PGS Văn Như Cương hoảng sợ điều gì trong câu chuyện giáo dục tiểu học Việt Nam?

Hai năm qua, mỗi năm có 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 trường Lương Thế Vinh thì có khoảng 1.000 hồ sơ được điểm 10 hai môn Toán, Văn. Cứ 10 hồ sơ có 3 em được giải thưởng các loại. Nhưng giáo dục Việt Nam đứng sau nhiều nước Đông Nam Á, sau Lào.

Người thốt lên nỗi hoảng sợ của chính mình không ai khác ngoài PGS.TS Văn Như Cương - một nhà giáo nổi tiếng, người sáng lập ngôi trường mang tên nhà toán học Lương Thế Vinh.

Lý do mà PGS.TS Văn Như Cương phải thốt lên sự hoảng sợ này là bởi vì: "Trong số khoảng 4.000 hồ sơ xét tuyển vào lớp 6 của nhà trường mùa tuyển sinh hai năm qua, có khoảng 1.000 hồ sơ được điểm 10 hai môn Toán, Văn. Và cứ 10 hồ sơ thì có 3 em được giải thưởng các loại".

PGS Văn Như Cương hoảng sợ điều gì trong câu chuyện giáo dục tiểu học Việt Nam? - ảnh 1

Bảng xếp hạng chất lượng giáo dục tiểu học,Việt Nam xếp thứ 92/144 quốc gia, đứng sau nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á

"PGS.TS Văn Như Cương hoảng sợ là phải bởi trẻ con nước mình quá tài nên mới có tới 25% học sinh được điểm tuyệt đối cho hai môn chính Văn - Toán.

Đó là chưa kể, với con số 30% các em từng nhận giải thưởng chứng tỏ đất nước chúng ta nhiều “vĩ nhân” đến thế là cùng và cũng lắm cuộc thi đến thế là cùng. Thời người ta “săn” giải thưởng tài năng như người chơi xổ số, lô đề “săn con” khuyến khích.

Có lẽ không ai trong chúng ta, dù có con đi học hay không đều nhận thấy cái con số học sinh giỏi là không thực bởi nhân loại, số người bình thường, thậm chí yếu kém về trí tuệ là không ít. Mà ở đời, có hiếm thì mới là giỏi, là tài năng chứ tài năng mà “phổ cập” thì sao còn được gọi là tài năng nữa?

Trong khi đó, nhìn vào danh sách lớp học, nếu có 60 em thì có khoảng 50 em giỏi, 7-8 em tiến tiến và 2-3 em lực học trung bình.

Vì thế, những con số 25% và 30% là vô lý, đặc biệt đối với giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục luôn được đánh giá ở mức thấp, nằm ở vùng trũng ngay cả trong khu vực.

Vả lại, tài năng thế, giỏi giang thế nhưng ngay cả đối với các em tốt nghiệp đại học khi ra trường vẫn phải đào tạo lại. Tài năng thế, giỏi giang thế tại sao bằng cấp ra nước ngoài lại không được công nhận trừ vài ba nước nằm “bảng” xếp hạng tương đương?", một giáo viên tiểu học tại Hà Nội cho hay.

PGS Văn Như Cương hoảng sợ điều gì trong câu chuyện giáo dục tiểu học Việt Nam? - ảnh 2

Phó giáo sư hoảng sợ và câu chuyện giáo dục tiểu học Việt Nam xếp sau Lào

Vừa qua, WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) đã xếp hạng giáo dục tiểu học theo thang điểm từ một (kém nhất) đến 7 (tốt nhất). Việt Nam xếp thứ 92/144 quốc gia, đứng sau nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan (3,5 - xếp thứ 90), Lào (3,5- xếp thứ 89), Philippines, (3,9 - xếp thứ 75), Indonesia (4,3 - xếp thứ 54), Brunei (5 - xếp thứ 26), Malaysia (5,1 - xếp thứ 23), Singapore (6,1 - xếp thứ 4).

Vậy thực chất, sự thật trong con số một lớp học có đến 50 em giỏi, 7-8 em khá và 1-2 em có lực học trung bình là gì?  Là sự dối trá được mang tên “bệnh thành tích”?

Trong khi những nhà giáo chân chính “hoảng sợ” vì cái sự “loạn tài năng” này thì nhiều giáo viên cũng đang trong cơn hoảng sợ.

Một nhà giáo đã tâm sự: "Hãy hiểu cho giáo viên bởi họ không có cách nào khác vì cấp trên muốn thế. Họ (thầy cô giáo) luôn bị cấp trên “ép” chương trình vượt lên phía trước, kiến thức phải cao siêu, số học sinh đến lớp đông nhất mà hết ít giáo viên nhất nên đành đi tắt đón đầu.

Xếp loại trung thực thì nhiều học sinh kém. Học sinh kém thì giáo viên không được thưởng, không đạt giáo viên giỏi, giáo viên không đạt giỏi thì nhà trường không đạt chuẩn. Nhà trường không đạt chuẩn thì phòng, sở yếu kém. Phòng Sở yếu kém thì ngành giáo dục không được đánh giá là tốt…

Rồi hàng năm, các bộ phận và cả ngành cứ lấy thành tích đỗ, đạt làm tiêu chí đánh giá mà không lấy chất lượng học sinh làm thước đo nên kết quả cuối cùng là sự đánh giá không trung thực.

Đó là chưa kể thầy phải răm rắp theo lệnh của cấp trên, đặc biệt là lệnh của hiệu trưởng.

Học trò lười biếng không dám quở phạt vì “khiếp sợ” phụ huynh. Học trò hư không dám trị và luôn luôn trong tâm trạng bị ức chế, luôn luôn tự dằn lòng nuốt cay cực vào trong bởi chỉ một lời nói, một hành động không kiềm chế được là ôi thôi, dư luận xôn xao, báo chí ầm ĩ, không mất việc thì cũng kiểm điểm, giải thích, giải trình…"

Phó giáo sư hoảng sợ, giáo viên hoảng loạn, học trò “bội thực” tài năng trong khi giáo dục tiểu học lại xếp 92/144 nước. Nghịch lý giáo dục này, ai sẽ là người trả lời cho phụ huynh, học sinh khi họ cũng đang trong cơn hoang mang, mất phương hướng?

Hoàng Thanh

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

Đang cập nhật dữ liệu !