Sao chổi sáng nhất 23 năm thống trị màn đêm thế giới
Sáng nhất 1/4 thế kỷ và mãi 6.800 năm sau mới quan sát được, sao chổi NEOWISE đang tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời đêm khắp thế giới.
C/2020 F3 (NEOWISE) là một trong những sao chổi nổi bật, đáng chú ý nhất trong vài năm trở lại đây. Không chỉ sáng đủ để mắt người nhìn thấy, mà đuôi của nó cũng trải rộng một cách ấn tượng.
Được Kính khảo sát Hồng ngoại Trường nhìn rộng về Các Thiên thể gần Trái Đất (Near Earth Objects Wide-field Infrared Survey Explorer hay NEOWISE) của NASA phát hiện hồi tháng 3. Đây là sao chổi sáng nhất có thể nhìn thấy từ Bán cầu Bắc trong một phần tư thế kỷ.
Sao chổi NEOWISE chụp từ Trạm Không gian Quốc tế ngày 4 tháng 7 năm 2020. Ảnh: Bob Behnken/NASA.
Từ đầu tháng 7, sao chổi này xuất hiện ở bầu trời trước bình minh. Trong ảnh là sao chổi NEOWISE trên bầu trời Sơn Trà, Đà Nẵng. Ảnh: Đàm Quang Tiến.
Cuối tháng 7, NEOWISE chuyển sang bầu trời buổi tối sau hoàng hôn, thích hợp hơn để quan sát. Nhiếp ảnh gia Chris Schur ghi lại hình ảnh sao chổi hiếm có từ Payson, bang Arizona, Mỹ.
Các nhà khoa học nhận định NEOWISE là sao chổi 2 đuôi và tỏa sáng rực rỡ một cách ấn tượng. Ảnh: Parker Solar Probe/NASA.
Sao chổi NEOWISE vụt qua bầu trời tháng 7, đủ sáng để nhìn thấy bằng mắt thường khi trời tối. Ảnh: Parker Solar Probe/NASA.
Sao chổi sẽ nằm khá gần đường chân trời, vì thế bạn cần quan sát từ tòa nhà cao tầng, ngọn núi hay vùng ngoại ô, vùng biển thoáng đãng. Trong ảnh, NEOWISE vào sáng sớm trên bầu trời Rome, Ý vào ngày 7 tháng 7 vừa qua. Ảnh: Gianluca Masi/The Virtual Telescope Project.
NEOWISE có độ sáng biểu kiến cấp 1, bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong ảnh, NEOWISE xinh đẹp tại Montluçon, Pháp, ngày 8 tháng 7. Ảnh: Firmin Boyon/Reuters.
Ngắm nhìn sao chổi vào rạng đông từ Đài tưởng niệm quốc gia ở Colorado, Mỹ, vào ngày 9 tháng 7. Ảnh: Conrad Earnest/AP.
Tuy vậy, để kết quả quan sát được tốt hơn, chuyên gia gợi ý có thể dùng ống nhòm 10×50, kính thiên văn hoặc máy ảnh phơi sáng. Sao chổi băng qua Đặc khu Columbia của Mỹ vào 12 tháng 7. Ảnh: Bill Ingalls/NASA.
Sao chổi xuất hiện một cách tuyệt đẹp trên nền trời huyền ảo ở ngọn núi Buschberg ở Porstendorf, Áo, vào ngày 12 tháng 7. Ảnh: Christian Bruna/EPA.
NEOWISE cũng có thể được chiêm ngưỡng tại Glastonbury Tor ở Somerset, Anh vào cùng thời điểm. Ảnh: Brad Wakefield/Rex/Shutterstock.
Bầu trời tại di tích đá cổ Stonehenge ở Wiltshire, Anh vào thời điểm có sao chổi xuất hiện. Ảnh: Mark Kerton/Rex/Shutterstock.
NEOWISE vụt qua trời đêm trên mặt hồ Wolf tĩnh lặng ở bang Minnesota, Hoa Kỳ. Ảnh: Alex Kormann/AP.
Nếu Trái Đất chỉ mất 1 năm để hoàn thành vòng quay quanh Mặt Trời, thì C/2020 F3 sẽ xuất hiện trở lại để chúng ta quan sát vào năm 8.786, tức là 6.800 năm nữa. Trong ảnh, sao chổi với chiếc đuôi tuyệt đẹp băng qua đỉnh núi Washington, Hoa Kỳ. Ảnh: Chris Pietsch/AP.
NEOWISE băng ngang bầu trời đằng sau một nhà thờ ở Turets, Belarus. Ảnh: Sergei Grits/AP.
Ngày 3/7, sao chổi đến gần Mặt Trời nhất. Trong vòng đời của một sao chổi, đây là thời khắc quyết định bởi hoặc nhiệt độ cao của Mặt Trời khiến băng giá bên trong nhân sao chổi tan chảy tạo thành đuôi cực sáng, hoặc ngôi sao chính của hệ sẽ thiêu đốt nó và tan vỡ thành nhiều mảnh nhỏ rồi bị nuốt chửng. Trong ảnh, sao chổi vụt qua bên trên 7 cột đá đầy màu sắc được gọi là Seven Magic Mountains ở Nevada. Ảnh: David Becker/AFP/Getty.
Sao chổi NEOWISE rực sáng bên trên Nhà thờ Epiphany ở Ryazan, Nga. Ảnh: Alexander Ryumin/TASS.
Không phải sao chổi nào cũng may mắn sống sót khi đến gần Mặt Trời, cũng như không phải đối tượng nào cũng tạo thành đuôi sáng cho cư dân Trái Đất quan sát. Trong ảnh là buổi sáng sớm tại ngọn hải đăng St. Mary ở Whitley Bay, đông bắc nước Anh. Ảnh: Owen Humphreys/PA.
NEOWISE xuất hiện trước bình minh tại Balatonmáriafürdő, Hungary, vào ngày 14 tháng 7. Sao chổi đi đến gần Mặt Trời nhất vào ngày 3 tháng 7 và sẽ đạt điểm gần Trái Đất nhất vào 23 tháng 7. Ảnh: György Varga/EPA.
Đài thiên văn Haute-Provence ở phía đông nam nước Pháp bắn laze để xác định sao chổi NEOWISE vào ngày 15 tháng 7. Ảnh: Clement Mahoudeau/AFP/Getty.
Tuệ Huy/Khám phá