Phát hiện một “làng khoa bảng” ven đô Hà Nội

Làng Hội Phụ là làng nông nghiệp nhưng trong những năm gần đây việc học của con em trong làng thăng tiến mạnh mẽ, tỉ lệ đỗ đại học càng ngày càng cao.
Dòng họ Phạm, thôn Hội Phụ có 223 cháu đạt danh hiệu học giỏi và sinh tiên tiến, 31 người có trình độ từ đại học trở lên. Nhiều gia đình có con cháu đều có trình độ ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ như như gia đình gia đình ông Phạm Cảnh Thuần, Phạm Mạnh Tấn, Phạm Duy Liêm. Đây là kết quả đáng ngạc nhiên trong khảo sát của tác giả Đỗ Xuân Đức, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học quốc gia Hà Nội khi tiến hành nghiên cứu một ngôi làng ven đô Hà Nội.

Làng nông nghiệp “trình độ cao”

Hội Phụ là một làng nông nghiệp như nhiều làng xã khác, nhưng trong những năm gần đây, việc học của người trong làng có những bước phát triển mạnh mẽ, hàng năm số học sinh, con em của làng Hội Phụ thi đỗ vào đại học chiếm tỉ lệ ngày càng cao, làng Hội Phụ còn trở thành điểm sáng tiêu biểu của xã Đông Hội trong công tác khuyến học, khuyến tài.

Phát hiện một “làng khoa bảng” ven đô Hà Nội - ảnh 1

Họ Phạm và họ Chử là hai dòng họ có truyền thống khoa cử và có số con cháu học hành thành đạt chiếm tỉ lệ cao nhất so với các họ khác trong làng. Ông Chử Văn Luận, 59 tuổi, bí thư chi bộ thôn Hội Phụ cho biết: “Trong gia phả của họ Chử có ghi lại việc họ Chử cùng với họ Đào, họ Vương, Trương Tạ là 1 trong 4 họ đầu tiên đến lập làng ở Hội Phụ từ rất xa xưa” . Hiện nay họ Chử gồm “5 chi họ, 151 hộ gia đình, 604 nhân khẩu”, xưa kia họ Chử có đến 4 người đỗ đại khoa (tiến sĩ thời phong kiến) được khắc bia tiến sĩ ở Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội.

Hàng năm, ban chuyến học họp toàn thể các gia đình trong dòng họ, phân tích đánh giá tình hình học tập của từng con em, đề ra những biện pháp khắc phục để thúc đẩy phong trào học tập, làm thay đổi nhận thức và hành động của mọi người, mọi nhà, quan tâm và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em được học hành góp phần hình thành một phong trào thi đua học tập trong dòng họ. Vào ngày giỗ tổ, những gia đình hiếu học được biểu dương. Từ năm 1993 đến nay, dòng họ Chử có đến 33 người đỗ đạt, trong đó có 2 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 26 người là kỹ sư, cử nhân và sinh viên đang học tập ở các trường đại học.

Làng Hội Phụ có 12 họ, trong đó dòng họ Phạm thành đạt hơn cả, cũng là dòng họ lớn thứ hai ở Hội Phụ. Theo ông Phạm Cảnh Thuần, 92 tuổi, trưởng họ Phạm, họ gồm 3 chi họ với 76 hộ, 304 nhân khẩu đang sinh sống ở làng và một bộ phận không nhỏ đang sinh sống, học tập, công tác trên mọi miền tổ quốc và ở nước ngoài. Trong những năm qua, dòng họ Phạm thôn Hội Phụ có 223 cháu đạt danh hiệu học giỏi và sinh tiên tiến, 31 người có trình độ trên đại học, đại học, đang học đại học, trong đó có 1 giáo sư, 1 phó giáo sư, nhiều tiến sĩ, thạc sĩ. 

Khoảng 10 năm trở lại đây, con cháu họ Phạm thành đạt bên ngoài thường trở về thăm gia đình, quê hương vào dịp lễ tết, hội làng, tự nguyện quyên góp ủng hộ quỹ khuyến học dòng họ mỗi năm lên tới hàng chục triệu đồng. Quỹ khuyến học dòng họ được dùng vào việc trao thưởng cho các em học sinh đỗ ĐH, CĐ, học sinh giỏi, tiên tiến, học sinh đạt giải các cấp, hỗi trợ một số học sinh trong họ có hoàn cảnh khó khăn. 

Cái gì làm nên điều kỳ diệu?

Một làng làm nông nghiệp, nhưng việc học tập của con em trong làng phát triển rất mạnh mẽ, có người trở thành giáo sư, phó giáo sư và nhiều tiến sĩ, một nguyên nhân quan trọng góp phần làm nên điều kỳ diệu này là phong trào khuyến học của dòng họ. Kết quả nghiên cứu rút ra được nhiều bài học quý giá. 

Thứ nhất là tạo ra môi trường coi trọng sự học: từ năm 1993 đến nay, việc học đi vào cuộc sống, được cả cộng đồng địa phương cùng đầu tư và chăm lo, sự học trở thành ưu tiên và lựa chọn hàng đầu của mọi người. Thứ hai, để phát triển sự học, làng Hội Phụ đã xây dựng được những mô hình làm khuyến học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của địa phương; từ việc xây dựng chi hội khuyến học của thôn Hội Phụ đến việc xây dựng ban khuyến học ở từng dòng họ, động viên, khuyến khích việc học bằng nhiều hình thức. Thứ ba, Hội Phụ rất coi trọng công tác giáo dục, khuyến học trong gia đình, dòng họ, sự quan tâm của từng gia đình, dòng họ với sự học của con em là yếu tố góp phần quyết định. Mỗi dòng họ, gia đình ở Hội Phụ luôn chú ý đến việc phát huy, coi trọng giá trị truyền thống, tự hào của dòng họ, giáo dục tinh thần hiếu học, động viên tinh thần học tập của con em với sự học. Thứ tư, làng Hội Phụ kết hợp chặt chẽ giữa địa phương và nhà trường trong công tác khuyến học, khuyến tài. Gia đình, địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường làm tốt công tác giáo dục đạo đức, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục ý thức, phương pháp học tập, công tác khuyến học, xây dựng môi trường giáo dục từ nhà, địa phương đến trường học trở thành môi trường “tích cực, lành mạnh, thân thiện”.

Theo Anh Thư (Khoahocphothong.com.vn)

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Người phụ nữ mặc áo dài, đứng sau cửa kính làm điều lạ lùng mỗi chiều ở TPHCM

Chiều xuống, bà chủ cửa hàng lại mặc những bộ áo dài thật đẹp rồi đứng trên sân khấu được dựng phía sau ô cửa kính để hát tặng người đi đường.

Uống chai nước bí ẩn trôi trên biển, nhóm ngư dân chết 'bất đắc kỳ tử'

Một nhóm ngư dân gồm 4 người đã tử vong và 2 người trong tình trạng nguy kịch sau khi uống chất lỏng bí ẩn trong những cái chai trôi nổi trên biển hôm 29/6.

Lão nông miền Tây hơn 20 năm làm điều lạ lùng trả ơn trâu bò

Từng nổi tiếng khấm khá nhất vùng, sở hữu hàng chục công ruộng, một lão nông miền Tây quyết mang hết số tiền dành dụm, bỏ công sức, dựng chuồng trại, tìm đến các lò mổ giải cứu trâu bò.

Bí ẩn khu mộ ‘danh gia vọng tộc’ của dòng họ từng nhiều đời làm quan to

Sự kỳ bí về khu mộ cổ Đống Thếch ở Hoà Bình sau 400 năm vẫn chưa được khám phá hết. Những phiến đá bí ẩn vẫn đứng sừng sững giữa “thánh địa” của nhà lang xứ Mường.

Bí ẩn căn biệt thự 'view triệu đô' bị bỏ hoang trên núi ở miền Tây

Căn biệt thự trên núi Sam (thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) nhiều năm phơi sương từng bị đồn thổi, thêu dệt về những câu chuyện khó tin.

Trải nghiệm xe bus 2 chiều miễn phí đến Yoko Onsen Quang Hanh

Trải nghiệm nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng tại Yoko Onsen Quang Hanh đang được nhiều du khách ví von là điểm đến “chữa lành” thời thượng khi tới Hạ Long.

Đang cập nhật dữ liệu !