Phát động cuộc thi 'Check-in lan toả lá chắn kép'

Bộ Y tế phát động cuộc thi “Check-in lan toả lá chắn kép” nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Tích cực triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chuyển hướng sang “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Bộ Y tế phát động cuộc thi “Check-in lan toả lá chắn kép” dành cho các cán bộ ngành y lan tỏa hiệu quả đến cộng đồng với khuyến cáo: Hãy luôn trong tâm thế chủ động phòng bệnh và duy trì “5K+vắc xin”.

“Check-in lan toả lá chắn kép” là hoạt động đầu tiên nằm trong chiến dịch “Thiết lập lá chắn kép”, mang thông điệp truyền thông: “Cả nhà sạch khuẩn, hoà nhịp sống vui” do Bộ Y tế thực hiện.

{keywords}
Nhân viên Y tế Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM chia sẻ những hình ảnh đẹp.

Thông qua “cầu nối” và lời kêu gọi đến cộng đồng từ các cán bộ ngành y luôn nâng cao ý thức duy trì “5K và chủ động tiêm vắc xin” khi bước vào bình thường mới. Bộ Y tế khuyến cáo tầm quan trọng của việc thiết lập “lá chắn kép”. Cụ thể là, nếu ví 2 mũi vắc xin tạo nên “lá chắn” thứ nhất mang đến khả năng phòng và giảm nhẹ bệnh từ bên trong, thì “5K” chính là lớp “lá chắn” kiên cố thứ hai có nhiệm vụ ngăn chặn hiệu quả mầm bệnh tiếp cận với cơ thể từ môi trường bên ngoài. Việc thiếu đi một trong hai yếu tố này đều sẽ kéo giảm đáng kể khả năng phòng bệnh của mỗi người, thậm chí là của cả cộng đồng. Do đó, việc chủ động tiêm vắc xin ngay khi đến lượt song song với duy trì thực hiện “5K”, đặc biệt là giữ tay và cơ thể sạch khuẩn, kể cả khi đã hoàn thành 2 mũi vắc xin là cực kỳ quan trọng.

Cuộc thi diễn ra từ ngày 28/10/2021 đến hết ngày 11/11/2021, với tổng giải thưởng lên đến 72.500.000 đồng. Cuộc thi dành cho nhân viên y tế.

Hơn cả một cuộc thi đơn thuần, “Check-in lan toả lá chắn kép” là hoạt động vô cùng ý nghĩa khi “mượn” những “cầu nối” đáng tin cậy là các cán bộ y tế để nhắc nhở cộng đồng không nên lơ là phòng bệnh trong thời điểm cả nước “Kiên định, vững vàng chuyển sang trạng thái bình thường mới” - giai đoạn mà tất cả chúng ta sẽ sống chung an toàn với đại dịch, từng bước khép lại “Thời Covid-19”. Biến Covid-19 từ căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao trở thành căn bệnh thông thường, không còn tính đe dọa. Nếu lúc trước, điều này gần như là một giấc mơ khó thành hiện thực, thì giờ đây, chúng ta đã thành công kéo giảm rõ rệt số ca nhiễm mới cũng như số ca tử vong, song song với việc phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội bằng “lá chắn kép 5K+ vắc xin”.

Khánh Chi

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Đang cập nhật dữ liệu !