Phóng viên nên trả lời bình luận của độc giả dưới mỗi bài viết?
Trong văn hóa báo chí truyền thống, các nhà báo thường không tương tác với độc giả. Nhưng Denník N, một tờ báo mới thành lập ở Slovakia đã nỗ lực thúc đẩy các cuộc trao đổi giữa độc giả và phóng viên. Giờ họ đã có được những kết quả ban đầu.
Denník N có trụ sở tại thủ đô Bratislava của Slovakia với hai phiên bản: báo điện tử và báo giấy. Denník N đi theo mô hình kinh doanh dựa vào độc giả đăng kí đọc báo. Denník N xem hướng đi này là điều kiện để tạo nên một tờ báo độc lập và là một chiến lược đầy hứa hẹn ở Slovakia, nơi 85% dân số đã tiếp cận với internet và tin tức đang được xuất bản trực tuyến miễn phí.
Tòa soạn báoDenník N. |
Bằng cách xây dựng mối quan hệ vững chắc với độc giả, Denník N đã trở nên độc lập hơn, từ đó thu hút được độc giả đăng kí đọc báo. Chiến lược này cũng rất phù hợp trong bối cảnh người dân Slovakia rất quan tâm tới tin tức. Theo một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 2015, 72% số người được hỏi cho biết họ tích cực đọc tin tức ở các mạng xã hội và trên các trang tin. Hơn nữa, Báo cáo Tin tức số 2016 cho thấy, Slovakia là quốc gia dẫn đầu EU về lượng bình luận trên các trang tin.
Denník N khuyến khích các phóng viên không chỉ đọc bình luận dưới mỗi bài viết của họ mà còn đáp lại những bình luận đó. Giờ đây, các phóng viên của báo đang tương tác với độc giả ngày càng nhiều hơn.
Theo ông Smith, mức độ hay tần xuất tương tác có khác nhau ở mỗi loại bình luận. Phóng viên thường trả lời những bình luận về biên tập như lỗi chính tả, tiêu đề bài viết hay những cáo buộc thiên vị, hơn là những bình luận về chủ đề bài viết.
Phản ứng của phóng viên đối với mỗi bình luận của độc giả dựa trên hình thức “tranh luận ôn hòa”. Ví dụ, trả lời bình luận của độc giả trong một bài viết, phóng viên đã cảm ơn độc giả vì đã chỉ ra lỗi đánh máy trước khi giải thích rằng bài viết đã được xuất bản chỉ hai phút sau khi tuyên bố chính thức của Tổng thống được gửi đến. Điều này giúp độc giả hiểu rằng báo điện tử phải làm việc với áp lực thời gian rất lớn. Khi giải quyết những tin tức quan trọng đôi khi họ phải hy sinh độ chính xác (về chính tả) để có thể đưa cho độc giả tin tức một cách nhanh nhất.
Đó được gọi là một quy trình tương tác hay tranh luận, nơi tác giả cung cấp, giải thích cho độc giả điều kiện sản xuất một bài viết hay thậm chí cả những chi tiết đặc biệt trong bài, những thắc mắc của độc giả để độc giả hiểu rõ hơn về bài viết đó.
Với những lý do trên, việc tác giả bài viết tương tác với độc giả sẽ tạo nên sự gắn kết cũng như lòng tin giữa độc giả với tác giả bài viết, với tờ báo.