Phạt nặng vi phạm sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi
Góp ý dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam kiến nghị, cần phạt thật nặng đối với người có hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, mức phạt quy định đối với cá nhân 100 triệu đồng và tổ chức 200 triệu là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, cần bổ sung hình phạt công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Doanh nghiệp làm ăn chân chính rất trọng hình ảnh thương hiệu, mất thương hiệu nghiêm trọng hơn rất nhiều so với mất tiền.
Vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vậj và kèm tiêu, gia cầm sẽ bị phạt và kèm tiêu hủy khi không có giấy chứng nhận. Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, hiện tượng vận chuyển lậu, động vật và sản phẩm động vật có dịch đi bán vẫn còn diễn ra phổ biến, đại diện Cục Thú y Thái Nguyên góp ý: Do trong luật quy định vận chuyển động vật như lợn phải trên 10 con mới bị xử lý, điều đó tạo kẽ hở để các đầu nậu lách luật, xé lẻ để lưu thông, vì thế ngoài hình phạt chính, đề nghị bổ sung tiêu hủy ngay khi kiểm tra không có giấy chứng nhận.
Dự thảo Nghị định còn bổ sung thêm quy định về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật như, phạt tiền từ 2 triệu – 3 triệu đối với hành vi kinh doanh sử dụng động vật, sản phẩm động vật sai mục đích ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch, vận chuyển động vật không đúng lộ trình bắt buộc khi đi qua vùng có dịch. Phạt từ 3 triệu – 5 triệu đồng với hành vi lấy thêm động vật, sản phẩm đông vật trong quá trình lưu thông mà không được phép của cơ quan thú y.
Với quy định về kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật thủy sản lưu thông trong nước, dự thảo bổ sung, phạt 4 triệu – 6 triệu đồng đối với hành vi đưa động vật thủy sản mắc bệnh ở vùng có công bố dịch ra khỏi địa phương mà chưa qua xử lý, chế biến theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Mức phạt tối đa trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi được đề nghị nâng cao hơn với 50 triệu đồng áp dụng cho cá nhân vi phạm và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Trong lĩnh vực chăn nuôi là 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức.
Dự thảo Nghị định còn nêu rõ sẽ phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với hành vi thả rông chó ở những nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị.