"Ong thủ" với ảo thuật xếp gỗ: Người Việt có trò Trí Uẩn trí tuệ gấp... trăm lần
Thực tế, màn ảo thuật của 2 nghệ sĩ trong bài viếtDân mạng "ong thủ" với màn ảo thuật xếp gỗ, phá vỡ mọi định luật vật lý không phải trò chơi, bởi: Một bên là các trò chơi xếp gỗ - một trò chơi trí tuện có ở nhiều nước; một bên chỉ là trò ảo thuật đánh lừa thị giác của các nghệ sĩ dựa trên việc "thêm" hay dấu đi các miếng gỗ có hình dạng khác nhau (sao cho vẫn đủ số miếng gỗ trên bảng-PV).
Do nhiều độc giả gửi cả thư về Infonet thắc mắc về chủ đề thú vị này, chúng tôi xin chia sẻ thêm thông tin về các trò chơi xếp gỗ vốn đã xuất hiện cả ngàn năm (xin nhắc lại là cả ngàn năm) khi con người không chỉ xếp gỗ, mà còn xếp đá khi dựng lên các công trình gắn với cuộc sống cho mình (như nhà ở) hay các công trình thờ tự, lăng mộ (ví dụ Kim tự tháp Ai Cập hay Đền Angkor Wat ở Campuchia...).
Các miếng gỗ trong trò chơi Trí Uẩn. |
Tuy nhiên, xin phép không lan man về các công trình nói trên, chỉ gói gọn chủ đề xếp gỗ và trờ chơi Trí Uẩn ở Việt Nam mà thôi. Vậy trò chơi Trí Uẩn là gì, do ai sáng tạo ra và nó có "vay mượn" nhiều từ các trò chơi của các nước trên thế giới hay không?
Thực tế, trò chơi Trí Uẩn là một trò chơi ghép hình với 7 mảnh ghép được tách ra từ một hình chữ nhật có kích thước 8 cm x 10 cm. Nhiều người Việt cũng thường cho rằng Trí Uẩn là tác giả của trò chơi "Trí Uẩn", tuy nhiên trò chơi này do người Đức sáng tạo từ những năm 1890 với tên gọi là Kreuzspiel.
Bởi Trí Uẩn sinh năm 1916 mất năm 1995, và trò chơi mang tên ông được Trí Uẩn công bố những năm 1940 tại Hà Nội. Tuy nhiên, do cách lắp ghép và các khối gỗ được Trí Uẩn sáng tạo mang hình dáng và thói quen sinh hoạt của người Việt, nên nó vẫn được coi là trò chơi của người Việt.
Trò chơi Trí Uẩn khơi gợi sự sáng tạo, tỉ mỉ và tư duy logic cho người chơi, đặc biệt là các em nhỏ. |
Theo lịch sử, Nguyễn Trí Uẩn sáng tạo ra trò chơi mang tên mình khi ông đang hoạt động cách mạng bí mật tại Hà Nội những năm 1940. Ban đầu ông nghĩ cách cắt những tấm bìa ra để ghép hình theo trí tưởng tượng, suy luận của mình.
Sau nhiều lần mày mò, tưởng tượng, cuối cùng với bảy miếng ghép được tách ra từ một hình chữ nhật có kích thước 8 cm x 10 cm, ông đã lắp ghép được nhiều hình. Sau đó, ông đã quyết định phát triển trò chơi này và sau này được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên ông cho trò chơi, với tên Trí Uẩn.
Điểm dễ nhận thấy trong các miếng gỗ của trò chơi Trí Uẩn là tác giả dùng những mảnh gỗ mít (nhẹ, dễ tạo hình khi đục đẽo, cưa cắt) để tạo các miếng ghép sao cho bóng, trơn để dễ lắp ghép. Các "quân" (miếng gỗ) được cắt chính xác, không sai lệch dù nhỏ để bảo đảm người chơi có thể ghép hình được.
Chỉ với 7 miếng gỗ, người chơi có thể lắp ghép được hàng trăm hình thù khác nhau với trò chơi Trí Uẩn. |
Chỉ với bảy miếng ghép đơn giản gồm hai hình tam giác, bốn hình thang và một hình ngũ giác, người chơi Trí Uẩn có thể sắp xếp thành 1.000 hình ảnh khác nhau như hình các con vật, bông hoa, hình người...
Đáng chú ý, trong các hình lại có nhiều cách ghép khác nhau: Ví dụ, một hình trái tim có thể ghép theo 28 cách; hạt kim cương có tới 66 cách ghép hay một quả tạ có thể có 88 cách ghép.
Sau này, từ 7 miếng dời ông có thể ghép 10 chữ số tự nhiên và 24 chữ cái, ghép hình tượng Các Mác, V.I.Lê-nin, minh họa 18 bài thơ của La Fontaine... Sau này, trò chơi mang tính sáng tạo đã lan truyền rộng rãi khắp Hà Nội và được Chủ tịch Hồ Chí Minh biết tới, gọi ông tới nói chuyện và lấy chính tên của tác giả đặt cho trờ chơi này.
Năm 2014, trờ chơi Trí Uẩn đã được một doanh nghiệp Việt thiết kế, lập trình lại và đưa lên các ứng dụng iOS và Android để người chơi có thể chơi ngay trên điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng hoặc máy tính để bàn với tên gọi Tangram Vietnam.
Ngày nay, phần mềm trò chơi Tangram Vietnam (hay trò chơi Trí Uẩn) cũng được nhiều trường học phổ biến cho các học sinh. Đáng chú ý, trong các phiên bản mới của phần mềm trò chơi này, các kỹ sư còn tạo ra thêm những cách xếp hình các biển báo giao thông, lắp ghép đồ vật trong nhà... đê trẻ em hay người già có thể chơi dễ dàng hơn.