Nội dung những tờ truyền đơn kêu gọi nhân dân nổi dậy của 80 năm trước
Mới đây Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 (Hà Nội) và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 (TP.HCM) đã tổ chức triển lãm: "Tuyên truyền cách mạng trước 1945 qua tài liệu lưu trữ". Trong triển lãm này có 160 tài liệu là các ấn phẩm của các tổ chức cộng sản (trước 3/2/1930), Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức quần chúng, với nội dung kêu gọi nhân dân đấu tranh chống lại chế độ thực dân phong kiến trong giai đoạn từ trước năm 1930 cho đến khi giành độc lập năm 1945.
Những tài liệu này đa số là các loại truyền đơn, tranh biếm họa, các văn bản của chính quyền thực dân, được trích xuất từ hai trung tâm lưu trữ trên và cả ở Pháp. Qua chất liệu, cách thức viết, in và lời lẽ trong các tài liệu này người xem có thể hình dung được bối cảnh và không khí chính trị khi đó.
Nếu như từ 1936 trở về trước các truyền đơn chủ yếu được viết thủ công bằng tay do bị thực dân Pháp khủng bố gắt gao, thì từ 1936 đến 1939 chữ đã được đánh máy và in trên giấy rất rõ ràng. Phần nội dung cũng thay đổi từ đấu tranh đòi quyền lợi sang đòi tự do, dân chủ, kêu gọi hòa bình và độc lập.
Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 30/11 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 (số 17A đường Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM).
Dưới đây là một số truyền đơn được trưng bày tại triển lãm. Các truyền đơn được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ năm 1929 đến 1945 (từ trên xuống dưới).
Một phần phòng triển lãm. |