Nữ hướng dẫn viên tiếng Trung: Không còn tin Sở Du lịch Đà Nẵng!

Dù đang phải nghỉ để điều trị bệnh nhưng sau khi Báo Infonet đăng bài “Đà Nẵng: Bức xúc "vấn nạn" người Trung Quốc hướng dẫn du lịch trái phép”, nữ hướng dẫn viên tiếng Trung Mai Trần Thị Tưởng vẫn gửi bức “tâm thư” để phản ánh rõ thêm thực trạng.

Sau khi đăng bài “Đà Nẵng: Bức xúc "vấn nạn" người Trung Quốc hướng dẫn du lịch trái phép”, Báo điện tử Infonet nhận được “tâm thư” của nữ hướng dẫn viên (HDV) tiếng Trung Mai Trần Thị Tưởng (số thẻ HDV du lịch quốc tế: 148130797). Qua 5 năm hành nghề, nữ HDV này đã góp thêm tiếng nói nêu rõ thực trạng đang diễn ra ở Đà Nẵng, và cũng là tình hình chung ở nhiều nơi khác.

Nữ HDV tiếng Trung Mai Trần Thị Tưởng (ngồi, cầm nón lá) chụp ảnh lưu niệm với đoàn du khách Đài Loan tại sân bay quốc tế Đà Nẵng. (Ảnh do tác giả cung cấp)

Vì sao tôi không còn tin vào sự quản lý của Sở Du lịch Đà Nẵng?

Tôi bấm những dòng này khi đang phải nằm ngửa cho đốt sống cổ không chèn dây thần kinh gây đau đớn, nhưng vẫn mong nhiều người, càng nhiều người đọc và hiểu vì sao tôi không còn tin vào sự quản lý của Sở Du lịch tại TP mà mình đang làm việc, tại nơi mà bản thân tôi yêu quý và nguyện nếu có kiếp sau cũng sẽ gắn bó.

Hôm nay tôi viết những dòng này không chỉ vì quyền lợi của bản thân tôi mà vì tôi yêu nghề HDV, tôi yêu đồng nghiệp, tôi yêu TP này. Và quan trọng nhất, tôi yêu đất nước này với tinh thần thượng tôn pháp luật, sẵn sàng đấu tranh cho một môi trường du lịch trong sạch, trật tự, bền vững.

Hiện tại, hầu như đi đâu ở Đà Nẵng cũng có thể bắt gặp người Trung Quốc. Tôi muốn các bạn có cái nhìn nhiều mặt hơn về họ. Một, họ có thể là là du khách. Những người này chúng ta hết sức hoan nghênh. Họ có yêu mến đất nước, con người Việt Nam thì mới tới đây du lịch. Họ có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế của chúng ta. Hãy tỏ ra là những người hiếu khách, đừng kỳ thị đối với họ. Như vậy mới gửi đi được thông điệp chúng ta yêu hòa bình, ghét chiến tranh, chúng ta là những con người tiến bộ và văn minh.

Hai, họ là những người tới làm việc hợp pháp, cũng như người Việt Nam xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Chúng ta tôn trọng họ nhưng phải luôn có tinh thần đề cao cảnh giác và báo cho cơ quan có thẩm quyền tới kiểm tra, giám sát khi phát hiện thấy có dấu hiệu khả nghi, vi phạm.

Ba, họ là những kẻ tới hoạt động, lao động chui, phi pháp, vi phạm luật pháp Việt Nam, khi phát giác phải tuyệt đối tố cáo để trục xuất vì đe doạ nghiêm trọng tới an ninh và rất nhiều thứ liên quan khác.

Chúng tôi tôn trọng và đã phối hợp với Sở Du lịch Đà Nẵng cũng như các cơ quan liên quan trong suốt thời gian qua, nhất là khi bắt đầu xuất hiện tình trạng những người Trung Quốc nhập cảnh và ở lại hoạt động HDV du lịch trái phép tại TP này hồi đầu năm 2016. Giai đoạn đầu, các cơ quan cũng có nắm tình hình và đã nỗ lực khống chế (tạm thời) tình trạng này.

Tôi biết với lượng khách Trung Quốc ồ ạt đổ về TP từ tháng 6 - 9/2016 thì các đơn vị lữ hành thiếu trầm trọng HDV có năng lực để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để góp phần ngăn chặn HDV Trung Quốc hoạt động trái phép trên địa bàn, cộng đồng HDV du lịch tiếng Trung ở Đà Nẵng đã cố gắng hết mức để cung cấp dịch vụ ở mức an toàn cho các đơn vị lữ hành. Bản thân tôi lúc đó đã hoạt động liên tiếp 90 ngày không nghỉ. 

Nhưng qua một thời gian, điều khiến cộng đồng HDV tiếng Trung ở Đà Nẵng hết sức bất bình là tình hình không những không được cải thiện mà ngược lại, hiện người Trung Quốc hoạt động HDV du lịch tại Đà Nẵng nhiều hơn bao giờ hết. Rất nhiều HDV tiếng Trung người Việt bị đẩy ra, không thể tìm được việc làm do sự cạnh tranh phi pháp, bất công của những người Trung Quốc hoạt động du lịch chui và được các đơn vị lữ hành bao che.

Chắc chắn không phải là Sở Du lịch Đà Nẵng không nắm được tình trạng này vì chúng tôi vẫn phản ánh và Sở vẫn có các cuộc họp với CLB HDV du lịch để bàn biện pháp giải quyết. Nhưng sau khi họp xong, chúng tôi hầu như không thấy Sở có hành động gì, hoặc chỉ làm vài trường hợp để đối phó với dư luận chứ không mạnh mẽ, quyết liệt giải quyết rốt ráo vấn đề. Phải chăng tình trạng HDV người Trung Quốc lộng hành, ngang nhiên hoạt động trái phép ở Đà Nẵng hiện nay là do sự buông lỏng quản lý của Sở?

Các đơn vị lữ hành sử dụng người Trung Quốc làm HDV: Đem lòng tự tôn, tự hào dân tộc Việt Nam để đổi lấy tiền bạc

Chúng tôi biết với các đơn vị lữ hành thì điều quan trọng là lợi nhuận. Mặc dù vậy, nhiều đơn vị lữ hành không đạt được mục tiêu này do chấp nhận bán tour giá rẻ, tour 0 đồng. Đó là do các đơn vị lữ hành tự đẩy mình vào guồng cạnh tranh khốc liệt với nhau, nhưng cuối cùng họ lại đẩy cái áp lực đó lên HDV chúng tôi.

Chúng tôi đưa các đoàn khách đi tour với công tác phí chỉ 0 đồng nên phải cật lực bằng nhiều cách bán tour option, thúc đẩy khách shopping để mang về lợi nhuận. Chúng tôi cũng có gia đình, cũng mưu sinh, đương nhiên cũng cần thu nhập nên cần phải nỗ lực sao có kết quả tốt nhất. Nhưng nỗ lực đến mấy thì cũng không thể bằng người Trung Quốc qua đây làm HDV cho khách Trung Quốc, vì họ thuận lợi về ngôn ngữ, về tâm lý người cùng xứ.

Xét về lợi nhuận kinh doanh, các đơn vị lữ hành sử dụng người Trung Quốc làm HDV cho khách Trung Quốc là điều dễ hiểu. Nhưng xét về luật pháp thì các đơn vị lữ hành vi phạm nghiêm trọng quy định về việc người nước ngoài không được hoạt động HDV du lịch trên lãnh thổ Việt Nam. Đi các nước khác cũng vậy thôi, không có bất cứ HDV du lịch nước ngoài nào được làm công việc hướng dẫn trên đất nước của họ.

Xét về ý thức, các doanh nghiệp lữ hành sử dụng HDV là người Trung Quốc hoạt động chui là đang đem lòng tự tôn, tự hào dân tộc Việt Nam để đổi lấy tiền bạc. Xét về đóng góp cho kinh tế xã hội thì các đơn vị chỉ kiếm lợi cho bản thân mà làm mất đi sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh, không chỉ không tạo được công ăn việc làm cho xã hội mà còn góp phần tăng cường những bất ổn tiềm ẩn đối với an ninh chính trị của TP và nước nhà.

Các đơn vị lữ hành có thể có nhiều lý do để nguỵ biện cho cách làm của mình, nhưng rõ ràng, nếu giữa các đơn vị có sự gắn kết để đấu tranh với đối tác, nếu các đơn vị không làm ăn theo kiểu ăn xổi mà chú trọng đầu tư cho chiến lược lâu dài... thì không phải là họ không còn sự lựa chọn nào khác.

Các em sinh viên tiếng Trung mới ra trường: Đừng để bị xã hội xúc phạm

Hiện nhiều em đang làm công việc có cái tên hoa mỹ là Trợ lý HDV, thuật ngữ chuyên ngành gọi là... sitting guide, sleeping guide (lên xe chỉ ngồi không và ngủ), còn gọi bằng ngôn ngữ chợ búa là làm "tay sai" cho những người Trung Quốc hoạt động HDV du lịch chui. Các em chỉ đơn giản đeo cái thẻ HDV, lên xe ngồi, tới điểm tham quan thì xuất thẻ để mua vé, liên lạc với nhà hàng, khách sạn trước khi khách đến. Thỉnh thoảng có thanh tra, kiểm tra thì giơ cái thẻ ra để che mắt, để hợp thức hoá hành vi vi phạm của các HDV Trung Quốc hoạt động chui.

Mỗi ngày đi tour như vậy các em được trả 1 triệu đồng (có thể hơn một chút), mỗi tháng thu nhập 20 - 30 triệu đồng, các em nghĩ là rất cao và hài lòng với nó. Nhưng các em không biết là mình đang làm mất đi rất nhiều.

Thứ nhất, nếu là một HDV tự đi bằng sức của mình, làm việc một cách chuyên nghiệp thì các em có thể kiếm được gấp đôi, gấp ba lần số đó.

Thứ hai, tự mình dẫn đoàn thì năng lực của mình mới ngày càng tiến bộ.

Thứ ba, làm một người Việt Nam, các em lên xe ngồi im, chỉ để người ta sai vặt, thậm chí mắng mỏ trong khi tài nguyên du lịch là của mình. Đó là các em đang đánh mất lòng tự trọng của bản thân, lòng tự tôn của dân tộc.

Thứ tư, các em còn đang đánh mất chính cơ hội của mình, vì các HDV người Trung Quốc chỉ thuê các em một thời gian. Khi đã sành tiếng Việt, nắm rõ đường đi nước bước, khi chính quyền nới lỏng thì họ tự tung tự tác và thải các em như món đồ hết giá trị.

Thứ năm, các em làm một việc chỉ mang lợi cho bản thân nhưng lại gây hại cho nhiều người khác. Vẫn biết các em cần mưu sinh nhưng sự lựa chọn đó ảnh hưởng liên đới không chỉ tới rất nhiều đồng nghiệp mà tới cả một thị trường du lịch. Và vì vậy, một bộ phận xã hội đang nghĩ và gọi các em bằng những cái tên nghe không hề đẹp, thậm chí là xúc phạm.

Nếu được học hành đàng hoàng, nếu có lòng tự trọng, nếu có tầm nhìn, các em hãy suy nghĩ lại sự lựa chọn của bản thân mình. Các anh chị HDV đi trước sẽ sẵn sàng hoan nghênh và dẫn dắt các em vào nghề nếu các em thật sự yêu nghề, muốn gắn bó lâu dài với nghề và sẵn sàng từ bỏ việc làm “tay sai” cho các HDV Trung Quốc hoạt động chui để có một sự lựa chọn tốt hơn.

Cuối cùng, với tất cả anh chị em HDV tiếng Trung nói riêng và đội ngũ HDV nói chung, là những người yêu nghề, những người lao động chân chính, chúng ta bức xúc khi miếng cơm manh áo bị cướp, chúng ta phẫn nộ khi bị cạnh tranh phi pháp ngay chính trên lãnh thổ của mình, chúng ta bất mãn và tổn thương khi luật pháp và chính quyền không bảo vệ được chúng ta, nhưng chúng ta hãy đoàn kết và thành tâm giãi bày những yêu cầu, nguyện vọng, chính đáng của mình.

Tôi tin rằng Nhà nước này của dân, do dân, vì dân thì lãnh thổ này, tài nguyên du lịch này là của chung tất cả con dân Việt Nam. Điều gì gây phương hại tới tài nguyên này thì chúng ta đều có quyền lên án và phản đối. Chúng ta hành xử hợp pháp thì dù Sở Du lịch không ủng hộ vẫn sẽ có nhiều người khác, nhiều cơ quan khác, nhiều cấp chính quyền khác ủng hộ và bảo vệ chúng ta, cũng là bảo vệ và giữ vững an ninh trật tự và môi trường du lịch của TP!

(*) Tít bài do Báo Infonet đặt.

Mai Trần Thị Tưởng

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !