Phân bón nano tích hợp mang lại hiệu quả cao trên cây măng tây (P2)

Cây măng tây rất giàu dược tính. Từ những năm 500-200 trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng măng tây xanh làm thuốc trị bệnh táo bón và suy gan, thận.

Ảnh hưởng của phân bón nano đến hiệu quả kinh tế của cây măng tây

Măng tây là một loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao. Măng tây trồng với mục đích thu hoạch lấy chồi măng non làm thực phẩm dinh dưỡng cao cấp (ăn tươi, hấp, luộc, trụng sơ, chiên xào, lẩu, nước ép, sinh tố), lấy cành lá làm kiểng, lấy măng thân rễ làm dược liệu, mỹ phẩm, trà thanh nhiệt, lấy phế liệu làm thức ăn gia súc.

Măng tây được xử lý bằng phân bón nano ngay từ khi gieo hạt, làm đất và trong suốt quá trình sinh trưởng nên cho hiệu quả cao.

Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm nước 90-95%, glucid 1,70-2,50% lipid 0,10-0,15%, protid 1,60-1,90%, cellulose 0,55-0,70%, các vitamin A, B1, B2, C, khoảng 10% chất khoáng với mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brome, iod, một ít tanin, một saponosid mà genin là sarsasapogenin; các chồi non chứa asparagin, coniferin, một ít rutosid (có nhiều hơn ở các phần xanh) các vết anthocyamosid và một chất có lưu huỳnh có thể là dẫn xuất methylsulfonium của methylmercapten (methanethiol) có mùi khó chịu. Trong rễ có sarsasapogenin coniferin, acid chelidonic, mannit, asparagin, muối kali.

Cây măng tây rất giàu dược tính. Từ những năm 500-200 trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng măng tây xanh làm thuốc trị bệnh táo bón và suy gan, thận. Từ rễ cây măng tây, người Pháp đã bào chế ra Sirop Desciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi.

Trên 1 ha, trồng măng tây xanh với số lượng cây giống là 20,000 cây với chi phí giống ban đầu 160,000,000 VNĐ, chiếm khoảng 30% chi phí đầu tư. Chi phí làm đất, hệ thống tưới nhỏ giót, hệ thống thoát nước cho diện tích 1 ha trồng măng tây là 70,000,000 VNĐ và chi phí cho rơm phủ, cọc tre, nilon để làm luống trồng măng hết 30,000,000 VNĐ. Những chi phí này trên cả 2 nhóm: nhóm thử nghiệm sử dụng phân bón nano tích hợp và nhóm đối chứng là như nhau.

Măng tây được xử lý bằng phân bón nano ngay từ khi gieo hạt, làm đất và trong suốt quá trình sinh trưởng nên cho hiệu quả cao.

Trong 12 tháng, chi phí sử dụng phân bón nano tích hợp là 79.000.000 đồng, chiếm 18% tổng chi phí; so với nhóm đối chứng, chi phí sử dụng phân bón thông thường là 144.000.000 đồng chiếm 26% tổng chi phí đầu tư. Như vậy, việc sử dụng phân bón nano tích hợp giúp tiết kiệm được gần một phần ba chi phí cho việc sử dụng phân bón trong quá trình trồng măng mây so với việc sử dụng phân bón thông thường.

 Công lao động phát sinh ở các khâu chủ yếu bao gồm khâu làm đất, tỉa cây, giặm, làm cỏ, bón phân, công thu hoạch, măng tây hàng ngày. Do khi sử dụng phân bón nano tích hợp, số lần bón phân giảm đi so với sử dụng phân bón thông thường nên chi phí công lao động ở nhóm thử nghiệm là 70.000.000 đồng (16,5%) giảm đi so với nhóm đối chứng là 120.000.000 đồng (22%).

Các polime tự nhiên được sử dụng trong phân bón nano tích hợp có khả năng trương nở và giữ nước tốt, do đó, sản phẩm phân bón nano tích hợp vừa cung cấp dưỡng chất vừa có thể duy trì độ ẩm thích hợp cho cây trồng sinh trưởng. Do vậy, trong quá trình trồng măng tây, chi phí điện nước tưới ở nhóm sử dụng phân bón nano tích hợp (7.000.000 đồng) thấp hơn so với nhóm đối chứng (10.000.000 đồng).

Kết quả phân tích về tổng chi phí và tổng thu cho thấy khi sử dụng phân bón nano tích hợp sẽ làm giảm tổng chi phí trong quá trình trồng trọt. Tổng chi phí khi sử dụng phân bón nano tích hợp là 425.000.000 đồng, so với khi sử dụng phân bón thông thường là 554.000.000 đồng.

Năng suất măng tây thu được ở nhóm thử nghiệm sử dụng phân bón nano là 70 kg/ha/1ngày, trong 1 năm thu hoạch măng tây trung bình trong 200 ngày, như vậy trên 1 ha thu hoạch được 14.000kg trong năm đầu tiên. Ở nhóm đối chứng, măng tây phát triển chậm hơn, trung bình 1 ngày thu hoạch 40kg/ha, trong năm đầu tiên thu hoạch được 8,200kg măng tây.

Với giá bán măng tây ở thời điểm hiện tại (năm 2018 - 2019) là 70.000 đồng/kg thì 1 ha măng tây vàng cho tổng thu nhập đạt 980.000.000 đồng (thu nhập thuần đạt 505.000.000 đồng) ở nhóm thử nghiệm sử dụng phân bón nano tích hợp, cao hơn nhóm đối chứng có tổng thu nhập đạt 574.000.000 đồng (thu nhập thuần đạt 20.000.000 đồng).

Như vậy, kết quả của thí nghiệm vụ này cho thấy khi sử dụng phân bón nano tích hợp đã giúp làm giảm tổng chi phí đầu tư trong quá trình trồng măng tây từ 554.000.000 đồng khi sử dụng phân bón thông thường, xuống còn 425.000.000 đồng khi sử dụng phân bón nano tích hợp. Khi trồng măng tây sử dụng phana bón thông thường, trong năm đầu tiên, thu nhập thuần rất thấp, gần như chỉ có thể hòa vốn, so với nhóm sử dụng phân bón nano tích hợp, ngay trong năm đầu tiên có thể mang lại thu nhập thuần 505.000.000 đồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu trong năm đầu tiên trồng măng tây nên cần có thêm thời gian thử nghiệm hơn nữa để có số liệu có ý nghĩa hơn.

Như vậy, có thể thấy ưu thế khi sử dụng phân bón nano tích hợp đã tạo ra sự thay đổi rõ nét theo hướng tăng năng suất, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao khi trồng măng tây, có thể mang lại thu nhập cao ngay trong năm đầu tiên. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc đưa cây măng tây theo hướng phát triển kinh tế mới của người dân trên nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Măng tây là một loại rau cao cấp có giá trị dinh dưỡng lớn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Nó không chỉ là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị được trồng ở nhiều nước trên thế giới như châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế, ở nước ta hiện nay các nhà hàng và khách sạn cũng đã bắt đầu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm măng tây xanh và ngày càng tăng lên rất nhiều.

Phan Kế Sơn ​
Từ khóa: Phân bón nano Măng tây

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.