sạn 22 tầng cũng đang xây ở ngay bên cạnh.
+Báo DÂN VIỆT: Làng chế biến thủy sản "hấp hối"Nhiều cơ sở chế biến nước mắm của ngư dân năm nay phải sản xuất cầm chừng vì thiếu nguyên liệu. Ảnh: Phan Phương
+Báo TIỀN PHONG: Từ tâm chấn Formosa
Người dân thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh, địa bàn bao trọn Khu liên hiệp gang thép Formosa) đang xao xác nhiều tháng sau thảm họa môi trường. Thách thức ngày càng nhiều hơn, phức tạp lên thêm nên rất cần nhìn trực diện cầu thị, khách quan để đưa ra các giải pháp sát sườn…
+Báo CÔNG AN NHÂN DÂN: Hà Nội công bố các Công ty trồng cây xanh bị bật gốc
Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của bão số 1 và hoàn lưu bão số 2 gây mưa lớn đã gây ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn Hà Nội, trong đó có nhiều cây mới trồng bị bật gốc, nghiêng, đổ.
Cụ thể, cây trồng theo hình thức xã hội hóa năm 2014-2015 là 88 cây; Cây trồng theo vốn ngân sách của thành phố giai đoạn 2015-2016 là 31 cây; Cây trồng được tiếp nhận từ các chủ đầu tư dự án khoảng 3.079 cây.
+Báo VIETNAMNET: Tan hoang rừng pơ mu ngay trong khu bảo tồn thiên nhiên
Tại khu vực này, để tìm được cây pơ mu chưa bị đốn hạ là rất khó. Chỉ có những cây bị hổng thân, bị lâm tặc “chê xấu” không khai thác hoặc một số cây đánh dấu “đặt hàng” chờ ngày khai thác.Các đối tượng khai thác gỗ pơ mu là người dân địa phương, được các thương lái đặt hàng với giá khoảng 7 triệu đồng/khối. Một cây gỗ pơ mu có thể xẻ thành nhiều khối gỗ, cứ 3 đến 4 người sẽ chung một cây, sau đó cùng vận chuyển về chia lợi nhuận.
+Báo DÂN TRÍ: Giám đốc Sở Văn hoá Bắc Ninh: Không hiểu sao "phố Tàu" tái xuất
Chiều 6/8, Trần Quang Nam - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của báo VietNamNet, trong ngày 5/8, Sở đã lập đoàn kiểm tra xuống trực tiếp phường Đồng Kỵ lập biên bản, tháo dỡ, thu hồi nhiều biển quảng cáo bằng tiếng Trung không đúng quy định.
Số biển quảng cáo bị tháo dỡ cụ thể không được tiết lộ nhưng ông Nam cho biết: “Đây không phải là lần đầu tiên khu "phố Tàu" xuất hiện.”
+Báo LAO ĐỘNG:Quá ưu ái doanh nghiệp, ai đứng sau hưởng lợi?
UBND thị xã Sầm Sơn (Thanh Hoá) đang ráo riết tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của 12 hộ dân thuộc thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư) giao cho Tập đoàn FLC. Điều tra của Lao Động cho thấy, việc cưỡng chế này có rất nhiều mập mờ, uẩn khúc cần làm rõ. Dư luận bức xúc cho rằng, Thanh Hoá đang cố tình dùng sức mạnh chính quyền tiếp tay cho FLC “lấy không” đất ở của dân làm biệt thự để bán với giá “đất vàng”.
+Báo THANH NIÊN:Cầu vừa thông xe đã... sập
Ông Nguyễn Hoàng Phương (nhà gần cầu Ô Rô) kể khoảng 1 giờ ngày 5.8, ông nghe tiếng động rất lớn nên chạy ra xem thì thấy 2 nhịp cầu dài hơn 30 m đã nằm dưới kênh. “May là cầu sập giữa khuya, chứ ban ngày thì khó lường hậu quả”, ông Phương nói.
Ngày 8.8, ông Ngô Phương Nam, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng H.Ngọc Hiển, cho biết đã báo cáo sự cố cầu Ô Rô về tỉnh, đang chờ các ngành chức năng lập hội đồng khảo sát thực tế để xác định nguyên nhân cầu sập, sau đó mới có hướng giải quyết cụ thể.
3.
GÓC ẢNH.
Shop TIN cung cấp cho bạn đọc góc ảnh phá rừng pơ mu tại Nghệ An