Quầy bánh đặc biệt của người phụ nữ thiếu tứ chi ở Đồng Nai

Một quầy bán bánh mới xuất hiện trong mùa đại dịch. Người mua thoải mái lựa chọn, tự mình phục vụ và khi trả tiền cũng phải tự tay bỏ vào túi xách người bán.

Quầy bánh của chịHuỳnh Thị Thuận ở ngã tư Lạc Cường, TP Biên Hòa.

Quầy bánh đặc biệt

Quầy bánh ngay ngã tư Lạc Cường, trên đường Phan Trung (phường Tân Phong, TP Biên Hòa, Đồng Nai) chỉ mới xuất hiện từ ngày 1/4 - ngày các công ty xổ số trên toàn quốc ngưng phát hành vé số.

Tại quầy, nhiều loại bánh đặc trưng vùng miền như bánh ú, bánh dừa, bánh gai kèm với nhiều chủng loại khác được bày biện ngay tầm nhìn của người đi đường.

Một chị đi xe máy chở theo đứa con nhỏ ghé vào. Chị tự chọn những chiếc bánh mình thích. Rồi cũng tự chị, thò tay vào bên trong quầy lấy ra chiếc bao để đựng những món hàng đã chọn. Chị móc vào xe rồi lấy chiếc ví. Chị hỏi người bán, 'Bao nhiêu vậy chị?' - '35 ngàn'.

Chị lấy tờ 100 ngàn đồng bỏ vào chiếc túi trước ngực người bán, rồi cũng tự chị lấy ra 50 ngàn tiền thừa.

Chị nói, 'Em chỉ lấy bấy nhiêu thôi, còn lại gởi chị uống nước nhé'. Qua lớp khẩu trang, chúng tôi không nhìn rõ, chỉ thấy đuôi mắt người phụ nữ ấy nheo lại. Dường như chị vừa nở một nụ cười.

'Chị có thường mua hàng ở đây không?', chúng tôi hỏi chị. Chị vui vẻ cho biết, quầy bánh này tuy mới xuất hiện nhưng người phụ nữ bán hàng có mặt tại khu vực này đã gần 10 năm nay rồi.

'Trước kia, chị ấy bán vé số. Từ ngày dịch bệnh bùng nổ, vé số ngưng phát hành, chị chuyển đổi mặt hàng mua bán. Người dân Biên Hòa ai cũng biết chị. Chị là phụ nữ khuyết tật, không tay không chân nhưng luôn miệt mài mưu sinh... Việc chị chuyển sang bán bánh làm nhiều người khâm phục chị hơn'.

Sau lệnh cách ly toàn xã hội do dịch Covid-19, cuộc sống của người lao động bị xáo trộn không ít, nhất là những người bán vé số dạo. Nhưng thay vì ngồi đó than vãn kêu khổ như nhiều người, người phụ nữ khuyết tật đã tìm cho mình một công việc khác để cải thiện đời sống trong hoàn cảnh khó khăn này.

'Tôi ủng hộ chị - người phụ nữ quả cảm không đầu hàng số phận - nên ngày nào cũng ra mua giúp chị', người mua hàng nói.

Túi bánh đã móc trên xe, chị Thuận đưa túi xách ra trước ngực, người mua kiểm tiền trước khi cho vào túi chị.

Một thanh niên ghé vào. Anh cũng xuống xe, tự chọn hàng và cũng tự mình phục vụ. Chị bán hàng chỉ đưa mắt theo dõi. Anh móc túi bánh vào xe rồi bỏ vào túi chị tờ 50.000 đồng mà không cần lấy tiền thối.

'Sao anh không lấy tiền thối?'. 'Có đáng bao nhiêu đâu', người thanh niên nói và cho biết, ở Biên Hòa này, kiếm một người như chị hơi khó. Khiếm khuyết bản thân nhưng chị không nhờ vả vào ai, tự mình đổ mồ hôi kiếm sống.

'Trước khi bán bánh, chị từng lăn lộn khắp thành phố này, có khi đến tận 11 giờ khuya để bán từng tờ vé số. Tôi không lấy lại tiền thừa mà muốn biếu chị để chị có thêm nghị lực sống. Thử hỏi, lòng tự trọng của chị có đáng để chúng ta khâm phục và noi gương không?'.

Người phụ nữ khuyết tật đầy lòng tự trọng

Bao nhiêu người ghé lại rồi ra đi. Những chiếc bánh trên quầy vơi dần. Chị vẫn ngồi yên một chỗ. Chúng tôi đến gần chị. Hai tay, hai chân chị không có. Chị ngồi trên chiếc ghế nhỏ, trước ngực chị là túi xách để ai mua thì tự bỏ tiền vào.

Sau khi mua hàng, anh thanh niên trả tiền như bao người khách khác khi đến quầy bánh của chị Thuận.

Chị là Huỳnh Thị Thuận, 43 tuổi, quê ở xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Chị bị khuyết tật bẩm sinh, chào đời đã không có tay và chân. Gia đình thuộc diện nghèo nên tuổi thơ của chị gặp nhiều vất vả.

Chị không được đến trường như bao đứa trẻ khác. Lớn dần lên chị cảm nhận không thể là gánh nặng cho cha mẹ, chị tìm cách đỡ đần. Nhưng không thể tìm được việc làm phù hợp, chị đành lê la với xấp vé số trên tay.

Cuộc sống cứ thế trôi dần đến năm chị 20 tuổi, gặp được anh - một thanh niên khỏe mạnh trong vùng. Cả hai yêu nhau và sống với nhau bằng tình yêu tưởng chừng như không thể có trên đời này. Vậy mà, khi chị sinh cháu trai khỏe mạnh bình thường được 1 tháng rưỡi, anh bỏ nhà đi biền biệt. Chị đành phải bế cháu về nhà nhờ mẹ chăm sóc rồi tiếp tục lao vào cuộc mưu sinh.

Vất vả nhiều vẫn không đủ lo cho con, phụ cho mẹ, chị nghe theo lời một người bạn vào tận Long An tìm kế sinh nhai nhưng cũng chẳng xong. Chị tìm đến đất Biên Hòa này và đã được bà con nơi đây bao bọc.

Gần 10 năm ở đất Đồng Nai, ban ngày chị ngồi ở ngã tư Lạc Cường để bán vé số. Những anh xe ôm, ba gác xung quanh là những người giúp chị ngăn được kẻ xấu giật tiền và vé số. Tối đến chị lân la khắp các hàng quán bán đến 10 - 11 giờ khuya. Cả ngày tần tảo như thế chị bán được vài trăm vé, đủ cho sinh hoạt hàng ngày và gửi tiền về cho mẹ nuôi con.

Người mua tự lấy bao đựng hàng.

Rồi dịch bệnh tràn đến. Vé số ngưng phát hành. Chúng tôi hỏi chị cảm giác lúc ấy ra sao. Chị bật cười rồi nói, 'Khóc chứ sao anh. Biết làm gì ăn bây giờ? Không lẽ đi xin? Nhưng cũng may có người giúp cho quầy bánh này để qua ngày.

Sau này em cũng bán vé số lại thôi bởi bán bánh phải nhờ vả nhiều người quá. Dọn hàng, lấy hàng rồi phải bám trụ suốt ngày mới mong có được chút tiền lời'. 

Chúng tôi không dám cho tiền chị bởi chị nói, chị không đi xin. Đành phải mua giúp chị ít bánh và cũng như bao người khác, chúng tôi không lấy lại tiền thừa. Chỉ mong sao, chị sớm trở lại với nghề vé số để có thể kiếm tiền lo cho con, cho mẹ...

Trần Chánh Nghĩa

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !