Nóng mặt vì kiểu 'mượn' đồ của những hàng xóm đặc biệt

Từ phố về làng làm dâu tuy đã được hơn 3 năm nhưng tôi vẫn cứ "sốc lên sốc xuống" với nếp sinh hoạt riêng của người làng mà nhất là những hàng xóm là họ hàng của vợ chồng tôi.

{keywords}
Ảnh minh họa

Vợ chồng tôi được cho mảnh đất dựng nhà trong khuôn khổ đất tổ tông truyền lại nhưng phải đi lối riêng, thành ra gần nhà xa ngõ với bố mẹ chồng. Chòm xóm xung quanh toàn là các cô, dì, chú, thím... bên họ nhà chồng.

Được 2 bên nội ngoại hỗ trợ, chúng tôi xây dựng được căn nhà 3 tầng, đúng là so với nhiều người thì vợ chồng tôi có điều kiện ổn định hơn, sẵn làm sẵn ăn và nuôi con cái. Vợ chồng tôi đã có 1 con trai năm nay được 2 tuổi và tôi đang mang bầu bé thứ 2.

Tôi làm nhân viên trong cơ quan nhà nước còn chồng mở cửa hàng sửa xe máy ngay tại nhà nên cuộc sống nhìn vào khá là thoải mái. Thế nhưng, đâu ngờ đây lại chính là vấn đề phát sinh những phiền phức cho tôi, khiến tôi luôn cảm giác bản thân bị lợi dụng.

Hàng xóm luôn tìm cớ sang "mượn" từ những thứ nhỏ nhất như cây tăm, cuộn chỉ. Nay thì cô út đang nấu ăn hết gia vị chạy sang "mượn" lọ gia vị, mai thì thím ba rán đậu hết dầu ăn cũng chạy sang “mượn” chai dầu về dùng tạm... "Mượn” nhưng không bao giờ "trả" nên thành ra từng lọ đường, gói gia vị, mì chính, nước mắm, dầu ăn... cứ ra đi liên tục.

Đồ dùng gia đình mua về chỉ được vài ngày là thành cọc cạch. Mọi thứ trong nhà từ đồ ăn, thức uống trong tủ lạnh tới những thứ như xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, thậm chí gói băng vệ sinh của tôi để trong nhà vệ sinh trên tầng 2 cũng bị “mượn” đi từ lúc nào mà tôi không hay biết. Chỉ khi cần dùng tới, đi tìm khắp nhà không thấy, tôi hỏi chồng thì sẽ nhận được câu trả lời là cô X hay thím Y vừa “mượn tạm” rồi.

Thậm chí có lần nấu cơm chiều xong, thấy chồng chưa xong việc nên tôi úp lồng bàn để đó rồi cho con lên tầng trên tắm gội. Lát sau xuống mở mâm cơm ra, rõ ràng tôi tự tay làm hơn 20 cái chả lá lốt mà bây giờ xuống chỉ còn chưa tới 1/2 đĩa, không đủ cho cả nhà ăn cơm. Nhìn mâm cơm, tôi bực lắm nhưng chồng thì lại bảo "thôi chạy ra mua thêm gì về ăn" vì cô A vừa chạy sang “mượn” vài miếng chả do trời mưa cô ngại đi chợ quá.

Tôi thể hiện thái độ với chồng rất nhiều lần về chuyện “bị mượn” những thứ nhỏ nhặt, không phải tôi quá tiếc của mà thật sự rất khó chịu vì nhiều thứ mua về chưa kịp dùng đã bị “mượn” mất hoặc đang lúc cần dùng thì tìm không thấy lại phải chạy đi mua mất thời gian. Chồng tôi thì chỉ im lặng nghe, không nói gì vì anh vốn rất cả nể họ hàng.

Chồng tôi thực ra cũng biết là mọi người quá đáng nhưng anh lại không dám nói thẳng, đôi lần anh nói bóng gió mà các cô chú cứ lờ đi như gió thoảng.

Tôi tâm sự với mẹ chồng để mong bà đưa ra ý kiến thì bà bảo người làng họ vậy, nếu không muốn cho mượn thì phải cho hết vào tủ khóa vào chứ nói thì khó, nói sẽ động chạm tự ái của họ hàng.

Tôi nghe vậy thì đành làm việc cực chẳng đã trong chính ngôi nhà của mình: nhờ chồng làm thêm 1 cái cửa vào cầu thang dẫn lên các tầng trên và cửa này chỉ có vợ chồng tôi có chìa khóa. Tủ bếp tầng 1, tôi cũng thiết kế thêm 1 vài ngăn có khóa để cất đồ dùng cơ bản.  

Tưởng vậy là êm xuôi, nhưng sự việc 2 tuần trước đã đẩy tôi vào thế không thể nhịn được nữa. Biết tôi đang mang bầu bé thứ 2 được hơn 4 tháng, mẹ đẻ của tôi bảo em gái tôi mang xuống cho cháu ngoại với con gái 2 con cua biển rất ngon. Lúc em gái mang xuống thì tôi chưa đi làm về nên em chụp ảnh gửi cho tôi dặn để trong bị cói ngay chân cầu thang.

Tôi về nhà, hăm hở mở bị cói thì ôi thôi chỉ có 1 con. Tôi hỏi chồng thì anh bảo cô C vừa sang mượn máy khoan và có nói "mượn" thêm vài thứ nhưng đúng lúc anh đang có khách nên không nghe rõ mượn gì.

Tôi bực lắm, đi thẳng sang nhà cô C cách khoảng 30m. Vừa vào nhà, thấy cô C và con gái năm nay 26 tuổi đang ngồi ăn cua hấp, tôi chào rồi hỏi ngay: “Có phải cô lấy cua bên nhà cháu không?". Cô chồng vừa ăn vừa cười giả lả: “Ừ, cua nhà mày ăn cũng được".

Tôi giận đỏ mặt nói: “Sao cô tự ý lấy cua nhà cháu? Cô đi mua ngay đền cho nhà cháu..." Thế mà cô chồng vẫn tỉnh bơ bảo: “Tao mượn chồng mày rồi”.

Lúc ấy chồng tôi cũng vừa sang phân bua thêm chuyện không cho "mượn" cua nào cả. Cô C thấy vậy có vẻ ngượng như vẫn gào lên mắng mỏ tôi liên hồi là "thứ dâu láo toét, có con cua mà dám sang hỏi...", rồi nhiếc chồng tôi không biết dạy vợ, còn không biết "tát cho nó mấy cái..."

Hai vợ chồng tôi á khẩu đứng trân trân trước đoàn thể hàng xóm toàn cô, dì, chú, bác... kéo sang mỗi lúc một đông hơn.

Cuối cùng, bố mẹ chồng xuất hiện "giải cứu", bảo chúng tôi về nhà để ông bà xử lý sự việc. Sau khi giải quyết êm thấm vụ việc bằng cách nào đó, ông bà gọi vợ chồng tôi sang nhắc nhở và đặc biệt dặn rằng hãy coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Sau hôm đó, không thấy hàng xóm sang “mượn” đồ đột xuất nữa nhưng cảm giác họ hàng bên chồng nhìn tôi như người xa lạ. Có phải tôi đã làm sai không?

Độc giả Phan Ngọc 

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Đang cập nhật dữ liệu !