Nỗi ám ảnh Tết của nàng dâu mới

Tết đã qua mà nghĩ lại tôi vẫn sợ toát mồ hôi vì dâu mới như tôi thấy quá mệt - chỉ ở nhà nấu ăn với rửa bát thôi - như lời mẹ chồng tôi bảo mà sao đầu tôi lúc nào cũng căng như dây đàn, người thì ngây ngấy sốt - bệnh tiểu thư của tôi tái phát chăng?

Nhà chồng tôi bây giờ thuộc thành phố nhưng vốn dĩ xuất thân từ làng quê Bắc bộ gốc ven đô. Tất cả ông bà nội ngoại, cô dì chú bác tới anh chị em họ của chồng đều sống quây quần quanh làng mà bây giờ gọi nghe sang hơn là phường.

Năm nay tôi 26 tuổi. Mấy tháng trước, tôi bước chân theo chồng tôi bây giờ về ra mắt cả họ trong một dịp nhà chồng tương lai có giỗ. Mặc dù đã được anh thông báo trước rất đầy đủ về dòng họ rất đông nhưng vừa vào đến giữa phòng khách trong nhà, người yêu tôi còn chưa kịp giới thiệu xong tên tuổi, tôi đã thấy mẹ chồng tương lai với khoảng 7-8 cô, dì xếp hàng đứng vòng tròn quanh tôi.

Mặc kệ tôi đứng giữa đối diện với mẹ chồng tương lai, các cô, các dì người xoay tôi bên này, người kéo tôi bên kia rồi thốt ra những câu mà tôi nghe thấy sợ tái cả mặt. Một cô nói “ Sao gày thế, gày thế này biết có đẻ được không?”. Cô khác lại lên tiếng” Mà trông có vẻ lùn hơn trong ảnh!”. cô nữa lại bảo:” Trông tiểu thư thế kia thì chắc gì biết nấu cơm!”… Cứ thế cho đến khi chồng tôi tách các cô ra chen vào giữa đứng và bảo: “ Các cô các dì lo cỗ đi không muộn giờ ông nội mắng đấy.”  thì cuộc bình phẩm và lục vấn thân thế và gia cảnh của tôi mới tạm thời lắng xuống.

Nỗi ám ảnh Tết của nàng dâu mới - ảnh 1

Ngồi một mình trong đêm, trông nồi bánh chưng, nhìn bếp lửa cháy đỏ, nóng rực mà tôi thấy lòng lạnh ngắt. Nhớ bố mẹ, nhớ nhà, nhớ cái cảm giác quây quần bên bếp lửa nướng khoai, nướng ngô...

Chúng tôi cưới trong sự chúc phúc của họ hàng và về sống chung với bố mẹ chồng chừng hơn tháng là đến Tết. Trước Tết chừng 10 ngày, mẹ chồng tôi gọi xuống bảo năm nay có dâu mới, mà sẽ là dâu trưởng của cả họ tộc nên bà sẽ giao cho tôi toàn bộ quyền chuẩn bị và quyết định thực đơn cho bữa cơm sum họp cả họ vào trưa ngày mùng 2 Tết theo truyền thống của nhà chồng để xem dâu mới có đảm đương được trọng trách sau này không. Nghe mẹ chồng nói tai tôi ù đi, mẹ yêu cầu thực đơn phải là những món mới, lạ lại phải ngon và hợp khẩu vị chung của mọi người, cần gì có thể hỏi mẹ, mẹ sẽ chỉ bảo thêm cho. Tôi có thể yêu cầu sự trợ giúp của các cô, các thím, các em họ bên chồng tùy ý nhưng cái quyết định cuối cùng thì tôi vẫn phải là người chịu trách nhiệm cho 20 mâm cỗ họp họ đầu năm.

Ngồi bần thần cả ngày hôm sau ở cơ quan, cuối cùng tôi cũng đưa ra được cái thực đơn như mẹ chồng mong muốn và chuẩn bị nguyên liệu. Ngày đi làm, từ tối 24 tháng Chạp tôi bắt đầu ngâm măng và rửa dần lá dong cùng với các thím, gọi là làm cùng nhưng các cô, các thím chỉ thò tay vào cho có phần rồi cô thì bảo chạy sang cụ gọi, thím thì bảo về đưa em đi học... công việc vẫn chỉ nhanh chóng dồn cho tôi làm. Nửa đêm tôi ngâm đỗ xanh và gạo nếp để hôm sau gói bánh chưng sớm. 

Ngày hôm sau tôi dậy sớm, đi chợ mua rất nhiều thịt lợn để gói đủ 90 cái bánh chưng, về thái thái ướp ướp, dặn các thím ở nhà chiều vớt hộ gạo và đỗ để tối gói bánh rồi lại vội vã đến cơ quan. Chiều tan làm, “mấy dì cháu” theo cách gọi của các thím, lăn xả ra gói được gần 100 cái bánh. Bắc bếp củi lên đặt nồi bánh chưng to đùng lên và thay nhau canh lửa để luộc. 

Đêm lạnh, các cô ngồi được lát thì bỏ về, còn lại tôi ngồi co ro bên bếp, chồng tôi đi công tác đến 29 mới về nên cũng chẳng giúp được gì cho vợ ngoài gọi điện thoại, động viên vài câu. Vậy là cũng xong được khoản bánh chưng rất nặng của ngày Tết, thật là nhẹ bớt một bên vai.

Mấy ngày sau đó cho đến Tết, tôi quay cuồng trong bếp suốt ngày với mứt, với nem, với gà, với măng, với sườn và với hàng núi bát đĩa cao ngất, trong bụng lúc nào cũng lo ngay ngáy không biết mọi người ăn sẽ phát biểu cảm giác ra sao. Thậm chí sau khi đón Giao Thừa, ngủ được một lát, tự nhiện tôi bật dậy vì mơ thấy nồi canh măng đang đun trên bếp bị cháy khét lẹt. Chồng tôi kéo về với thực tại rằng bếp đã được tắt và bây giờ đang là gần sáng mùng 1 thôi.

Rồi buổi sáng mùng 2 mà tôi cực kỳ lo lắng cũng đã đến, từ sáng sớm tôi đã dậy lo làm đủ mọi thứ, chồng tôi thấy tôi lo quá nên cũng chạy ra chạy vào giúp đỡ rất nhiều thứ. Trưa trưa, khách đến đông quá trời, tôi còn chưa nhớ hết mặt họ hàng lnên chỉ dám chào, vâng dạ đôi câu là lại cắm mặt xuống cái bếp. 

Cả đội quân các em họ của chồng luôn túc trực chờ chị dâu xong món nào là bưng đi đặt hết lượt hơn 20 bàn. Tiếng mời khách dùng bữa của ông nội chồng, của bố chồng xem lẫn tiếng ồn ào của trẻ con, tiếng cười vui của các cụ cũng làm tôi vững dạ hơn rất nhiều. 

Dần dần, trong bếp chẳng còn ai ngoài tôi vì còn lo đủ thứ từ cái hộp tăm, gói giấy ăn hay mâm các cháu còn phải thêm đĩa hoa quả tráng miệng. Chả ai nhớ đến việc gọi tôi lên ăn cỗ mặc dù tôi vừa đói vừa mệt vì lo lắng và làm cật lực từ mấy ngày nay. 

Chồng tôi đi xuống ngó nghiêng, thấy vợ ngồi 1 mình bên sân giếng, bảo tôi lên nhà ăn cơm chứ sao ngồi đây. Tôi lặng lẽ theo chồng lên nhà trên và được xếp ngồi vào với đám cháu chồng. Gọi là cháu chồng nhưng chúng chỉ kém tôi vài tuổi, do vai vế trong họ nên đều phải gọi tôi bằng bà hoặc bằng bác. Thật ngại, mâm cỗ trống trơn chả còn gì cho tôi ăn ngoài bát nước miến có vài sợi lõng bõng. Vài miếng cổ gà trên đĩa, vài cọng mộc nhĩ trên đĩa xào, bát canh măng cũng chỉ còn toàn nước lẫn vài hạt cơm. Chẳng còn gì trên mâm cho đứa dâu trưởng đã hì hục làm cả Tết là tôi, cũng chẳng ai nhớ là tôi đã cố gắng để có bữa họp họ đầy đủ ngày hôm nay. Tôi ngồi một lát rồi lặng lẽ rời mâm.

Tôi đói mềm, lại quay về bếp tìm bóc thêm cái bánh chưng và lấy đĩa dưa hành. Chưa kịp ăn xong miếng bánh, thấy mọi người đã đứng dậy, mẹ chồng tôi hắng giọng gọi, tôi lại vội vàng bỏ bữa chạy đi dọn dẹp. 

Các em chồng ăn xong trước đã bỏ đi chơi hết chẳng còn đứa nào, các cô, các thím cũng ngại trời lạnh nên lặng lẽ đi hết. Cô út đi cuối còn dặn với tôi một câu: “Năm nay có cháu dâu mới rồi nên đỡ phải rửa bát đấy!”. Bố mẹ chồng thì bảo tiện thể đi chúc tết mấy nhà bạn, tối không về ăn cơm. 

Nhìn hơn 20 mâm cỗ thừa la liệt khắp nhà trên nhà dưới, đầy khắp sân thêm ông chồng đã nhậu say khướt trong phòng mà tôi ngán ngẩm. Đói, mệt mà miệng thì đắng ngắt không muốn ăn, tôi bê mâm bát đĩa bẩn đi qua sân thì trượt ngã, hất văng bát đĩa vỡ tan trên sân. Vừa khóc vừa lặng lẽ dọn dọn, quét quét rồi ngồi rửa bát đến hơn 11h đêm mới xong, tôi mệt bã cả người trèo lên phòng định đi nằm cho khỏe. Bước vào phòng tôi suýt nôn ọe ra bởi thứ mùi kinh tởm đang tỏa ra khắp phòng mà thủ phạm không ai khác là chồng tôi. Công cuộc dọn dẹp lại bắt đầu…

Hết mùng 2 rồi mà còn chưa được ra đến nhà bà ngoại chúc Tết, mặc dù nhà bà chỉ cách chừng vài cây số. Mệt mà không ngủ được, nhìn chồng vừa mới cưới được hơn tháng say rượu ngủ vùi, gáy vang nhà mà thấy lòng trống trải, tràn ngập sự thất vọng. Chợt nghĩ trong lòng, chẳng biết Tết năm sau sẽ thế nào chứ cứ như mấy ngày Tết vừa qua thì tôi cũng mong đừng Tết nữa mà không thì khoảng 5 năm hãy có Tết…

Tết đầu tiên ở nhà chồng của tôi vậy đấy. Giờ tôi mới hiểu tại sao các chị cùng cơ quan tôi không thích Tết đặc biệt là khi đã lấy chồng. Phận dâu con như tôi ngày Tết chỉ có cắm mặt vào cái bếp, vào mâm cơm, vào chậu bát đĩa. Cứ nấu rồi dọn ra cho mọi người ăn, ăn xong lại dọn rửa bát, có mấy ngày Tết mà tôi sụt mất vài cân vì lo lắng và ăn ngủ thất thường. Suốt cả tuần Tết, tối nào tôi cũng phải tự bảo mình "Ngủ đi, mai còn dậy sớm tiếp tục nấu ăn và dọn dẹp…"

Bảo Quyên

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !