Những bác sĩ, y tá quân y sinh ra trong lửa đỏ chiến tranh

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một trong những “bước đệm” để đi đến chiến thắng 30/4/1975. Đã có biết bao y tá, bác sĩ đã hy sinh cho những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc.
Những bác sĩ, y tá quân y sinh ra trong lửa đỏ chiến tranh - ảnh 1

Bác sĩ Phạm Nguyệt Ánh (phải) và đồng đội tại chiến khu.

14 tuổi theo cha lên “R”

Sinh ra tại Châu Thành (Tiền Giang), 14 tuổi, Phạm Thị Nguyệt Ánh rời ghế nhà trường theo cha lên “R” (vào chiến khu). Là con của “Cộng sản gộc”, ngay từ nhỏ, Nguyệt Ánh đã chứng kiến cảnh hàng tối, má chị bị bắt ra ngủ tập trung, quân lính chế độ cũ rình rập quanh nhà ngày đêm để bắt ba – khi đó ông là Phó Chánh Văn phòng Trung ương Cục miền Nam, nên trong lòng Nguyệt Ánh luôn sục sôi dòng máu kháng chiến, căm thù quân giặc.

Bác sĩ Phạm Thị Nguyệt Ánh - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy kể: “Khi được đón lên chiến khu cũng là lần đầu tiên tôi được gặp cha, cha đưa qua quân y nhưng chú Mười Năng (bác sĩ Trần Năng ở Đoàn quân y 180) “chê”: “Còn nhỏ quá, về đi, chờ lớn chút nữa hãy vô đây học”. Tôi khóc quá trời nhưng cuối cùng vẫn phải quay về. Cuối năm 1964, cha lại dẫn đi gặp chú Bảy Thủ (bác sĩ Nguyễn Văn Thủ), lúc đó là Trưởng Ban Dân y miền Nam”. Bác sĩ Ánh nhớ lại.

Lúc đầu, Ban Dân y miền Nam mới chỉ có một phòng nha do bác sĩ Nguyễn Văn Thủ lập ra. Phạm Thị Nguyệt Ánh được học y tá tại đây. Học một năm, chị được đưa về công tác Bệnh viện B24 (thuộc Ban Dân y R ở miền Đông Nam Bộ), sau sang Bệnh viện B9...

Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 nổ ra, chị là một trong những nữ y tá đầu tiên có mặt trong đội phẫu thuật tiền phương tham gia chiến đấu ở Cần Giuộc – vùng ven Sài Gòn.

Kết nạp Đảng tại chiến trường

Đã 40 năm trôi qua, nhưng những kỷ niệm về đồng đội trong những tháng ngày bom đạn vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí bác sĩ Nguyệt Ánh.

Đội phẫu thuật tiền phương của Nguyệt Ánh có nhiệm vụ bám sát khu Cần Giuộc, sơ cấp cứu tại chỗ cho thương binh để chuyển về tuyến sau. Đội phẫu thuật chỉ có 8 người, ăn ở nhà dân, khi có địch càn thì trốn trong những lùm dừa nước trên sông. Bác sĩ Nguyệt Ánh kể: “Cả đội phẫu thuật chỉ có 2 y tá là nữ, tôi và chị Tuyết Mai, lại… không biết bơi. Mỗi lần địch càn, 2 người bám vào túi nylon đựng đồ, được các anh trong đội kéo đi trên sông để trốn. Hôm đó tôi vẫn còn nhớ là khi có báo động, cả đội đã lao xuống sông, tôi quay lại không thấy Tuyết Mai đâu. Hoảng quá tôi lội ngược lên bờ, chạy đến đám ruộng thì thấy Tuyết Mai vẫn đang… ngủ ngon lành trong võng. Vội vàng lôi bạn dậy, cả hai vừa lao xuống sông thì địch xông vào. Trốn trong đám dừa nước, tôi còn nghe rõ tiếng biệt kích tra hỏi, đánh đập chủ nhà: 'Việt cộng đâu, Việt cộng đâu'…”.

Giọng bác sĩ Ánh trầm xuống khi kể về những hy sinh của đồng đội: “Anh Lâm là một bác sĩ tai mũi họng người Hà Nội còn rất trẻ, khoảng dưới 30 tuổi, tình nguyện vào Nam rồi tham gia Chiến dịch Mậu Thân. Một buổi chiều, cả đội phẫu thuật đang ở trong lùm chăm sóc thương binh thì bị máy bay bắn dữ dội. Anh Lâm vừa bước xuống thì bị máy bay bắn trúng. Anh chết mà không đưa đi đâu được, không còn cách nào khác, chúng tôi đành chờ đêm xuống chôn anh ngay tại hầm”.

Dưới đám dừa nước trong chiến trường Mậu Thân, bác sĩ Nguyệt Ánh được kết nạp Đảng vào năm 18 tuổi.

Lấy xuồng ba lá làm bàn mổ

Bác sĩ Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM là Đội trưởng Đội Phẫu thuật tiền phương của bác sĩ Nguyệt Ánh.

Bác sĩ Quốc Khánh nhớ lại, thời điểm Chiến dịch Mậu Thân nổ ra, phòng mổ ở chiến khu được làm bán âm, dưới bán âm, mổ trên sàn hoặc dưới dưới địa đạo. Trong khi đó, Đội phẫu thuật tiền phương thì gần như thường xuyên lấy xuồng ba lá làm bàn mổ.

Nhiều khi anh em mổ cho thương binh ở nhà dân, trong vườn nhà dân… có khi bác sĩ đứng ngụp dưới nước hay ngập sâu dưới bùn để mổ. Phương tiện, dụng cụ phẫu thuật vô cùng thiếu thốn và thô sơ, nhiều khi các bác sĩ phải dùng nước muối để sát trùng vết thương, dùng nước dừa để thay nước truyền dịch.

Khó khăn, gian khổ là vậy nhưng không một ai chùn bước. Bác sĩ Nguyệt Ánh kể lại: “Ba tôi thấy tôi tham gia đội phẫu thuật tiền phương nguy hiểm quá, cái chết lúc nào cũng cận kề nên đã từng can thiệp để đưa tôi về tuyến sau. Tôi khóc quá trời và nhất quyết không chịu. Hồi đó, chúng tôi không màng đến sống chết, không nghĩ đến bom đạn, hiểm nguy, chỉ một lòng sẵn sàng chiến đấu”.

Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, nhưng những tháng ngày hào hùng đó vẫn còn nguyên trong ký ức những y, bác sĩ năm nào. Tại Chiến khu R xưa (Tân Biên, Tây Ninh), Khu lưu niệm truyền thống Dân y miền Nam và Đền thờ Đồi 82 Tân Biên đã được xây dựng để tưởng niệm những chiến sỹ ngành y đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng thời, Khu lưu niệm truyền thống Dân y miền Nam còn tái hiện mô hình hoạt động, trưng bày và giới thiệu về nhiệm vụ của ngành y trong phục vụ chiến đấu trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Qua đó giúp thế hệ trẻ hiểu được cuộc sống gian khổ thời chiến tranh, sự oai hùng của bao lớp người đã dũng cảm hy sinh cho độc lập của dân tộc.

Đức Hạnh

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !