Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng?

Đại tướng là cấp quân hàm sĩ quan quân đội cao cấp nhất trong QĐND Việt Nam, với cấp hiệu 4 ngôi sao vàng.

Tin đưa trên báo QĐND Online cho biết, theo quy định hiện hành, quân hàm Đại tướng QĐND Việt Nam do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia ký quyết định phong cấp.

Đến nay, QĐND Việt Nam đã có 12 quân nhân được phong quân hàm Đại tướng. Trong đó, có 2 quân nhân được đặc cách phong quân hàm Đại tướng không qua các cấp trung gian là đồng chí Võ Nguyên Giáp (phong năm 1948) và đồng chí Nguyễn Chí Thanh (phong năm 1959).

Danh sách 12 đồng chí Đại tướng:

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 1
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Người Anh Cả của LLVT nhân dân Việt Nam.

1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013)

Năm thụ phong: 1948.

Quê quán: Quảng Bình.

Bí danh: Văn, Sáu.

Chức vụ cao nhất: Phó thủ tướng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng); Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị khóa II, III, IV.

Danh hiệu khác: Người Anh Cả của LLVT nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam, Huân chương Sao vàng.

2. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 2

Năm thụ phong: 1959.

Quê quán: Thừa Thiên-Huế.

Bí danh: Trường Sơn.

Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị khóa II, III.

Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng).

3. Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917-2002)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 3

Năm thụ phong: 1974.

Quê quán: Hà Nội.

Bí danh: Lê Hoài.

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986).

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị (3-1972) khóa IV, V, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984-1986).

Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.

4. Đại tướng Hoàng Văn Thái (Hoàng Văn Xiêm) (1915-1986)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 4
Năm thụ phong: 1980.

Quê quán: Thái Bình.

Bí danh: An, Mười Khang, Quốc Bình, Thành…

Chức vụ cao nhất: Tổng tham mưu trưởng (1945-1953), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1974-1986).

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương các khóa III, IV và V.

Danh hiệu khác: Tổng tham mưu trưởng đầu tiên, Huân chương Sao vàng (truy tặng).

5. Đại tướng Chu Huy Mân (Chu Văn Điều) (1913-2006)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 5

Năm thụ phong: 1980.

Quê quán: Nghệ An.

Bí danh: Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Mai Hạnh.

Chức vụ cao nhất: Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị khóa IV, V.

Danh hiệu khác: Đại tướng có tuổi Đảng cao nhất (vào Đảng năm 1930), Huân chương Sao vàng.

6. Đại tướng Lê Trọng Tấn (Lê Trọng Tố) (1914-1986)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 6

Năm thụ phong: 1984.

Quê quán: Hà Nội.

Bí danh: Đội Tố, Ba Long.

Chức vụ cao nhất: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tham mưu trưởng (1980-1986).

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương các khóa IV, V.

Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007).

7. Đại tướng Lê Đức Anh (sinh năm 1920)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 7

Năm thụ phong: 1984.

Quê quán: Thừa Thiên-Huế.

Bí danh: Sáu Nam.

Chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước (1992-1997).

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị khóa V, VI, VII, VIII.

Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.

8. Đại tướng Nguyễn Quyết (Nguyễn Tiến Văn) (sinh năm 1922)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 8

Năm thụ phong: 1990.

Quê quán: Hưng Yên.

Chức vụ cao nhất: Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, V, VI (Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI).

Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng.

9. Đại tướng Đoàn Khuê (1923-1998)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 9

Năm thụ phong: 1990

Quê quán: Quảng Trị.

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1991-1997).

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI, VII, VIII.

Danh hiệu khác: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007).

10. Đại tướng Phạm Văn Trà (sinh năm 1935)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 10

Năm thụ phong: 2003.

Quê quán: Bắc Ninh.

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997-2006).

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX.

Danh hiệu khác: Anh hùng LLVT nhân dân.

11. Đại tướng Lê Văn Dũng (Lê Văn Nới) (sinh năm 1945)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 11

Năm thụ phong: 2007.

Quê quán: Bến Tre.

Chức vụ cao nhất: Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, X.

12. Đại tướng Phùng Quang Thanh (sinh năm 1949)

Quân đội Việt Nam từ khi thành lập đến nay có bao nhiêu Đại tướng? - ảnh 12

Năm thụ phong: 2007.

Quê quán: Hà Nội.

Chức vụ cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2006-nay).

Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI

Danh hiệu khác: Anh hùng LLVT nhân dân.

(Tựa bài do Infonet đặt lại)

BTV

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !